Logo

Bệnh nhân suy thận cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Lượt xem: 610 Ngày đăng: 11/05/2020

Đối với bệnh nhân thận mạn, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất lớn. Cần tuân theo một chế độ dinh dưỡng khắt khe vì nó quyết định trực tiếp đến sự diễn tiến của bệnh…
Bệnh nhân Trần Thị Chè (70 tuổi, Quận Tân Bình, TPHCM) thắc mắc:

Chào BS Dung, hiện nay tôi được chẩn đoán bị dư kali máu, tuy nhiên tôi lại rất khó mua thuốc làm giảm kali máu (kalimate). Xin hỏi bác sĩ, ngoài phương pháp sử dụng thuốc kalimate thì có cách nào để làm giảm kali máu hay không? Bình thường, tôi hạn chế tuyệt đối các loại hoa quả nhất là chuối, cam, bưởi. Đối với các loại rau xanh, củ trong khẩu phần ăn, bệnh nhân thường chỉ ăn sau khi luộc kĩ trên 2 lần để làm giảm lượng kali trong rau củ. Chân thành cảm ơn.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò lớn trong việc quyết định thành quả điều trị bệnh suy thận của người bệnh

BS.CK2 Tạ Phương Dung – Trưởng khoa Nội thận – Miễn dịch ghép – BV Nhân dân 115 lý giải thắc mắc như sau:

Ở bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, kali không được đào thải qua đường tiểu mà bị giữ lại cơ thể. Biến chứng nguy hiểm của việc tích tụ kali là làm cho các cơ yếu, không hoạt động dễ dẫn đến tình trạng tử vong.

Có 2 cách để giải quyết tình trạng kali là sử dụng một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ và chủ động hạn chế dung nạp lượng kali vào cơ thể như đã đề cập trên. Điều đặc biệt là nên hạn chế các chế phẩm khô như nho khô, chuối khô… Ở trong những trái nho, chuối bình thường đã chứa nhiều kali thì trong nho, chuối khô thì lượng kali cao đến gấp 5 lần.

Khi luộc rau, nên ăn rau ở lần luộc thứ 2. Ở một số loại đậu như đạu tương, đậu phộng… rất nhiều đạm, tốt cho bệnh thận nhưng lại nhiều kali. Chúng ta giải quyết tình trạng này cũng bằng cách luộc kĩ các loại đậu này để hạn chế tối đa lượng kali mà vẫn có thể dung nạp lượng đạm từ những thực phẩm này.

Bác có thể tham khảo số lần ăn và chế độ dinh dưỡng của 1 ngày như sau:




Một điều lưu ý nữa là trong một số thuốc rất tốt cho bệnh thận đó là thuốc ức chế men chuyển thì nó lại có nhược điểm: gây ho và tăng kali. Vì thế, mặc dù nó tốt cho bệnh thận nhưng bác sĩ vẫn nên tránh không cho bệnh nhân sử dụng thuốc đó.

Trong trường hợp này, nên đổi thuốc thay vì nhóm ức chế men chuyển thì đổi sang nhóm thuốc khác có tác dụng tương tự nhưng không làm tăng kali như ức chế thụ thể, ức chế canxi…

Khi đi khám, bác có thể trình bày với bác sĩ là bản thân hay bị tăng kali hoặc bác sĩ sẽ nhìn vào xét nghiệm hàng tháng của mình và tự có cân nhắc để điều chỉnh thuốc.