Logo

Học thuyết tạng tượng – Kinh lạc

Lượt xem: 817 Ngày đăng: 08/05/2020

ĐẠI CƯƠNG

Tạng : Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.

Tượng : Biểu tượng bên ngoài, tượng dùng để phát biểu ý tưởng (Tượng giả, xuất ý dã).

Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các nội tạng gọi là Tạng tượng.

Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng : Ngũ tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng…

Việc giải thích nội dung Tạng tượng của YHCT và Y HHĐcó nhiều khác biệt:

Nhiều tác giả Tây phương, khi nghiên cứu về Tạng tượng của Đông phương, đã dùng những từ ngữ của cơ thể học Hiện đại để dịch nghĩa các Tạng phủ như : dịch chữ Can là The Liver, La Foie hoặc dịch Thận là The Kidneys, les Reins…

Tuy nhiên, Tạng phủ của Đông phương không hoàn toàn là các bộ phận cơ thể giải phẫu của Y học Hiện đại. Y học Cổ truyền nhận thức : Tạng phủ 1 mặt chỉ thực chất các cơ quan nội tạng, mặt khác còn chỉ sự hoạt động sinh lý và biến hóa của cơ quan nội tạng.

Thí dụ : Đối với Tâm.

– Y học Hiện đại cho rằng chức năng sinh lý của Tâm là quản lý sự tuần hoàn máu.

– YHCT cho rằng, Tâm không những chỉ quản lý về sự tuần hoàn máu (Tâm chủ huyết mạch) mà còn có liên hệ với tinh thần con người (Tâm chủ thần minh, Tâm tàng thần) liên hệ đến mồ hôi (Mồ hôi là dịch của Tâm), biểu hiện nơi tiếng cười, khai khiếu ra ở lưỡi… Do đó, Tâm không phải chỉ là quả Tim theo quan điểm sinh lý giải phẫu thuần túy mà còn bao gồm các hoạt động sinh lý và biến hóa bệnh lý của hệ Thần kinh.

Vì thế tìm hiểu về học thuyết Tạng tượng cần phải có một cái nhìn toàn diện, nắm vững nội dung những danh từ giải phẫu cũng như những danh từ mà Y học cổ truyền quan niệm để không lẫn lộn và lúng túng.

Tần Bá Vị, trong ‘Khiêm Trai Y Học Giảng Cảo’ đã nhận định : “Lý luận của YHCT lấy Tạng Phủ làm cốt lõi, biện chứng luận trị trên lâm sàng cuói cùng đều phát xuất từ Tạng phủ”, do đó, trong phần này, chúng tôi sẽ đào sâu vào từng Tạng Phủ.

PHÂN LOẠI TẠNG PHỦ

Tạng có công năng tàng chứa (thức ăn, chất dinh dưỡng), thuộc về Âm, thuộc lý.

Phủ có công năng chuyển hóa, thuộc Dương, thuộc Biểu.

Tuy công năng tạng phủ khác nhau nhưng liên hệ mật thiết với nhau. Thông qua quy luật thăng bằng Âm Dương và Ngũ hành sinh khắc, Tạng phủ luôn có quan hệ biểu lý mật thiết với nhau để điều hòa, ức chế nhau.

Tạng Âm Can Tâm Tỳ Phế Thận Tâm bào Biểu
Phủ Dương Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang Tam tiêu

 

HỌC THUYẾT KINH LẠC

ĐẠI CƯƠNG

Kinh là đường thẳng đi thông mọi chỗ.

Lạc là những nhánh phân ra từ kinh.

Kinh lạc làm thành 1 mạng lưới nối tiếp, chằng chịt, phân bổ khắp toàn thân. Kinh lạc liên kết các tạng phủ, các tổ chức lại với nhau thành 1 chỉnh thể thống nhất.

Đầu năm 1986, bác sĩ Jean Claude Darras và các nhà y học tại viện Neker, đã chụp được các đường Kinh Lạc bằng 1 máy ảnh điện tử đặc biệt. Các nhà khoa học tiêm vào 1 số huyệt 1 dung dịch chứa Tecnetic (1 chất hóa học có tính phóng xạ). Máy ảnh bắt được những tia Gamma phát ra từ chất này. Qua đó người ta thấy : Sau khi tiêm vào các huyệt, dung dịch chứa Tecnetic nói trên, đã lan tỏa theo các Kinh phần nào trùng hợp với những Kinh đã miêu tả trong các sách châm cứu. Ngược lại nếu tiêm vào 1 điểm khác trên cơ thể thì dung dịch chỉ tụ lại 1 chỗ, không hề lan tỏa.

Đáng chú ý nhất là các nhà y học đã xác định được rằng các kinh châm cứu được chụp ảnh, hoàn toàn không tương ứng với các đường đi của mạch máu, đường gân hoặc đường dây thần kinh. Đó là các kinh chức năng chạy theo những đường mà cho đến nay khoa học chưa hề biết đến.

HỆ THỐNG KINH LẠC

Kinh lạc là 1 hệ thống phong phú, gồm có :

– 12 Kinh Biệt.

– 12 Kinh Cân.

– 15 Lạc.

– 12 Kinh Chính.

– 8 Mạch Kỳ Kinh.

HỆ THỐNG KINH CHÍNH

a- Cơ Cấu Hệ Thống Kinh Chính

Gồm 12 đường kinh, xếp theo thứ tự tuần hoàn kinh khí :

Thủ Thái Âm Phế Kinh.

Thủ Dương Minh Đại Trường Kinh.

Túc Dương Minh Vị Kinh.

Túc Thái Âm Tỳ Kinh.

Thủ Thiếu Âm Tâm Kinh.

Thủ Thái Dương Tiểu Trường Kinh.

Túc Thái Dương Bàng Quang Kinh.

Túc Thiếu Âm Thận Kinh.

Thủ Quyết Âm Tâm Bào Kinh.

Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu Kinh.

Túc Thiếu Dương Đởm Kinh.

Túc Quyết Âm Can Kinh.

Y học cổ truyền phân chia con người thành 6 Tạng (Tâm, Can, Tỳ, Phế,

Thận và Tâm bào) và 6 Phủ (Tiểu trường, Đởm, Vị, Đại trường, Bàng quang và Tam tiêu), do đó cũng có 12 đường kinh tương ứng, mang tên các Tạng hoặc phủ đó.

Kinh nối với tạng là kinh âm, kinh nối với phủ là kinh dương, do đó có 6 kinh dương và 6 kinh âm, chia ra như sau :

3 kinh âm ở tay, 3 kinh dương ở tay.

3 kinh âm ở chân, 3 kinh dương ở chân.

Mỗi kinh chính đều có 1 vùng phân bổ, thuộc về 1 Tạng hoặc phủ nhất định.

Các kinh Âm và Dương đều có quan hệ Biểu Lý với nhau.

Thí dụ : Thủ Thái Âm Phế có liên hệ biểu lý với Thủ Dương Minh Đại Trường…

Âm dương là 2 mặt mâu thuẫn, thống nhất, do đó, trong mỗi đường kinh, cũng có 2 nhánh Âm và Dương tương phản nhau. Theo cách sắp xếp của Âm Dương, bên phải thuộc Âm, bên trái thuộc Dương, áp dụng vào đồ hình Thái cực ta có :

Nhánh kinh bên trái cơ thể, mang đặc tính Dương.

Nhánh kinh bên phải cơ thể, mang đặc tính Âm.

Cần nắm vững nguyên tắc này để vận dụng cách chẩn đoán và chọn huyệt khi điều trị.

Như vậy, không phải chỉ có 12 kinh chính mà là 12 cặp kinh chính, có tác dụng âm dương tương phản và hỗ trợ cho nhau.

BIỂU TÓM TẮT 12 KINH CHÍNH

Kinh chính Đường tuần hành Biểu hiện bệnh lý Tác dụng chữa bệnh
    Kinh Bệnh Tạng Phủ Bệnh Chứng  
Thủ Thái âm PHẾ KINH (Mỗi bên 11 huyệt) Mặt trong, bờ trước của tay, từ hố nách ngực chạy ra ngón tay chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, đau nhiều thì tay bắt chéo ôm ngực, mắt tối sầm, tim đập loạn Ngực đầy tức, ho, khó thở, khát, tiểu gắt, nước tiểu vàng, gang tay nóng, cảm phong hàn thì có sốt và gai rét Sốt bệnh ở ngực, phế, họng, thanh quản, tiểu ít, khó hành khí hoạt huyết, khí huyết ứ trệ
Thủ Dương minh ĐẠI TRƯỜNG (Mỗi bên có 20 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước của tay, từ ngón trỏ chạy lên mặt, chiều hướng tâm Đau, sưng nơi kinh đi qua, ngón trỏ và cái khó vận động. Tà khí thịnh thì sưng đau Mắt vàng, miệng khô họng, chảy máu cam, bụng đau, sôi, nếu hàn : tiêu chảy. Nếu nhiệt : tiêu nhão, dính, táo bón. Tà thịnh : sốt phát cuồng Sốt, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, miệng, tai, họng, mắt, bao tử, ruột
Túc Dương minh VỊ KINH (Mỗi bên có 45 huyệt) Mặt ngoài, giữa chân, từ dưới mắt xuống chân theo chiều ly tâm Sưng đau nơi kinh đi qua, chảy máu cam, miệng, môi mọc mụn, miệng méo, chân teo lạnh, tà khí thịnh : sốt cao, vã mồ hôi, có thể cuồng Vị nhiệt : ăn nhiều, nước tiểu vàng, nóng nẩy trong người, có thể phát cuồng khát nước.

Vị hàn : đầy bụng, ăn ít

Sốt cao, bệnh ở đầu, mặt, mắt, mũi, răng, họng, bao tử, ruột, bệnh tâm thần, bệnh thần kinh
túc thái âm tỳ kinh (mỗi bên có 21 huyệt) mặt trong, bờ trước chân, từ ngón chân cái lên ngực, theo chiều hướng tâm người ê ẩm, nặng nề, da vàng, lưỡi cứng đau, mặt trong chi dưới phù, cơ ở chân tay teo bụng trên đau, đầy, ăn khó tiêu, nôn, nuốt khó, ỉa chảy, tiểu không thông bệnh ở bụng trên, bao tử, ruột, bệnh sinh dục, tiết niệu
Thủ Thiếu âm TÂM KINH (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, bờ sau của tay, từ hố nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Đau nơi kinh đi qua, gan tay nóng hoặc lạnh, miệng khô, khát, mắt đau Vùng tim đau, nấc khan, sườn ngực đau tức,

thực : phát cuồng

hư : hay sợ hãi

Bệnh ở tim, ngực, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TIỂU TRƯỜNG (Mỗi bên có 19 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau tay, từ ngón tay lên mặt, theo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, điếc, mắt vàng, cổ gáy cứng đau Bụng dưới đau trướng, đau lan ra thắt lưng, xiên xuống dịch hoàn, tiêu chảy, táo bón, bụng đau Sốt, bệnh ở đầu gáy, cổ, mắt, tai, mũi, họng, bệnh tâm thần, thần kinh
Túc Thái dương BÀNG QUANG (Mỗi bên có 67 huyệt) Mặt ngoài, bờ sau chân, từ ngón chân lên đầu mặt, theo chiều hướng tâm Sốt, đau nơi kinh đi qua, mắt đỏ, chảy nước mắt, chảy máu cam, chảy nước mũi Bụng dưới đau tức, đái dầm, đái không thông Sốt, bệnh ở đầu gáy, mũi, mắt, thắt lưng, hậu môn, tạng phủ, tâm thần
Túc Thiếu âm THẬN KINH (Mỗi bên có 27 huyệt) Mặt trong, bờ trong chân, từ chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau nơi kinh đi qua, miệng nóng, lưỡi khô, họng sưng, mặt trong chân lạnh, lòng bàn chân nóng Phù, đái không thông, ho ra máu, suyễn, thích nằm, mắt hoa, da xạm, hồi hộp, tiểu chảy lúc gần sáng Bệnh ở bụng dưới, sinh dục, tiết niệu, ruột, bệnh ở họng, phế
Thủ Quyết âm TÂM BÀO (Mỗi bên có 9 huyệt) Mặt trong, giữa tay, từ nách ngực ra ngón tay, theo chiều ly tâm Mặt đỏ, nách sưng, khuỷ tay co quắp, gang tay nóng Vùng tim đau, bồn chồn, ngực sườn tức, tim đập mạnh, cuồng, nói sảng, hôn mê Sốt, bệnh ở ngực, tim, bao tử, bệnh tâm thần
Thủ Thái dương TAM TIÊU (Mỗi bên có 23 huyệt) Mặt ngoài, giữa tay, từ ngón tay lên đầu mặt,weo chiều hướng tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, tai ù, điếc, mặt đau đỏ, ngón tay thứ 4 khó cử động Bụng đầy trướng, bụng dưới cứng, đái không thông, đái gắt, đái són, phù Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Thiếu dương ĐỞM KINH (Mỗi bên có 44 huyệt) Mặt ngoài, bờ trước chân, từ đầu xuống chân, theo chiều ly tâm Đau sưng nơi kinh đi qua, sốt rét, điếc, lao hạch, phía ngoài bàn chân nóng, ngón chân thứ 4 khó vận động Cạnh sườn đau, ngực đau, miệng đắng, nôn Sốt, bệnh ở đầu, thái dương, mắt, tai, mũi, họng, ngực, sườn, bệnh tâm thần
Túc Quyết âm CAN KINH (Mỗi bên có 14 huyệt) Mặt trong, bờ trong cẳng chân, từ ngón chân lên ngực, theo chiều hướng tâm Đau đầu, váng, mắt hoa nhìn không rõ, tai ù, sốt cao, co giật, đái khó, đái dầm Ngực tức, nôn, nấc, bụng trên đau, da vàng, nuốt nghẹn, thoái vị, bụng dưới đau, tiêu chảy Bệnh ở mắt, hệ sinh dục, đường tiểu, bệnh ở bao tử, ruột, ngực, sườn

 

SỰ LIÊN HỆ GIỮA CÁC KINH

a-Có thể biểu diễn qua đồ hình sau :

VÙNG ĐẦU

THÁI DƯƠNG Tiểu Trường  Bàng Quang
THIẾU DƯƠNG Tam Tiêu  Đởm
DƯƠNG MINH Đại Trường  Vị

VÙNG NGỰC

THÁI ÂM Phế  Tỳ
QUYẾT ÂM Tâm Bào  Can
THIẾU ÂM Tâm  Thận

 

b- Đường Vận Hành của Kinh Mạch

Theo thiên ?Doanh Khí? (LKhu 16), Khí huyết tuần hoàn trong 12 kinh chính đi khắp cơ thể thành 1 vòng khép kín. Tinh hoa thức ăn, sau khi được hấp thu ở trung tiêu lên Phế, chuyển hóa thành Vinh khí, cùng với huyết tuần hoàn từ kinh Thái Âm Phế qua các kinh khác, theo trình tự nhất định sau : khởi đầu từ kinh thủ Thái Âm Phế, chuyển qua Đại Trường  Vị  Tỳ  Tâm  Tiểu Trường  Bàng Quang  Thận  Tâm Bào  Tam Tiêu  Tiểu Trường  Đởm  Can rồi lại chuyển về Phế, cứ theo vòng tròn khép kín như vậy không ngừng nghỉ. Vì vậy, thiên ‘Mạch Độ’ ghi : ” Khí không thể không vận hành, ví như nước phải chảy, như trời trăng chuyển vận không ngừng. Cho nên Âm mạch làm vinh cho Tạng, Dương mạch làm vinh cho phủ, như chiếc vòng ngọc không đầu mối, không biết cái kỷ ở chỗ nào, chung rồi lại thuỷ. Khí tràn ngập của nó, bên trong tưới ướt tạng phủ, bên ngoài làm trơn ướt tấu lý” (LKhu 17, 28-30).

c- Tác Dụng Của Kinh Mạch

– Về Sinh Lý :

1- Kinh lạc có chức năng vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.

– Thiên ‘Kinh Mạch’ ghi : “Kinh mạch có nhiệm vụ doanh cho sự vận hành của khí, nó ‘chế’ để cho khí trở thành ‘độ lượng’, bên trong nó làm cho khí của ngũ hành vận hành thành thứ tự, bên ngoài nó làm cho lục phủ phân biệt nhau” (LKhu 10, 1).

– Thiên ‘Hải Luận’ ghi : “12 kinh mạch, trong thì thuộc vào tạng phủ, bên ngoài lạc với tứ chi và cốt tiết” (LKhu 33, 1).

– Nan thứ 23 Nan Kinh ghi : ‘Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm cho cơ thể tươi tốt” (NKinh 23,6).

Như vậy chức năng của kinh mạch là vận hành khí huyết nuôi dưỡng toàn thân.

Khí tuần hành trong hệ thống kinh lạc gọi là ‘Kinh khí’. Dưới sự thúc đẩy của kinh khí, khí huyết tuần hành không ngừng trong kinh lạc, không ngừng đưa dinh dưỡng đến toàn thân, bảo đảm chức năng sinh lý bình

thường của các tổ chức trong cơ thể và bảo đảm sự liên hệ ăn khớp giữa các tổ chức đó. Nếu tuần hoàn khí huyết mất điều hoà sẽ gây ra bệnh.

2- Kinh Lạc có chức năng phản ảnh thay đổi bệnh lý và dẫn truyền kích thích.

– Về Bệnh Lý :

Khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể :

+ Thiên ‘Bì Bộ Luận’ ghi : “12 kinh mạch là bộ phận ngoài da, vì vậy trăm thứ bệnh khi bắt đầu phát sinh là phát từ ngoài da lông trước, tà khí trúng vào thì tấu lý mở ra, tấu lý mở ra thì tà khí xâm nhập vào Lạc mạch. nếu tà khí cứ ở đó không trừ được thì sẽ chuyển vào kinh. Tà khí ở kinh không trừ đi thì sẽ truyền vào phủ, và ở tại trường Vị” (TVấn 56,9).

– Về Chẩn Đoán

+ Thiên ‘Quan Năng’ ghi : “Thẩm sát được những bộ vị đau trên cơ thể rồi kết hợp với những biểu hiện về màu sắc ở trên, dưới, bên phải, bên trái, ở trên mặt để biết được bệnh đang thuộc hàn hoặc ôn, đang xẩy ra ở kinh nào” (LKhu 73, 17).

+ Thiên ‘Vệ Khí’ ghi : ” Nếu biết phân biệt 12 kinh của Âm Dương, sẽ biết được bệnh sinh ra ở đâu” (LKhu 52, 8).

+ Mỗi đường kinh có liên hệ với 1 tạng phủ nhất định nào đó, vì vậy, có thể dựa theo 1 số nguyên tắc sau để chẩn đoán :

Theo Cơ Quan Bệnh

. Bệnh ở hệ hô hấp ( ho, hen suyễn…) nên nghĩ đến Phế vì theo Nội Kinh : Phế chủ hô hấp”; bệnh ở hệ tiêu hoá (bụng đầy, tiêu chảy…) nên nghĩ đến Tỳ Vị vì theo Nội Kinh : ‘Tỳ chủ tiêu hoá’…

Dựa Vào Huyệt Chẩn Đoán

Mỗi đường kinh khi có xáo trộn, bị bệnh, thường phát ra dấu hiệu báo bệnh như đau ở 1 số huyệt nhất định, gọi là Mộ huyệt, do đó, có thể dò tìm các huyệt chẩn đoán này để tìm ra kinh bệnh.

Thí dụ : Kinh Phế bệnh, huyệt Trung Phủ (P.1) ấn vào sẽ đau, kinh Can bệnh, ấn đau huyệt Kỳ Môn (C.14) …

Theo đường vận hành của kinh (tuần kinh chẩn pháp) : dựa theo nguyên tắc : ‘Kinh lạc sở qua chủ trị sở cập’ (kinh lạc đi qua chỗ nào, trị bệnh ở đó), cho phép ta chẩn được bệnh lý liên hệ với kinh vận hành. Thí dụ :

. Đau vùng hông sườn có liên hệ đến kinh Can.

. Đau vùng mặt trong cánh tay kèm ho, có liên hệ đến kinh Phế…

Dựa Vào Sự Cảm Nhiệt của Tỉnh Huyệt

Còn gọi là phương pháp Akabane’s Test (Nhật Bản) : khi 1 đường kinh bị bệnh thì cảm giác về nóng ở huyệt của kinh đó sẽ thay đổi, cảm giác bên bệnh khác với bên lanh. Sự chênh lệch này rõ nhất ở các Tỉnh huyệt, do đó, có thể xử dụng phương pháp đo cảm giác về nhiệt độ, so sánh sự chênh lệch giữa 2 bên phải trái ( và giữa các kinh với nhau) có thể tìm ra kinh bệnh.

– Đổng Thừa Thống (Trung Quốc) cũng dùng phương pháp đo thời gian cảm ứng với nhiệt độ để so sánh chênh lệch giữa 2 bên phải – trái, rồi chọn huyệt châm để điều trị, cũng thấy có tác dụng đièu chỉnh sự chênh lệch của cảm giác đối với nhiệt độ và cũng chữa được bệnh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).

– Có thể dùng lượng thông điện qua huyệt Tỉnh làm đại biểu để xem xét tình trạng sinh lý, bệnh lý của mỗi đường kinh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).

Dựa Vào Sự Thay Đổi Điện Trở Của Huyệt Nguyên

– Đo lượng dẫn điện qua các huyệt của 50 người khoẻ mạnh thấy : nếu lấy trung bình cộng của tất cả các huyệt của 1 đường kinh thì bằng với lượng thông điện qua huyệt Nguyên của đường kinh đó. Như vậy, có thể lấy huyệt Nguyên làm đại biểu cho lượng thông điện của mỗi kinh (Trung Cốc Nghĩa Hùng , Nhật Bản).

Lấy lượng thông điện trung bình của 5 huyệt Ngũ Du (Tỉnh, Vinh, Du, Kinh, Hợp) và huyệt Nguyên cũng thấy bằng lượng thông điện của huyệt Nguyên, do đó, có thể dùng huyệt Nguyên làm đại biểu cho sự dẫn điện của mỗi kinh (Học Viện Y Học I Thượng Hải).

TÁC DỤNG CỦA HỆ THỐNG KINH LẠC

– Về sinh lý : Kinh lạc là đường tuần hành khí huyết đi nuôi dưỡng toàn thân, duy trì mọi hoạt động sinh lý của cơ thể, chống ngoại tà, bảo vệ cơ thể. Nếu chức năng vận hành khí huyết của Kinh lạc bị trở ngại, khí huyết không thông lập tức sẽ xuất hiện dấu hiệu bệnh lý.

– Về bệnh lý : Kinh lạc là nơi bệnh tà xâm nhập vào cơ thể và truyền bệnh từ nông vào sâu (khi bệnh nặng lên) hoặc từ sâu ra nông (khi bệnh nhẹ đi). Vì thế, khi tạng phủ có bệnh, bệnh sẽ thông qua Kinh lạc mà phản ảnh ra ngoài cơ thể như : Bệnh Phế, ấn thấy đau huyệt Trung phủ, Phế du. Bệnh ở Can, ấn đau huyệt Kỳ môn, Can du…

– Về chẩn đoán : Mỗi đường kinh có liên hệ và biểu thị cho 1 Tạng phủ nhất định, do đó, có thể dựa vào cách thăm khám các đường kinh, dựa vào điện trở của huyệt Nguyên, hoặc độ cảm giác của huyệt Tĩnh… Mà xác định được Kinh lạc, Tạng phủ bệnh.

Thí dụ : Người bệnh đau vùng sau gáy.

Áp dụng nguyên tắc “Kinh lạc sở qua, chủ trị sở cập” ta thấy, vùng gáy có kinh Đởm và kinh Bàng quang chạy qua, như thế, có thể là Đởm kinh hoặc Bàng quang kinh bị trở ngại, cũng có thể là cả 2 kinh trên cùng bị bệnh. Như vậy việc điều trị mới có hiệu quả và chính xác được.

– Về chữa bệnh : Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất trong châm cứu và dược. Học thuyết Kinh lạc chỉ đạo việc quy tác dụng của thuốc tương ứng với Tạng phủ hoặc đường kinh nào đó, gọi là sự quy kinh của thuốc.

Thí dụ : Bạc Hà, vị cay, vào phế nên có tác dụng chữa ho, cảm…

Long nhãn, vị ngọt, vào Tỳ có tác dụng bồi bổ cơ thể…

Thí dụ 2 : Đau vùng cạnh đầu, lấy huyệt ở kinh Thiếu dương. Đau vùng sau gáy, lấy huyệt ở kinh Thái dương…

Nắm được Kinh hoặc Tạng phủ bệnh… Tác động đúng vào huyệt có liên quan với bệnh của những kinh, tạng phủ đó thì hiệu quả trị bệnh sẽ cao và chính xác hơn.

Để kết thúc về hệ thống kinh mạch, chúng tôi xin mượn lời của thiên ‘Kinh Mạch’ : “Kinh mạch là những con đường, dựa vào đó để quyết được việc sống chết, là nơi sắp xếp trăm bệnh, là nơi điều hoà hư thực mà thầy thuốc không thể không thông” (LKhu 10, 7).

Sách ‘Y Môn Pháp Luật’ cũng nhấn mạnh : “Phàm chữa bệnh mà không rõ tạng phủ, kinh lạc thì hễ đụng đến việc là bị sai lầm”.

BẢNG TÓM TẮT HỆ THỐNG KINH LẠC MẠCH

    Kinh 12 Kinh Chính đi dọc ở giữa cơ.
H   Mạch 12 Kinh Biệt tách từ Kinh Chính.
Phần   8 Kỳ Kinh Bát Mạch.
  Kinh    
K Lạc   15 Lạc Mạch lớn, đi ngang, đi chéo.
I   Lạc Lạc Mạch.
N   Mạch Lạc Mạch nhỏ.
H     Lạc Mạch nổi ở nông.
       
L Phần Đi vào trong : Tạnng Phủ có liên hệ với Kinh Mạch..
Phụ Đi ra ngoài 12 Kinh Cân : có liên hệ với kinh Chính.
C Thuộc   12 Khu Bì Bộ : có liên hệ với kinh Chính.

 

HỆ THỐNG KINH CÂN

a- Đại cương

+ “Vì các đường kinh này đi ở gân (cân) thịt ngoài cơ thể, vì vậy gọi là ?Kinh Cân? (Trung Y Học Khái Luận).

+ Kinh Cân là 1 bộ phận của hệ thống kinh lạc, nơi mà kinh kinh khí của 12 Kinh mạch giao hội, phân tán và liên hệ với cơ, khớp. Kinh Cân là hệ gân cơ của cơ thể (Châm Cứu Học Thượng Hải).

+ Tên của kinh Cân cũng giống tên của Kinh Chính chỉ khác là thêm chữ Cân ở đầu. Thí dụ : Kinh Cân thủ Thái Dương, Kinh Cân túc Dương Minh…

b- Vận Hành Của Kinh Cân

Kinh Cân, cách chung, vận hành từ tay chân lên thân mình, cổ, đầu, thường phân bố ở chân tay, thân, khoang bụng và ngực.

Kinh Dương đi ở mặt ngoài, kinh Âm đi ở mặt trong chân tay, đi vào khoang bụng, ngực, nhưng không đi vào Tạng Phủ ( khác với 12 Kinh Chính thì ở cả trong lẫn ngoài và khác với kinh Biệt là chú trọng ở Tạng Phủ).

Nếu theo đường vận hành của kinh Cân từ chỗ bắt đầu cho đến chỗ chấm dứt thì kinh Cân đa số bắt đầu từ đầu ngón tay, ngón chân, đi qua những chỗ khớp xương cổ tay, khủy tay, nách, vai, mắt cá, đầu gối, đùi háng, rồi sau đó chia ra ở ngực, lưng, cuối cùng đến đầu và mình (khác hẳn với sự bắt đầu và chấm dứt, hoặc lên hoặc xuống của 12 Kinh Chính, cũng như khác với kinh Biệt ở chỗ Kinh Biệt bắt đầu từ khủy tay, đầu gối trở lên).

Theo thiên ?Kinh Cân? (LKhu 13) thì :

KINH CÂN VỊ TRÍ GIAO HỘI VÙNG HUYỆT TƯƠNG ỨNG
+ Kinh Cân của 3 kinh Dương ở chân Giao hội ở xương gò má [lưỡng quyền]. Vùng huyệt Tứ Bạch – Vi.2.
+ Kinh Cân của 3 kinh Âm ở chân Giao hội ở bộ phận sinh dục. Vùng huyệt Khúc Cốt – Nh.2.
+ Kinh Cân của 3 kinh Dương ở tay Giao hội ở chỗ nhọn 2 bên đầu (giốc). Vùng huyệt Bản Thần – Đ.13.
+ Kinh Cân của 3 kinh Âm ở tay Giao hội ở hông ngực. Vùng huyệt Uyên Dịch – Đ.22.

Như vậy đường vận hành của kinh Cân khác với :

. 12 kinh Chính ở chỗ 12 kinh Chính dựa theo sự lưu chuyển của Âm Dương, thủ, túc mà tạo nên sự tuần hoàn chỉnh thể.

. 12 kinh Biệt ở chỗ kinh Biệt dựa vào sự ra – vào, ly – hợp của 2 kinh Biểu Lý với nhau.

c- Biểu Hiện Bệnh Lý Của Kinh Cân

Kinh Cân có nhiều nhánh nhỏ gọi là Tôn Lạc ở ngoài da (TVấn 56, 9). Khi tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào tôn lạc rồi vào kinh Cân. Khi Vệ khí suy thì tà khí sẽ chuyển vào kinh Chính và Tạng Phủ. Tiến trình này không nhất định mà tùy thuộc vào Vệ khí. Nếu Vệ khí trong kinh Chính mạnh thì tà khí chỉ ở kinh Cân, đôi khi gây rối loạn ở cơ, xương.

Vì kinh Cân ở phần bên ngoài (vệ), liên hệ nhiều đến gân cơ, vì vậy khi tà khí xâm nhập vào kinh Cân thì phần gân cơ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, gân cơ chủ sự chuyển động, do đó biểu hiện bệnh lý cách chung của kinh Cân là gân cơ đau nhức và co rút hoặc mềm nhão.

d- Tác Dụng Của Kinh Cân

Tác dụng của kinh Cân là sắp nối các xương với nhau, tham gia duy trì sự liên lạc toàn thân (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Sách ?Trung Y Học Khái Luận? giải thích : ” …Có 1 số vùng bệnh vượt khỏi phạm trù của Kinh Chính và kinh Biệt, cùng 1 tên mà khác kinh nhưng lại trị được bệnh như nhau. Thí dụ : huyệt Hợp Cốc (Đtr.4), Dương Cốc (Ttr.5) của kinh thủ Dương Minh và Thủ Thái Dương đều có thể trị đầu đau, đó là vì kinh Cân thủ Dương Minh và thủ Thái Dương có thể ?lên góc trán bên trái, liên lạc với đầu, xuống cằm bên phải”.

e- Chẩn Đoán

Chứng trạng chính của kinh Cân là đau + co rút hoặc mềm nhão.

f- Điều Trị Kinh Cân

Khi điều trị kinh Cân :

+ Cách chung cần tìm cho được những điểm đau (A Thị Huyệt) để châm và châm lần lượt các A Thị Huyệt cho đến khi có hiệu quả thì thôi.

+ Dùng phép Phần Châm + Kiếp Thích : sau khi châm xong phối hợp thêm cứu.

Thiên ?Kinh Cân? (LKhu 11) hướng dẫn :

Kinh Cân Túc : Cứu (Phần châm ) + A Thị Huyệt.

Kinh Cân Thủ : Cứu (Phần châm) + Kiếp Thích.

 (Ghi chú : theo Linh Khu : Kiếp thích là đoạt khí nhanh).

Tuy nhiên nên phân ra 2 trường hợp sau :

1- Thực : Tà khí xâm nhập vào Kinh Cân, da thịt… làm cho Kinh Cân bị Thực mà phần Lý bên trong ( gân xương = Kinh Chính) bị hư (Tà khí thịnh thì chính khí suy) . Trường hợp này điều trị bằng cách :

Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Châm và cứu Bổ Kinh Chính

2-  : Tà khí sau khi vào kinh Cân chuyển vào kinh Chính làm cho kinh Chính bị Thực mà kinh Cân lại bị Hư.

Trường hợp này điều trị bằng cách:

Tả Kinh Chính + Châm và Cứu Kinh Cân

Như vậy, điều trị ở kinh Cân, phải chú ý đến :

+ Vùng cơ thể : bì phu, cơ nhục.

+ Tình trạng Hư, Thực.

Cần chú ý đến các hướng dẫn của thiên ?Thọ Yểu Cương Nhu? như sau :

 “Thầy thuốc phải thẩm đoán về Âm Dương để biết cách xử trí về việc châm, phải nắm được gốc bệnh bắt nguồn từ đâu để cho việc châm thuận được cái lý của nó…” (LKhu 6, 3).

 “Do đó ta biết được rằng bên trong có Âm Dương thì bên ngoài cũng có Âm Dương” (LKhu 6,4).

 “Cho nên mới nói rằng nếu Âm bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Vinh (Huỳnh) và huyệt Du thuộc Âm, nếu dương bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt Hợp thuộc Dương, nếu Dương bệnh ở tại Âm phận thì châm huyệt Kinh thuộc Âm, Nếu Âm bệnh ở tại Dương phận thì châm huyệt ở Lạc mạch” (LKhu 6, 6).

KỲ KINH BÁT MẠCH

Theo người xưa, 4 khí dương từ trên đi xuống (Thiên khí) và 4 khí âm

(địa khí) từ dưới đi lên, 8 dòng khí hóa trên giao lưu qua cơ thể con

người, tạo thành 8 kinh, gọi là Kỳ kinh bát mạch.

Kỳ kinh bát mạch gồm : Nhâm mạch, Đốc mạch, Dương duy mạch, Âm duy mạch, Dương Kiều (Kiểu) mạch, Âm Kiều (Kiểu) mạch, Xung mạch và Đái (Đới) mạch.

Trong 8 mạch, trừ 2 mạch Nhâm và Đốc có huyệt riêng, còn 6 mạch khác không có huyệt riêng, có thể dùng 1 số huyệt của các kinh chính (huyệt Hội với 8 mạch) để điều hòa mạch khí của 6 mạch này.

Khác với 12 kinh chính, đường tuần hoàn mạch khí của 8 mạch, chỉ đi từ phần dưới cơ thể lên đầu mặt, trừ mạch Đới đi vòng quanh bụng dưới và thắt lưng.

Trên lâm sàng, chỉ có Mạch Nhâm và Mạch Đốc là thường được dùng đến, các mạch khác rất ít khi dùng hoặc chỉ được dùng như có tính cách phân chia trên lý thuyết cho hợp với hệ thống hoặc chỉ được nghiên cứu và dùng trong phép châm “Linh Quy Bát Pháp”.

– 8 mạch, Nhâm, Đốc, Dương duy, Âm duy, Âm kiều, Dương kiều, Đới, Xung và Đới giao hội với 8 kinh : Tỳ, Tâm bào, Tiểu trường, Bàng quang, Đởm, Tam tiêu, Phế và Thận ở các huyệt : Công Tôn, Nội quan, Hậu khê, Thân mạch, Túc lâm khấp, ngoại quan, Liệt khuyết và Chiếu hải.

– 8 mạch có tác dụng : bổ sung chỗ thiếu hụt của 12 kinh

– Đốc, Nhâm, Xung và Đới trực tiếp với chức năng sinh đẻ.

– Dương kiều, Âm kiều trực tiếp với chức năng vận động.

– Dương duy, Âm duy trực tiếp với chức năng thăng bằng của cơ thể.

BẢNG TÓM KẾT KỲ KINH BÁT MẠCH

Mạch Biểu hiện Bệnh lý Tác dụng chữa bệnh
ĐỐC

(28 huyệt riêng)

Cột sống vận động khó, bệnh nặng thì như uốn ván, đầu váng, lưng yếu Cứng lưng, uốn ván do bệnh não, bệnh của tạng phủ
NHÂM

(24 huyệt riêng)

Nam : thoái vị

Nữ : khí hư, không sinh đẻ, bụng có u

Hệ sinh dục, tiết niệu, bao tử, ngực, họng, trợ dương, bổ âm
XUNG

(Không huyệt riêng)

Kinh nguyệt không đều, vô sinh, khí hư, đái dầm, thoái vị, khí bốc lên đau trước tim Đau bụng, ngực cấp, các chứng của kinh thận, suyễn
ĐỚI

(Không huyệt riêng)

Bụng đầy trướng, lưng lạnh, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân teo, liệt Bụng, thắt lưng đau thắt, kinh nguyệt không đều, khí hư, chân yếu
DƯƠNG KIỂU

(Không huyệt riêng)

Mắt mờ, đau mắt đỏ, mất ngủ, động kinh, lưng đau Bàn chân lệch ngoài, động kinh, mất ngủ
ÂM KIỂU

(Không huyệt riêng)

Ngủ nhiều, động kinh, bụng dưới đau, thoái vị ở nam, băng lậu ở nữ Bàn chân lệch trong, họng đau, động kinh, buồn ngủ
DƯƠNG DUY

(Không huyệt riêng)

Sức yếu, sốt rét, đầu váng, hoa mắt, suyễn, đau sưng thắt lưng Chứng sốt ở Biểu
ÂM DUY

(Không huyệt riêng)

Vùng tim đau, ngực sườn đau, Thắt lưng đau, vùng sinh dục nam Bao tử đau, vùng tim đau, ngực đau, bụng đau.

 

HỆ THỐNG LẠC MẠCH

a- Đại Cương

-Thiên ?Kinh Mạch? ghi : “Các mạch nổi lên mà chúng ta thấy đều thuộc về Lạc mạch” (LKhu 10, 117) và ?Những mạch hiện ra đều thuộc Lạc mạch” (LKhu 10, 121).

Trương Cảnh Nhạc khi chú giải đoạn này của thiên Kinh Mạch giải thích : “Phàm những sợi gân nằm ở phía ngoài cánh tay đều hiện lên rõ ràng, tục gọi là gân xanh. Thực ra đây không phải là gân , không phải là mạch, đó là những đại lạc chứa huyết, gọi là ?Phù Lạc?”.

b- Cơ Cấu Của Lạc Mạch

Sách Nan Kinh, điều 26 ghi : “Kinh có 12, Lạc có 15…”.

Các tài liệu Kinh điển như Nội Kinh, Nan Kinh đều xác nhận có 15 Lạc Mạch, đó là :

12 Lạc của 12 Kinh.

1 Đại lạc của Tỳ.

2 lạc của Kỳ Kinh Bát Mạch.

c- Phân Loại Lạc Mạch

Tuy gọi chung là Lạc Mạch nhưng xét về vị trí, chức năng, có thể phân làm 2 loại Lạc Mạch là Lạc Dọc và Lạc Ngang.

c.1) Lạc Dọc : “Là những nhánh tách ra từ Kinh chính, có thể đi song song với Kinh chính nhưng nó không đi vào sâu cũng không dài như các Kinh chính” (Trung Y Học Khái Luận).

c.2) Lạc Ngang : (Sách ?Trung Y Học Khái Luận? gọi là Biệt Lạc) là những nhánh từ kinh mạch rẽ ra, thường ngắn vì chủ yếu là nối kinh khí giữa các Lạc và Nguyên huyệt của 2 đường kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau.

d- Vận Hành Của Lạc Mạch

Xét kỹ về Lạc mạch, có thể nhận thấy :

Lạc ngang : đa số khu trú ở khủy tay, bàn tay và bàn chân.

Lạc Dọc : đi từ các kinh đến trực tiếp các tạng phủ và vùng đầu mặt.

Tôn lạc : đa số nổi dưới da thành các mạch máu nhỏ.

e- Tác Dụng Của Lạc Mạch

Lạc Ngang : Nối kết sự hoạt động liên lạc chủ yếu giữa 2 kinh có quan hệ Biểu Lý với nhau [qua các huyệt Lạc và Nguyên] (Trung Y Học Khái Luận).

Lạc Dọc : Đưa kinh khí từ các kinh chính đến các Tạng phủ và vùng đầu mặt (Trung Y Học Khái Luận).

Tôn Lạc : Giúp dễ chẩn đoán, nhất là qua các mạch máu nhỏ nổi ở vùng hoặc đường đi của kinh lạc bị bệnh.

f- Điều Trị Lạc Mạch

Nếu là Lạc Ngang

Thực chứng : Tả Lạc huyệt kinh Chính + bổ Nguyên huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

Hư Chứng : Bổ Nguyên huyệt kinh Chính + tả Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

Nếu là Lạc Dọc

Thực chứng : Tả Lạc huyệt của kinh Chính.

Hư Chứng : Tả Nguyên huyệt của kinh Chính + Bổ Lạc huyệt của kinh có quan hệ Biểu Lý với kinh bệnh.

Nếu là Tôn Lạc, Huyết Lạc, Phù Lạc

Theo thiên ?Kinh Mạch? (LKhu 10), chủ yếu là châm cho ra máu (xuất huyết).

BẢNG TỒNG KẾT 15 LẠC MẠCH

Lạc Mạch của Kinh Chứng thực Chứng hư Huyệt chữa
Thái âm PHẾ Mỏm trâm quay và gan tay nóng Hắt hơi, đái dầm, đái nhiều Liệt Khuyết
Dương minh ĐẠI TRƯỜNG Răng sâu, điếc Răng lạnh, cảm giác tức ở vùng cơ hoành Thiên Lịch
Dương minh VỊ Cuồng, động kinh Chi dưới liệt, cơ cẳng chân teo Phong Long
Thái âm TỲ Ruột đau ở 1 chỗ Bụng trướng căng Công Tôn
Thiếu âm TÂM Ngực khó chịu Không nói được Thông Lý
Thái dương TIỂU TRƯỜNG Khớp yếu, khuỷ tay khó vận động Mọc nhiều mụn cơm ở da Chi Chánh
Thái dương BÀNG QUANG Nghẹt mũi, sổ mũi, lưng đau Sổ mũi nước trong, chảy máu cam Phì Dương
Thiếu âm THẬN Đại tiểu tiện không thông Lưng đau Đại Chung
Quyết âm TÂM BÀO Vùng tim đau Đầu gáy cứng Nội Quan
Thiếu dương TAM TIÊU Khuỷ tay co quắp Khuỷ tay co duỗi khó Ngoại Quan
Thiếu dương ĐỞM Chân giá lạnh Chân yếu không đi được, ngồi xuống đứng lên không được Quang Minh
Quyết âm CAN Dương vật cương, dài Ngứa ở bộ phận sinh dục ngoài Lãi Câu
ĐỐC mạch 2 bên cột sống cứng Đầu váng nặng Trường Cường
NHÂM mạch Da bụng đau Da bụng ngứa Cưu Vĩ
Đại Lạc của TỲ Toàn thân đau Khớp toàn thân lỏng lẻo, không có sức Đại Bao

BIỂU ĐỔ NGUYÊN TẮC TRỊ LIỆU

KINH BIỆT, KINH CÂN VÀ LẠC MẠCH

KINH MẠCH TRỊ LIỆU
Kinh Biệt 1- Do Tà Khí :

Huyệt Tỉnh kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía đối bên bệnh).

Huyệt Du kinh bệnh + kinh có quan hệ Biểu Lý (phía bên bệnh).

2- Do Nội Nhân

Huyệt Khích của kinh bệnh.

Huyệt Bổ của kinh bệnh.

Huyệt theo đường kinh Biệt.

Kinh Cân  Thực : Tả A Thị Huyệt Kinh Cân + Bổ Kinh Chính

  : Tả Kinh Chính + Cứu Kinh Cân

Lạc Dọc  Thực : tả huyệt Lạc.

  : bổ huyệt Lạc + tả huyệt Nguyên.

Lạc Ngang Tả huyệt Lạc (kinh bệnh) + bổ huyệt Nguyên kinh có quan hệ Biểu Lý.

 

12 KHU DA (BÌ BỘ)

12 khu da cũng là phần phụ thuộc bên ngoài của hệ thống kinh lạc, vì thế thiên “Bì bộ luận” sách Nội Kinh ghi : “Bì bộ dĩ kinh mạch vi kỳ” (Các khu da được phân định bởi các đường kinh). Mỗi đường kinh chính phân định 1 khu da thuộc về nó. Khu da khác với khu chính ở chỗ nó là 1 bề mặt rộng. Như vậy, khu da vừa là phần ngoài của cơ thể vừa là phần đại biểu bên ngoài của hệ thống kinh lạc.

Vệ khí chủ yếu phân bố ở da, vì vậy nó là tuyến phòng ngự đầu tiên của cơ thể chống tà khí. Sách Tố Vấn, thiên “Bì bộ luận” ghi : “Tà khí đã vào da thì tấu lý khai, tấu lý khai thì tà vào lạc mạch, vào đầy lạc mạch rồi thì vào kinh mạch, vào kinh mạch đầy rồi thì vào tạng phủ”.

Phương pháp “Bán thích” “Mao thích” mô tả trong thiên “Quan châm” sách Tố Vấn cũng như phương pháp “Gõ Kim Mai Hoa” là dựa vào đặc điểm của khu da.