Logo

Vị thuốc từ cây sim

Lượt xem: 46 Ngày đăng: 30/07/2021

Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến công dụng chữa bệnh tuyệt vời của chúng. Sim là món quà do thiên nhiên ban tặng.

Tên khác: Sim tím, đào kim cương, cương nhẫn, dương lê.

Tên khoa học: Rhodomyrtus tomentosa -Thuộc họ Sim (họ Hương đào) Myrtaceae.

1.  Đặc điểm sinh học cây sim.                                                                                                                          

 – Hoa sim tím là loại cây mọc hoang trong môi trường rừng, cây có thể sống ở các miền khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều

 Cây hoa sim thường mọc thành bụi hoặc đơn lẻ, cây cao khoảng 2m, thân gỗ nhỏ, thân có lông màu trắng, có nhiều cành và có dáng bon sai.

– Lá sim là lá đơn, mọc đối, có hình dạng elip hoặc oval, lá có bề ngang 2-3cm, là dài 4-7cm. Mặt trên lá bóng nhẵn, lộ gân có màu xanh lục, mặt dưới lá có lông nhám, có màu hơi trắng.

– Hoa sim có 5 cánh, cánh hoa thường có màu tím thẳm, tím nhạt, hoặc đôi khi có màu trắng. Hoa sim thường mọc đơn lẻ hoặc theo chùm có 3 hoa.

 – Sau khi hoa sim tàn, thì sẽ tạo trái sim, trái sim căng mọng khi sống có màu xanh, trái sim có vị ngọt và thơm, khi chín có màu tím thẩm, có lông mịn. Mỗi trái sim có từ 40-60 hạt sim.                                                                              Cây có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, Nam Á, Ấn Độ, đôi khi tìm thấy ở khu vực các nước philippins và indonesia.

2. Thành phần hóa học.                                                                                                                            

Có chất xơ 67 %, một ít Protein, Vitamin A,B2, chất Tanin, Acid nicotinic, Flavonoid.

Ngoài tác dụng sát khuẩn, các chất này còn có tác dụng chống ô-xy hóa và trung hòa các gốc tự do trong cơ thể.

3.  Phân loại quả sim

Nhìn chung trái sim thường được gọi là quả sim rừng, nhưng theo một số ý kiến thì sẽ phân loại sim dựa vào màu sắc trái và xuất xứ nơi trồng.

Phân loại sim theo trái:

+ Quả sim to tròn, có màu tím hay hơi hồng thì gọi là trái hồng sim.

+ Quả sim trái hơi nhỏ hơn và có màu hơi đen là tiểu sim.

4. Rượu sim có tác dụng gì?                                                                                                                 

– Do có đặc tính là có vị thương, quả ngọt, nhưng hơi chát nên trái sim thường dùng ngâm rượu, rượu sim có vị thường ngào ngạt và có màu tím bắt mắt.

– Để làm rượu thì sẽ có 3 phương pháp, với thành phần chính là trái sim tươi, rượu nguyên chất, mật ong hoặc đường.

Sim và rượu sim

– Ngâm rượu sim tươi với rượu trắng:

+ Cách ngâm này là cơ bản , và thường thường dùng , nguyên liệu chính là sim tươi và rượu trắng . Khi mua hoặc hái sim về cần rửa sạch và để ráo sao khoảng 1-2h. Sao đó có thể để nguyên và giả nát trái sim. Tác dụng của 2 cách ngâm này là như nhau , nhưng khi giả nát thì sẽ nhanh dùng trái sim hơn , khoảng tầm 2 tháng.

+Chuẩn bị trái sim tươi rửa sạch, và rượu trắng nguyên chất 40 độ , một bình thủy tinh . Ngâm hỗn hợp theo tỉ lệ 1:3 . Một kg sim và 3 lít rượu. Ngâm trong vòng 3 tháng có thể dùng rượu sim.

– Ngâm rượu sim tươi với mật ong hoặc đường

+ Với cách ngâm này thì cần giã nát trái sim , đường sẽ ngấm nhanh vào trái sim

+ Xếp một lớp sim và một lớp đường theo tỉ lệ 1kg sim và 1kg đường .

+ Sau 2 tháng có thể dùng

– Ngâm mật sim

 + Ngoài 2 cách làm rượu trên thì ta còn có thể làm mật sim để  ngâm với rượu . Mật sim có 2 công dụng , một là pha với rượu theo tỉ lệ 1:5 sau  2 tháng có thể dùng . Hai là có thể pha với nước đá làm nước uống giải khác

 +Chọn trái sim

  • Chọn trái sim không chín quá , không quá xanh
  • Thử trước xem trái sim có ngọt và ít chát không
  • Ngâm quả sim trong nước mối 5-10% và ngâm trong 30 phút.

 + Cách ngâm mật sim

  1. Ngâm quả sim trong nước muối loảng 2-3h
  2. Ngâm hỗn hợp đường và sim theo tỉ lệ 1:1. Lưu ý 1 lớp sim, 1 lớp đường. Sau 45 ngày có thể lấy nước mật sim.

Tác dụng của quả sim khi ngâm rượu.  Kích thích tiêu hóa; Bổ máu; Lưu thông khí huyết.                                            5. Nước ép quả sim     

– Với nhiều người không dùng được rượu hoặc có ý định dùng quả sim tươi ngay thì việc chế biến nước ép sim là một phương pháp hữu hiệu. Nước ép sim là thức uống giải khát trong những ngày hè và các làm cũng khá đơn giản.

– Sau khi đã mua và chọn những quả sim tươi tốt nhất . Bạn phần rửa sạch trong nước muối loãng. Sau đó cho vào máy xoay trong vòng 20-30 giây cùng với nước lọc và đường. Tránh xoay quá lâu sẽ làm nát hạt sim, nước sim sẽ bị nhám. Sau khi xoay xong vớt lọc nước sim và bỏ sát. Sau đó cho vào đá lạnh và dùng.
Sim rừng được chia làm hai loại: hồng sim và tiểu sim. Loại hồng sim cho hoa màu đỏ, quả tím, tiểu sim cho hoa màu trắng, quả đen.
Cây sim cao từ một đến hai mét, mọc tại những vùng đất hoang dã, ở độ cao từ 10 đế 1.500m. Ở Việt Nam, sim rừng chủ yếu mọc ở vùng rừng núi hoặc hải đảo như Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn và Hòn Gai.
Nhiều người thường nhầm sim rừng với loài hoa mua. Tuy nhiên khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy lá cây sim có hình bầu dục, dài từ 3 đến 6cm, mọc đối nhau trên thân cây. Quả sim khi chín có màu hồng tím thẫm hoặc sậm đen, trên vỏ quả có một lớp lông trắng mịn như tơ. Khi ăn, quả cho vị chát, ngọt, nên thường được dùng làm thực phẩm giải khát cho người đi đường.

6. Công dụng chính của sim
Theo tài liệu Đông y, cây sim rừng chứa khá nhiều chất sắc. Loại chất này có chứa nhiều pelargonidin dùng làm màu nhuộm tự nhiên trong chế biến thực phẩm.
Bên cạnh những sản phẩm từ sim rừng như trà hoa sim, rượu, mật, xi-rô… người ta còn chiết xuất phần tinh chất từ thân cây sim để chế biến thành các loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng… Không dừng lại ở những ứng dụng trong lĩnh vực thực phẩm và mỹ phẩm, các bộ phận của cây sim rừng, từ thân, lá, rễ đến quả, hoa còn là những bị thuốc tốt đối với sức khỏe.
Nhiều người không khỏi trầm trồ trước sắc tím biếc của hoa sim nhưng ít ai biết đến các công dụng tuyệt vời của chúng.
Chính vì vậy, hoa sim ngâm nước có thể dùng để vệ sinh các vết loét. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá sim sắc thành nước để rửa vết thương, vế trày xước. Hoặc bạn có thể rửa sạch lá sim tươi, giã nát, đắp vào vế thương giúp cầm máu và mau lành da.
Bạn cũng có thể dùng búp sim sắc lấy nước uống, chữa bệnh tiêu chảy hoặc rối loạn tiêu hóa khá hiệu quả.
Bên cạnh đó, lá sim chứa nhiều chất ellagi tannim, khi kết hợp với các chất từ hoa, quả sim để tạo thành một loại thuốc chữa trị bệnh viêm gan khá tốt.
Chất rhdomyrtone trong lá sim có vai trò như một chất kháng sinh, giúp chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli và Staphylococcus aureus. Đây là những vi khuẩn gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Quả sim cũng là một vị thuốc tốt cho người bệnh lâu ngày. Người bị suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh bị thiếu máu có thể uống nước sắc từ quả sim và đậu đen, lá dâu non để bồi dưỡng cơ thể. Bạn có thể đem quả chín đồ lên, phơi khô để dùng dần.
Rễ, thân cây sim có tác dụng chữa bệnh tim, cầm máu, giải độc. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng dược liệu từ cây sim để trị bệnh, nhưng phải có sự giảm sát của bác sĩ Đông y. Theo một nghiên cứu gần đây, sản phẩm từ sim rừng có thể giúp cải thiện khả năng gối chăn của các đấng mày râu.

Nguồn: Tổng hợp