Logo

Châm cứu: Phương pháp chữa bách bệnh hiệu quả, không cần dùng thuốc

Lượt xem: 585 Ngày đăng: 12/05/2020

Từ cách đây nhiều thế kỷ, các danh y thời cổ đã tìm tòi, đúc kết ra cách thức chữa bệnh không sử dụng thuốc, đó là châm cứu. Ngày nay, phương pháp châm cứu vẫn giữ nguyên giá trị và được nhiều nghiên cứu chứng minh những tác dụng tuyệt vời trong điều trị những căn bệnh phức tạp. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về châm cứu và những công dụng kỳ diệu của phương pháp này.

Châm cứu là gì? Cơ chế tác dụng của châm cứu

Châm cứu là phương pháp trị liệu của Đông y dùng để điều trị nhiều căn bệnh. Nhắc đến châm cứu nhiều người thường nghĩ là một phương pháp, nhưng thực thế châm và cứu là hai phương pháp khác nhau nhưng thường được kết hợp trong cùng một lần trị liệu.

Châm là dùng loại kim đặc biệt có độ dài ngắn, kích thước khác nhau để châm vào các huyệt vị trên cơ thể. Khi kim được châm vào cơ thể, tùy vào loại bệnh cần điều trị và ý đồ của người thầy thuốc mà có thể sử dụng các kỹ thuật nhất định để đạt được mục đích đả thông kinh mạch, khí huyết, trừ khử bệnh tật, nâng cao sức khỏe.

Cứu là sử dụng lá ngải khô chế thành ngải nhung, rồi từ đó tạo thành điếu ngải để đốt rồi hơ hoặc đạt trực tiếp lên những vị trí nhất định trên cơ thể, qua đó tạo ra kích thích bằng nhiệt độ nóng lên huyệt vị nhằm đạt được mục đích chữa bệnh của người thầy thuốc.

 

Châm cứu là phương pháp trị liệu cổ truyền của Y học phương Đông

Mặc dù cách thức thực hiện hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên châm và cứu đều sử dụng những huyệt vị giống nhau. Vì thế chúng thường được áp dụng kết hợp để tăng hiệu quả, Đông y gọi chung là phép châm cứu.

Quá trình châm cứu sẽ tạo ra cơ chế phản xạ phức tạp trong cơ thể, từ đó đạt được hiệu quả điều trị.

  • Phản ứng tại chỗ: Khi châm cứu vào một huyệt đạo bất kỳ sẽ tạo ra một cung phản xạ mới làm ức chế phản xạ do bệnh lý gây ra. Từ đó làm giảm triệu chứng bệnh, giảm đau nhức cho bệnh nhân.
  • Phản ứng tiết đoạn: Khi một cơ quan nội tạng bất kỳ trên cơ thể có tổn thương do bệnh lý gây ra sẽ tạo ra những thay đổi về cảm giác trên da tại vị trí tiết đoạn của cơ quan đó. Việc châm cứu vào huyệt đạo sẽ giúp điều chỉnh những phản ứng do bệnh lý gây ra tại chính tiết đoạn đó.
  • Phản ứng toàn thân: Châm cứu còn tạo ra phản xạ toàn thân như những thay đổi về hoạt động nội tiết, thể dịch, làm tăng bạch cầu, tăng kháng thể… Để tạo ra phản ứng toàn thân, khi trị liệu, bác sĩ không chỉ châm cứu và những huyệt đạo gần vị trí bị bệnh, mà còn châm cứu cả những huyệt đạo xa như huyệt Hợp cốc, Nhân trung…

Châm cứu có tốt không? Châm cứu chữa được những bệnh gì?

Theo Y học cổ truyền phương Đông, trong cơ thể con người có hệ thống các kinh mạch phức tạp chạy khắp cơ thể giúp lưu thông năng lượng. Trên các kinh mạch này chứa các huyệt đạo có tác động trực tiếp tới các cơ quan nội tạng và hoạt động chức năng của cơ thể. Vì thế, khi tác động đúng cách vào các huyệt đạo sẽ giúp điều trị hiệu quả một số căn bệnh.

  • Châm cứu chữa bệnh xương khớp: Hiện nay, phần lớn bệnh nhân tìm đến châm cứu để chữa các căn bệnh đau xương khớp như đau lưng, đau khớp gối, đau vai, đau cổ… Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả, tương tự như các loại thuốc giảm đau trong Tây y, nhưng an toàn và ít tác dụng phụ hơn hẳn. Đặc biệt, phương pháp châm cứu còn giúp tạo ra những tác động đến toàn cơ thể, nâng cao thể trạng, sức đề kháng do đó duy trì hiệu quả lâu bền hơn và hạn chế tái phát cơn đau trở lại.
  • Châm cứu chữa vô sinh: Liệu pháp châm cứu giúp mang lại sự cân bằng cho cơ thể, cải thiện chức năng sinh lý cho cả nam và nữ, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh vô sinh.
  • Các bệnh về tiêu hóa: Châm cứu cho hiệu quả cao trong việc làm giảm các chứng ợ nóng, táo bón, trào ngược dạ dày, hỗ trợ điều trị tốt bệnh viêm loét đại tràng.
  • Rối loạn cảm xúc: Liệu pháp châm cứu giúp hỗ trợ điều trị tốt chứng trầm cảm, làm giảm căng thẳng, lo âu…
  • Giúp bệnh nhân phục hồi chức năng sau đột quỵ: Nhờ tác dụng cải thiện lưu thông máu và tuần hoàn máu nên châm cứu rất hữu hiệu trong việc giúp bệnh nhân phục hồi sau tai biến.
  • Chữa rối loạn giấc ngủ: Châm cứu cho hiệu quả cao và lâu bền hơn hẳn so với nhiều loại thuốc trong việc cải thiện giấc ngủ, chữa mất ngủ cho bệnh nhân.                                                      Châm cứu có nhiều trường phái, trong đó phổ biến nhất là các trường phái:
    • Thể châm
    • Nhĩ châm
    • Túc châm
    • Diện châm
    • Trường châm
    • Châm cứu điện
    • Châm cứu cấy chỉ…                                                                                                           Châm cứu sử dụng kim châm, lá ngải để tác động lên các huyệt vị mà không dùng dược chất đưa vào cơ thể nên có tính an toàn cao, ít gây tác dụng phụ và cho hiệu quả lâu bền. Tuy nhiên, châm cứu chỉ thực sự hiệu quả khi được thực hiện bởi các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn cao, kỹ thuật vững vàng. Nếu châm cứu ở những cơ sở kém uy tín có thể dẫn tới tình trạng châm không đúng huyệt đạo, gây ra những tai biến nghiêm trọng.”