Logo

Tác dụng tuyệt vời của tinh dầu gừng đối với sức khỏe

Lượt xem: 348 Ngày đăng: 02/11/2020

yduoctuetinh.net – Gừng vốn là một thực phẩm quen thuộc của người Việt với nhiều tác dụng quý trong cuộc sống. Ngày nay, tinh dầu gừng – sản phẩm được chiết xuất từ củ gừng tươi khá phổ biến trên thị trường và được ưa chuộng.

TINH DẦU GỪNG (A ether oleum Zingiberis) là tinh dầu thu được từ thân rễ cây Gừng (Zingiber officinale Rose.), họ Gừng (Zingiberaceae) bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Tinh dầu gừng là chất lỏng trong, màu vàng nhạt đến vàng, mùi thơm gừng đặc trưng, vị hơi cay nóng

Thành phần

Tinh dầu chiếm 2-3% trong gừng khô, màu vàng sáng nhạt có mùi thơm đặc biệt gồm trên 200 chất mà  thành phần chủ yếu là các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol. Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu gừng còn chứa α-camphen, β-phelandren, eucalyptol và các gingerol.

Công dụng

Tinh dầu gừng có thể giúp cơ thể chúng ta tăng cường tuần hoàn huyết dịch, hỗ trợ chống cảm lạnh và giúp giảm bớt tình trạng ho hay các vấn đề liên quan đến viêm họng. Tinh dầu gừng có công dụng chữa cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau cơ, đau vai gáy, đau mình mẩy, đau bụng lạnh, buồn nôn do cảm gió, cảm lạnh, say tàu xe, ngứa do muỗi đốt, côn trùng cắn. Kích thích sự thèm ăn giúp ăn ngon miệng, giảm triệu chứng đau bụng, buồn nôn khi ăn những thức ăn lạ. Tinh dầu gừng còn có tác dụng giảm đau bụng kinh, tăng cường sinh lực.

Cụ thể như sau:

– Khử trùng: Tinh dầu gừng có thể được xem như một chất khử trùng vì nó có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và nấm hiệu quả. Khi bạn bị các vấn đề tiêu hóa do nhiễm vi khuẩn, vi rút như: ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy,… thì đều có thể sử dụng được.

– Chống viêm: Trong tinh dầu có thành phần zingibain, đây là một chất có tác dụng chống sưng, viêm nếu như cơ thể bạn đang gặp phải các tình trạng như: đau nửa đầu, sưng viêm cơ, đau nhức xương khớp, đau, viêm sưng họng,…

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Theo các nghiên cứu của chuyên gia, việc sử dụng tinh dầu gừng sẽ làm giảm tình trạng đông máu, tăng cường quá trình chuyển hóa lipid và hạn chế cholesterol. Chính vì tác dụng này mà tinh dầu gừng sẽ giúp điều trị các bệnh liên quan đến tim mach. Người thường xuyên dùng tinh dầu còn giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch và đái tháo đường.

– Chữa trị các vấn đề liên quan đến hô hấp: Từ xa xưa người ta đã nấu nước gừng để làm loại thuốc dành cho những người bị nhiễm lạnh, phong hàn, hắt xì, đau họng,… Bởi lẽ, tinh dầu gừng có tác dụng loại bỏ các chất nhầy trong cổ họng và phổi, nên sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Với tác dụng chống viêm của mình, tinh dầu sẽ giúp giảm sự viêm, sưng trong cổ họng và giúp chữa trị bệnh viêm họng. Ngoài ra, tinh dầu còn có tác dụng lớn  trong việc chữa trị bệnh hen suyễn, đóng vai trò như một chất bôi trơn bộ phận đang khó chịu, giúp hít thở thoải mái hơn khi bị bệnh về hô hấp.

– Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Gừng vốn dĩ có mùi hương nhẹ nhàng, thoải mái khi sử dụng tinh dầu gừng cùng các loại máy phun sương để giúp tỏa mùi sẽ giúp cho tinh thần của bạn được thư giãn, cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Mùi thơm đặc trưng của tinh dầu gừng còn giúp điều trị các vấn đề liên quan đến tâm lý như: stress, trầm cảm,… Ngửi mùi còn giúp bạn hạn chế tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon, ngủ hay bị thức giấc,….

Liều dùng và cách dùng

3-5 lần mỗi ngày.

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu gừng

– Không uống trực tiếp vì nồng độ tinh dầu nguyên chất rất cao, muốn uống phải pha với nước ấm (1-2 giọt), không để rớt vào mắt.

– Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.

– Nên mua tinh dầu có thương hiệu rõ ràng, và kiểm tra chất lượng kỹ trước khi sử dụng tránh trường hợp dùng phải dầu đã pha chế với hóa chất.

 

Một số cách dùng tinh dầu gừng:

– Trị đau bụng đầy hơi, khó tiêu: hòa 1, 2 giọt tinh dầu gừng với nước nóng uống lúc bị đau bụng do ăn thức ăn lạ, đầy hơi khó tiêu, trị cảm cúm, cảm lạnh, ho, sổ mũi.

– Ngâm chân trị cước chân, lưu thông máu: hòa ra nước nóng ngâm chân trị chứng cước chân do lạnh, giúp lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu tốt hơn, trị cơ bắp đau và co thắt.

– Trị đau bụng kinh: pha tinh dầu gừng với dầu dẫn theo tỷ lệ 20% sau đó xoa vào vùng bụng dưới giúp giảm đau bụng kinh.

– Dùng tinh dầu gừng chườm quanh cổ hay đặt lên ngực để giảm đau họng và tức ngực.

– Kết hợp dầu nền, tinh dầu hương thảo và tinh dầu gừng: massage giải độc tố, làm ấm, giảm co cơ.

– Dầu nền + tinh dầu gừng + tinh dầu sả (các loại: sả Java, sả chanh): massage sát khuẩn, giải độc, làm ấm toàn thân.

– Dầu nền + tinh dầu quế + tinh dầu gừng: làm ẩm toàn thân, khử mùi hôi, giảm đau cơ, trị cảm cúm, cảm lạnh.

– 250 ml dầu ôliu + 5 ml tinh dầu gừng + 3 ml tinh dầu oải hương: massage tốt và lưu giữ mùi thơm lâu, dễ chịu.

– Dầu nền + tinh dầu gừng: massage đơn giản có thể làm ấm, giải độc tố, cực kỳ thơm và dễ chịu.

BTV-KD

(Tổng hợp từ Internet)