Logo

Các trường hợp bệnh lý không nên đi máy bay

Lượt xem: 1.627 Ngày đăng: 14/07/2020

Đột quỵ não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần của não bộ bị tổn thương vì mất đi nguồn nuôi dưỡng. Sau khi đột quỵ lần đầu thì nguy cơ tái phát rất cao, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Nguy cơ tái phát của đột quỵ tùy thuộc vào cơ chế, nguyên nhân gây ra đột quỵ.

Theo ước tính chung, tỷ lệ tái phát khoảng 25% trong 5 năm đầu tiên. Nếu nguyên nhân dẫn đến đột quỵ nguy hiểm hơn thì tỷ lệ này sẽ cao hơn. Những bệnh nhân bị xơ vữa nặng các động mạch não thì nguy cơ tái phát có thể lên đến 20% trong năm đầu tiên. Vì vậy việc tuân thủ thuốc điều trị theo hướng dẫn, không nên tự ý dừng khi chưa có ý kiến của bác sĩ là vô cùng quan trọng.

Cách làm giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Kiểm soát huyết áp: Huyết áp ở mức 120/80mmHg là trị số bình thường. Được gọi là tăng huyết áp khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt tình trạng huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao. Bệnh nhân bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 – 6 lần so với bệnh nhân có huyết áp bình thường. Kiểm soát huyết áp bao gồm chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress và uống các loại thuốc thích hợp. Cần lưu ý, các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Không nên tự ý ngưng thuốc khi không có ý kiến của bác sĩ.

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống để phòng tái phát đột quỵ.

Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống để phòng tái phát đột quỵ.

Kiểm soát bệnh tim: Là nguy cơ quan trọng thứ hai sau tăng huyết áp. Bệnh lý tim nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng co bóp bất thường của tâm nhĩ trái. Ở bệnh nhân rung nhĩ, tâm nhĩ trái co bóp nhanh gấp 4 lần so với các buồng tim còn lại. Điều này dẫn đến sự bất thường của dòng chảy trong các mạch máu, tạo điều kiện thành lập các cục huyết khối trong buồng tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não… Việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp nhĩ và thuốc kháng đông lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ của rung nhĩ.

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng hàm lượng mỡ trong máu cần được theo dõi thường xuyên bởi bác sĩ chuyên khoa. Các yếu tố nguy cơ này sẽ được giảm bớt một cách tối đa bằng các thuốc điều trị thích hợp và thay đổi lối sống.

Kiểm soát tiểu đường: Khi bệnh nhân có bệnh tiểu đường, nguy cơ mắc phải đột quỵ sẽ tăng gấp 3 lần. Chế độ ăn phù hợp để tiết chế lượng đường trong máu và sử dụng các thuốc điều chỉnh đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh.

Kiểm soát cholesterol trong máu: Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến sự ứ đọng của cholesterol lên thành của các mạch máu, từ đó tạo thành các mảng xơ vữa. Kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol), tập thể dục thường xuyên và sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Không hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm của đột quỵ. Thuốc lá làm tăng thêm quá trình xơ vữa mạch máu và các chất gây đông máu (như fibrinogen). Việc ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm rõ rệt nguy cơ đột quỵ tái phát.

Bệnh nhân bị xơ vữa nặng các động mạch não có nguy cơ tái phát đột quỵ.

Bệnh nhân bị xơ vữa nặng các động mạch não có nguy cơ tái phát đột quỵ.

Làm gì để hồi phục sau đột quỵ?

Hồi phục sau một cơn đột quỵ là quá trình tự nhiên. Nghiên cứu cho thấy có đến 1/3 số bệnh nhân bị đột quỵ hồi phục hoàn toàn, 1/3 phục hồi một phần và 1/3 còn lại không phục hồi gì cả. Khoảng 10 – 20% trường hợp chết ngay sau khi đột quỵ. Trong khi đó, không có thuốc để chữa đột quỵ lành hẳn, mà chỉ có thuốc làm giảm thiểu khuyết tật do đột quỵ và làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát.

Phục hồi đòi hỏi thời gian – phần lớn trong 3 – 6 tháng đầu, nhưng có thể tiếp tục cho đến 2 năm hoặc hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị đột quỵ nặng. Nên tuân thủ điều trị phục hồi chức năng dưới sự giám sát của bác sĩ. Đột quỵ tái phát xảy ra từ 5 – 15% trường hợp. Để làm giảm mức độ tái phát đột quỵ, cần uống thuốc đúng toa bác sĩ và đi tái khám đều đặn. Khi các triệu chứng của đột quỵ xuất hiện trở lại, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Thông báo cho các thành viên gia đình hoặc những người xung quanh để biết phải làm gì khi bạn có những triệu chứng đột quỵ, đặc biệt khi mất ý thức.

Lời khuyên của thầy thuốc

Đột quỵ có thể phòng ngừa được bằng cách làm giảm các yếu tố nguy cơ của nó như bệnh tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, hút thuốc lá, stress… Hãy đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 3 – 6 tháng, bạn sẽ được phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, cholesterol trong máu cao và bệnh tim mạch. Nếu bạn được kê toa, hãy uống thuốc đúng theo toa và chỉ ngưng uống thuốc khi có ý kiến của bác sĩ. Ngưng hút thuốc lá, giảm từ từ rồi ngưng uống rượu. Nếu bạn đã từng bị đột quỵ và được cho uống thuốc phòng ngừa đột quỵ, hãy uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

BS. NGUYỄN HUY

(Suckhoedoisong)