Logo

Thương hàn luận

Lượt xem: 966 Ngày đăng: 08/05/2020

Điều 1 

* Thái dương chi vị bệnh, mạch Phù, đầu hạng cường thống, nhi ố hàn.

+ Thái dương bệnh (biểu hiện) mạch Phù, đầu và gáy cứng đau mà sợ gío.

Điều 2

* Thái dương bệnh, phát nhiệt, hạn xuất, ố phong, mạch Hoãn gỉa, danh vi Trúng Phong.

+Thái dương bệnh, phát sốt, ra mồ hôi,  sợ gío, mạch Hoãn, gọi  là  Trúng Phong.

Điều 3

Thái dương bệnh, hoặc dĩ phát nhiệt, hoặc vị phát nhiệt, tất ố hàn, thể thống, ẩu nghịch. Mạch âm dương Câu Khẩn giả, danh viết Thương Hàn.    

Thái dương bệnh, hoặc đã phát sốt hoặc chưa phát sốt, sẽ sợ gío, cơ thể đau nhức, ói mửa, mạch âm dương Câu, Khẩn, gọi là Thương Hàn.

Điều 4

Bị thương hàn một ngày, khí của Thái dương chịu trước, nếu mạch tĩnh (không cấp sác, cấp là bệnh chỉ ở Thái dương, không truyền vào Thiếu âm), nếu hơi muốn thổ, nếu thấy táo phiền và mạch thời Sác cấp (đó là bệnh thuộc về khí của Thái dương, lại kiêm thấy có sự “hóa” của kinh thiếu âm) thế tức là bệnh đã truyền.

Điều 5

Bị thương hàn đã hai, ba ngày không thấy các chứng của kinh Dương minh và kinh Thiếu dương. Đó là bệnh không truyền.

Điều 6

Bệnh ở Thái dương phát nhiệt mà khát, không ghét lạnh là ôn bệnh. Nếu phát hạn rồi, mình lại nóng như đốt, gọi là phong ôn. Bệnh phong ôn, mạch Âm Dương đều phù, tự ra mồ hôi, mình nặng, ngủ nhiều, hơi thở như ngáy, nói năng khó nên lời. Nếu bị nhiễm hạ, tiểu tiện sẽ không lợi, trực thị, són đái, nếu dùng lửa châm cứu, nhẹ thì ngoài da phát vàng, nặng thì như kinh giản, có khi lại khế túng (gân mạch co rút, thõng ra); nếu dùng lửa xông đi, một lần nghịch còn có thể sống, hai lần nghịch khó lòng toàn mạng.

Điều 7

Bệnh, có chứng phát nhiệt rồi mới ghét lạnh là phát ra ở Dương, không phát nhiệt mà ghét lạnh; là phát ra ở Âm. Phát ra ở Âm sáu ngày lành, phát ra ở Dương bảy ngày lành. Bởi vì số Dương 7 mà số Âm 6 vậy.

Điều 8

Bệnh ở Thái dương đầu nhức, đến bảy ngày trở lên sẽ tự khỏi vì dẫn qua bản kinh của nó đã hết rồi. Nếu chưa khỏi lại muốn truyền kinh lần nữa, nên châm kinh túc Dương minh Vị (Tức là châm huyệt Túc Tam Lý (dưới đầu gối ba tấc). Ngồi ngay co đầu gối, ngón tay úp xuống xương ống, tại đầu ngón tay giữa là đúng huyệt. Châm 3-7 phân) khiến cho không truyền kinh được nữa thì khỏi.

Điều 9

Bệnh ở Thái dương khi muốn giải từ giờ tỵ đến giờ mùi.

Điều 10

Người trúng phong biểu đã giải nhưng chưa được thật khoan khoái, chờ đến mười hai ngày sẽ khỏi.

Điều 11

Bệnh nhân cơ thể rất nóng  mà lại muốn được mặc áo. đó là nhiệt ở bì phu mà hàn ở cốt tủy.

Điều 12

Thái dương trúng phong, Dương Phù mà Âm Nhược, mồ hôi sẽ tự gây ra, gây gấy ghét lạnh, rờn rợn ghét gió, hâm hấp phát nhiệt, mũi thở phì phò và ụa khan. Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 13

Bệnh ở Thái dương, đầu nhức, phát nhiệt thấy có mồ hôi ra và ghét gió. Bài Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 14

Bệnh ở Thái dương, cổ lưng ngay đờ, chỉ hơi ngọ ngoạy, lại mồ hôi ra, ghét gió. Bài Quế Chi Gia Cát Căn Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 15

Bệnh ở Thái dương, sau khi hạ nhầm, khí lại xung lên, nên uống bài Quế Chi Thang theo phương pháp trước. Nếu không xung lên không thể cho uống bài Quế Chi.

Điều 16

Bệnh ở Thái dương 3 ngày đã phát hãn, nếu lại thổ, nếu lại hạ, nếu lại ôn châm, vẫn không giải. Đó là hoại bệnh. Quế Chi Thang không thể uống, xét xem mạch và chứng biết phạm sự nghịch nào, sẽ theo chứng mà điều trị.

Điều 17

Thang Quế chi vốn là để giải cơ. Nếu bệnh nhân mạch Phù, Khẩn, phát nhiệt, hãn không ra, không thể cho uống. Cần phải hiểu lẽ đó, đừng có dùng nhầm.

Điều 18

Nếu tửu khách (người nghiện rượu) mắc bệnh, không thể cho uống bài Quế Chi vì tửu khách không ưa các chất ngọt.

Điều 19

Người bình nhật vốn có bệnh suyễn, dùng bài Quế Chi Gia Hậu Phác, Hạnh Tử  rất tốt.

Điều 20

Phàm uống bài Quế Chi Thang mà thổ, về sau tất thổ ra mủ máu.

Điều 21

Bệnh ở Thái dương cho phát hãn, mồ hôi ra không dứt. Bệnh nhân ghét gió, tiểu tiện khó, tứ chi hơi co quắp, khó co duỗi. Bài Quế Chi Gia Phụ Tử Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 22

Bệnh ở Thái dương sau khi hạ nhầm, mạch Xúc, ngực  đầy, bài Quế Chi Khử Thược Dược Thang chủ về bệnh ấy. Nếu mạch Vi, ghét lạnh, bài Quế Chi Khử Thược Dược Gia Phụ Tử Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 23

Bệnh ở Thái dương, mắc đã 8,9 ngày, chứng trạng như Ngược, phát sốt, ghét lạnh, nóng  nhiều lạnh ít, bệnh nhân không ói, đại tiện dễ dàng, một ngày phát hai ba lần, mạch Vi, Hoãn là muốn khỏi vậy. Nếu mạch Vi mà ghét lạnh, ấy là Âm Dương đều hư, không thể lại phát hãn, lại thổ, lại hạ nữa, nét mặt lại có sắc nhiệt là chưa muốn giải, bởi vì không làm cho mồ hôi nhỏ xuất ra , nên cơ thể  ngứa, nên dùng bài Quế Chi Ma Hoàng Các Bán Thang.

Điều 24

Bệnh ở Thái dương mới uống bài Quế Chi Thang  mà bị phiền không giải được. Trước hết hãy châm  huyệt Phong trì và Phong phủ, rồi cho uống tiếp bài Quế Chi Thang thì sẽ khỏi.

Điều 25

Uống Quế Chi Thang mà mồ hôi ra nhiều , mạch lại Hồng, Đại, dùng Quế Chi Thang phép uống như trước. Nếu hình như bị chứng ngược, ngày phát hai lần, mồ hôi ra, tất giải được, nên dùng bài Quế Chi Nhị Ma Hoàng Nhất Thang.

Điều 26

Uống bài Quế Chi Thang sau khi mồ hôi  xuất ra nhiều, phiền khát nhiều mà không giải. Mạch Hồng, Đại, thời Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 27

Bệnh ở Thái dương phát nhiệt, ghét lạnh. Nếu nhiệt nhiều hàn ít, mạch Vi,Nhược là vô Dương, không thể phát hãn, nên dùng bài Quế Chi Nhị Việt Tỳ Nhất Thang.

Điều 28

Uống thang Quế Chi, hoặc lại dùng phép hạ, mà đầu cổ vẫn cứng đau, hầm hập phát nhiệt, hơi có mồ hôi, dưới tâm mãn (đầy), hơi đau, tiểu tiện không lợi… Bài Quế Chi Khử Quế Gia Phục Linh Bạch Truật Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 29

Thương hàn mạch Phù, mồ hôi tự ra, tiểu tiện luôn, tâm phiền, hơi ghét lạnh, chân co rút. Nếu cho uống bài Quế Chi Thang để công Biểu, ấy là nhầm; uống vào sẽ sinh ra chứng quyết, trong họng khô, phiền táo và thổ nghịch, làm bài Cam Thảo Càn Khương Thang cho uống để phục hồi lại Dương.

Nếu chứng quyết khỏi, chân ấm lại,  làm bài Cam Thảo Thược Dược Thang cho uống, chân sẽ duỗi ngay. Nếu Vị khí không hòa, nói lảm nhảm, cho “chút ít” bài Điều Vị Thừa Khí thang. Nếu lại dùng phép phát hãn và phép Thiêu châm, bài Tứ Nghịch Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 30

Có người hỏi: Chứng giống Dương Đán, theo đúng phép để trị mà nặng thêm, quyết nghịch, trong họng khô, hai chân co rút mà nói lảm nhảm: thầy nói đến nửa đêm tay chân sẽ ấm, hai chân sẽ duỗi được. Sau đúng như lời thầy. Sao lại biết được thế ? Đáp rằng: Thốn khẩu mạch Phù mà Đại, Phù là Phong, Đại thời là hư. Phong thì sinh ra nhiệt nhẹ, hư thì hai chân co, bệnh chứng giống như chứng của  Quế chi, nhân đó  thêm Phụ tử vào đấy, lại gấp thêm Quế (Quế chi 3 lạng gọi là Dương Đán Thang) để  cho mồ hôi ra, Phụ tử ôn kinh, đó là vì  vong Dương vậy. Quyết nghịch, trong họng khô, Dương minh kết ở trong, nói xàm, phiền loạn… Đổi uống Cam Thảo Càn Khương thang, nửa đêm khí trở lại, hai chân sẽ ấm, khuỷu chân còn hơi co rút, dùng kèm bài Thược Dược Cam Thảo Thang, bấy giờ khuỷu chân mới thẳng được, dùng Điều Vị Thừa Khí Thang khiến cho tiêu chảy nhẹ  thì hết nói xàm, vì vậy  bệnh mới khỏi.

Điều 31

Bệnh ở Thái dương, cổ và  lưng cứng, cổ khó xoay trở, không có mồ hôi, ghét gió, bài Cát Căn Thang chủ về bệnh ấy

Điều 32

Thái dương và Dương minh hợp bệnh, tất tự hạ lợi, bài Cát Căn Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 33

Thái dương với Dương minh hợp bệnh, không hạ lợi chỉ có nôn thôi. Bài Cát Căn Gia Bánn Hạ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 34

Bệnh ở Thái dương thuộc chứng Quế Chi, thầy thuốc  lại dùng phép hạ, chứng lợi lại không dứt, mạch Xúc, (là) phần biểu chưa giải vậy, Suyễn mà mồ hôi ra, bài Cát Căn Hoàng Cầm Hoàng Liên Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 35

Bệnh ở Thái dương, đầu đau, phát nhiệt, mình đau, lưng đau, các khớp xương đau nhức, ghét gió, không có mồ hôi mà suyễn, bài Ma Hoàng Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 36

Thái dương và Dương minh hợp bịnh, suyễn mà ngực đầy, không thể dùng phép hạ, nên dùng bài Ma Hoàng Thang làm chủ.

Điều 37

Bệnh ở Thái dương đã qua 10 ngày (thời kỳ chủ khí của Thiếu âm), mạch Phù, Tế mà ưa nằm là bên ngoài đã giải rồi. Nếu ngực đầy, sườn  đau, cho dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang; nếu mạch chỉ Phù, cho dùng bài Ma Hoàng Thang.

Điều 38

Thái dương trúng phong mạch Phù, Khẩn, phát sốt, ghét lạnh, cơ thể đau nhức, mồ hôi không ra được mà phiền táo, bài Đại Thanh Long Thang chủ về bệnh ấy. Nếu mạch Vi, Nhược, mồ hôi ra mà ghét gió, không thể uống. Nếu cứ uống sẽ gây ra chứng quyết nghịch, gân giần giật, thịt mấp máy. Ấy là nghịch vậy.

Điều 39

Thương hàn mạch Phù, Hoãn, mình không đau, chỉ “nặng”,  có lúc lại nhẹ, không có chứng Thiếu âm, dùng bài Đại Thanh Long Thang cho phát ra.

Điều 40

Thương hàn, phần biểu không giải, phía dưới vùng tim  có thủy khí, nôn  khan, phát sốt và ho khan. Hoặc khát, hoặc tiêu chảy, hoặc nấc, hoặc tiểu tiện không lợi, bụng dưới đầy hoặc suyễn, bài Tiểu Thanh Long Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 41

Thương hàn phía dưới vùng tim có thủy khí, ho khan mà hơi suyễn, phát sốt, không khát. Uống thuốc rồi (tức là uống bài Tiểu Thanh Long) lại khát, ấy là hàn đã ra đi , muốn giải, bài Tiểu Thanh Long chủ về bệnh ấy.

Điều 42

Bệnh ở Thái dương, chứng bên ngoài chưa giải, mạch Phù Nhược , nên để cho ra mồ hôi mà giải, dùng Quế Chi Thang.

Điều 43

Bệnh ở Thái dương lại dùng phép hạ, thấy hơi suyễn, bởi cơ biểu chưa được giải, bài Quế Chi Gia Hậu Phác Hạnh Nhân Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 44

Bệnh ở Thái dương, chứng ở phần biểu chưa giải, không thể hạ được. Nếu hạ  là nghịch. Muốn giải phần biểu, bài Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 45

Bệnh ở Thái dương trước đã phát hãn không giải được, mà lại hạ đi, mạch Phù, ấy là không khỏi. Bởi Phù là bệnh ở phần biểu mà lại hạ đi cho nên không khỏi. Giờ thấy mạch Phù là biết bệnh vẫn ở phần biểu, phải dùng phép giải biểu. Bài Quế chi thang chủ về bệnh ấy.

Điều 46

Bệnh ở thái Dương, mạch Phù, Khẩn (chứng của Ma Hoàng), không mồ hôi, phát sốt, cơ thể đau nhức, 8, 9 ngày không giải được. Biểu chứng vẫn còn, nên cho phát hãn. Nếu uống thuốc trước rồi (Ma Hoàng Thang), hơi bớt, bệnh nhân lại phát phiền, mắt mờ, nặng hơn,  tất phải chảy máu cam. Chảy máu cam thì bệnh sẽ giải được. Sở dĩ như thế là vì có dương khí nhiều vậy. Ma Hoàng Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 47

Bệnh ở Thái dương, mạch Phù, Khẩn, phát sốt, cơ thể không có mồ hôi mà tự ra máu cam (Thì bệnh) sẽ khỏi.

Điều 48

Cả hai Dương cùng bệnh: Thái dương lúc mới mắc bệnh, nên dùng phép phát hãn. Mồ hôi làn đầu ra không hết, nhân  đó nó chuyển sang thuộc về Dương minh, tiếp tục tự ra mồ hôi  in ít, không ghét lạnh. Nếu bệnh ở Thái dương, các chứng hậu chưa hết, không thể dùng phép hạ, nếu dùng phép hạ sẽ là “nghịch”. Như thế, có thể cho “tiểu phát hạn”. Ví phỏng sắc mặt bừng bừng đỏ gay, là do Dương khí bị bức uất ở Biểu, nên giải đi (tửu là tiểu phát hạn), xông đi. Nếu phát hãn không thấu triệt, không đủ kể. Dương khí bị bức uất không vượt ra được, nên phát hãn (phát hãn của kinh Thái dương), không phát hãn người bệnh sẽ phiền táo, không còn biết đau đớn ở chỗ nào, chợt đau ở trong bụng, chợt đau ở tứ chi, ấn tay vào cũng không thể xét thấy, người bệnh hơi thở ngắn, chỉ ngồi, vì cái cơ hãn không ra thấu triệt. Lại cứ phát hãn thêm sẽ khỏi. Sao lại biết là không ra thấu triệt ? bởi vì mạch Sắc nên biết vậy

Điều 49

Mạch Phù, Sác, theo phép phải làm cho mồ hôi xuất  ra thì  khỏi. (Nếu dùng phép) Hạ thì cơ thể sẽ nặng, tâm sẽ hồi hộp, không thể lại dùng phép phát hãn, nên để cho mồ hôi tự ra mới khỏi. Sở dĩ như thế là vì  mạch ở bộ Xích  là mạch Vi, đó là “lý hư”. Phải đợi biểu lý thực, tân dịch tự hòa, lúc đó mồ hôi  tự  mà khỏi.

Điều 50

Mạch Phù, Khẩn,  theo phép thì cơ thể  đau nhức,  nên dùng (Ma Hoàng Thang) cho mồ hôi ra để giải bệnh . Giả sử mạch bộ Xích đi Trì, không thể phát hãn. Sao lại thế ? Bởi vì doanh khí không đủ, huyết thiếu vậy.

Điều 51

Mạch Phù ấy là bệnh ở biểu, có thể dùng phép phát hạn, nên dùng bài Ma Hoàng Thang. Mạch Phù mà Sác , có thể dùng phép phát hãn,  nên dùng bài Ma Hoàng Thang

Điều 52

Người bệnh thường tự ra mồ hôi, ấy là Doanh khí đang hòa. Doanh khí hòa mà bên ngoài không “hài” (hòa), vì Vệ khí (ngoại) không hài hòa cùng Doanh khí mà ra. Bởi vì Doanh khí vận hành  trong mạch, Vệ khí vận hành ngoài mạch (tức là không hòa). Tiếp tục  cho phát hãn thêm, thì Doanh Vệ hòa mà khỏi. Nên dùng bài Quế Chi Thang.

Điều 53

Tạng (phủ) không có bệnh gì khác, chỉ đúng giờ phát nhiệt, mồ hôi tự ra mà không  khỏi, ấy là Vệ khí không hòa. Trước giờ ấy dùng phép phát hãn thì khỏi. Bài Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 54

Thương hàn mạch Phù, Khẩn, mồ hôi không ra, nhân thế mà gây ra chảy máu cam. Ma Hoàng Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 55

Thương hàn 6, 7 ngày không đại tiện, đầu nhức, có sốt, cho uống bài Thừa Khí Thang. Nếu thấy tiểu tiện trong, biết là tà không ở lý mà vẫn còn ở biểu, nên dùng phép phát hãn. Nếu đầu nhức, hẳn phải chảy máu cam, bài  Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 56

Thương hàn mồ hôi đã ra, qua nửa ngày lại phiền, mạch Phù Sác, mau đổi dùng phương pháp phát hãn. Bài Quế Chi Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 57

Phàm bệnh đã phát hãn, nếu dùng phép thổ, phép hạ… nếu làm cho vong tân dịch, đợi Âm Dương tự hòa, sẽ tự  khỏi

Điều 58

Sau khi cho xổ mạnh  lại cho phát hãn, tiểu tiện không thông , đó là mất tân dịch vậy. Đừng trị nữa (tức đừng dùng thuốc lợi tiểu), đợi tiểu tiện thông thì  tự khỏi

Điều 59

Sau khi hạ lại phát hãn, thì sẽ  rét run, mạch Vi, Tế. Sở dĩ như thế vì (lầm dùng phát hãn và hạ) làm cho “Nội”, “ngoại” đều hư vậy.

Điều 60

Sau khi hạ lại thêm phát hãn, ban ngày phiền táo không ngủ được, đêm thời yên tĩnh, không nôn , không khát, không có Biểu chứng, mạch Trầm, Vi, cơ thể không sốt cao, bài Càn Khương, Phụ Tử Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 61

Sau khi phát hãn, cơ thể đau nhức, mạch Trầm Trì. Bài Quế Chi Thang thêm Thược Dược, Sinh Khương đều 1 lạng, Nhân Sâm 3 lạng. Bài Tân Gia Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 62

Sau khi đã phát hãn (Ma hoàng) không thể dùng tiếp bài Quế Chi Thang, mồ hôi  ra mà suyễn, không sốt cao, bài Ma Hoàng Hạnh Nhân Cam Thảo Thạch Cao Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 63

Mồ hôi ra quá nhiều, bệnh nhân bắt chéo bàn tay úp vào tâm;  vùng dưới tâm hồi hộp, muốn được xoa ấn (lên đó), bài Quế Chi Cam Thảo Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 64

Sau khi đã phát hãn (quá nhiều), phía dưới rốn bệnh nhân hồi hộp, ấy là muốn thành chứng Bôn đồn, bài Phục Linh Quế Chi Cam Thảo Đại Táo Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 65

Sau khi đã phát hãn, mà bụng trướng đầy,  bài Hậu Phác Sinh Khương Bán Hạ Cam Thảo Nhân Sâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 66

Thương hàn, nếu dùng phép thổ, phép hạ rồi vùng dưới tâm thấy nghịch đầy, khí xung ngược lên ngực. Mỗi khi phát thì váng đầu chóng mặt, mạch Trầm, Khẩn; Phát hãn thì động tới “kinh”, cơ thể sẽ run lảo đảo, bài Phục Linh Quế Chi Bạch Truật Cam Thảo Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 67

Phát hãn rồi, mà bệnh vẫn không giải, lại ghét lạnh, đó là do  hư vậy, bài Thược Dược Cam Thảo Phụ Tử Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 68

Phát hãn rồi lại dùng thêm phép hạ mà  bệnh vẫn không giải, mà phiền táo, bài  Phục Linh Tứ Nghịch Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 69

Phát hãn rồi, ghét lạnh, là do hư vậy; không ghét lạnh, chỉ nhiệt là “thực” vậy. Nên điều hòa Vị khí, dùng bài Điều Vị Thừa Khí Thang.

Điều 70

Bệnh ở Thái dương, sau khi phát hãn, mồ hôi ra rất nhiều, trong Vỵ khô, phiền táo không thể ngủ, muốn uống nước, cho in ít một, để cho Vị khí hòa thì khỏi. Nếu mạch Phù, tiểu tiện không lợi, hơi sốt, tiêu khát (uống vào tiêu ngay, lại uống), bài Ngũ Linh Tán chủ về bệnh ấy.

Điều 71

Phát hạn rồi, mạch Phù Sác, mà phiền khát, bài Ngũ Linh Tán chủ về bệnh ấy.

Điều 72

Thương hàn, mồ hôi  ra mà khát, bài Ngũ Linh Tán chủ về bệnh ấy. Nếu không khát, bài Phục Linh Cam Thảo Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 73

Trúng phong phát nhiệt 6, 7 ngày, chẳng giải mà phiền, có cả chứng của biểu lý, khát muốn uống nước, uống vào thời thổ, gọi là chứng thủy nghịch, bài  Ngũ Linh Tán chủ về bệnh ấy.

Điều 74

Lúc chưa cầm đến tay để án mạch, ( thấy) bệnh nhân bắt chéo tay úp lên vùng ngực, thầy nhân đó  bảo người bệnh thử ho lên xem, mà người bệnh không ho, hẳn là do  tai điếc mà không nghe tiếng. Sở dĩ có  như thế là vì dùng phép  phát hãn thêm, bị hư nên sinh ra  chứng như vậy.

Điều 75

Phát hạn rồi, uống nước nhiều, sẽ gây ra  suyễn, tắm nước cũng sẽ suyễn.

Điều 76

Phát hạn rồi, nước, thuốc không thể uống vào miệng, đó là nghịch. Nếu lại phát hãn nữa, tất thổ  và hạ không dứt.

Điều 77

Sau khi phát hãn, thổ, hạ rồi, hư phiền không ngủ được, nếu nặng hơn tất trằn trọc, tráo trở, trong tâm trộn trạo rạo rực, bài Chi Tử Xị Thang chủ về bệnh ấy. Nếu hơi thở yếu, bài Chi tử  Cam Thảo Xị Thang chủ về bệnh ấy. Nếu lại nôn  nữa, bài Chi Tử  Sinh Khương Xị Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 78

Phát hãn và hạ rồi mà vẫn phiền nhiệt, trong ngực  như “nghẽn” lại, bài Chi Tử Xị Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 79

Thương hàn 5, 6 ngày, đã cho xổ mạnh  rồi, mà cơ thể  nóng không dứt, trong bụng kết đau, chưa muốn giải, bài  Chi Tử  Xị Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 80

Thương hàn, đã cho xổ rồi mà tâm phiền, bụng đầy, nằm, dậy không yên, bài Chi Tử, Hậu Phác Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 81

Thương hàn (có chứng của bài Chi Tử ), thầy thuốc dùng thuốc hoàn để xổ mạnh, thân nhiệt không đi hết, hơi phiền, bài  Chi Tử  Can Khương Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 82

Phàm dùng bài Chi Tử Thang, nếu bệnh nhân vốn sẵn có chứng vi đường (phân hơi nát), không thể cho uống bài này.

Điều 83

Bệnh ở Thái dương, dùng phép  phát hãn, mồ hôi ra  mà bệnh không giải, bệnh nhân vẫn phát sốt, vùng dưới tâm hồi hộp, chóng mặt, mình rung động muốn nhảy xuống đất… bài Chân Võ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 84

Bệnh yết hầu khô ráo, không thể dùng phép phát hãn.

Điều 85

Người mắc chứng lâm ( tiểu buốt, gắt…), không thể dùng phếp phát hãn, nếu phát hãn ắt đi tiểu ra máu.

Điều 86

Chứng mụn nhọt, dù cơ thể  đau nhức, không thể dường phép phát hãn, nếu phát hãn sẽ thành bệnh Chí [kính) (cấm khẩu, uốn mình cong như cái cung, hoặc chân tay co rút, hoặc rã rời).

Điều 87

Chứng chảy máu cam, không thể dùng phép phát hãn, nếu phát hãn, tất trên trán lõm xuống, mạch Khẩn Cấp, mắt trợn ngược,  không liếc qua lại được , không ngủ được.

Điều 88

Người bị mất huyết,  không thể dùng phép phát hãn, nếu phát hãn, tất sẽ run lẩy bẩy.

Điều 89

Người vốn sẵn có chứng ra mồ hôi nhiều lại dùng phép phát hãn thêm, tất hoảng hốt, tâm loạn, tiểu tiện xong,  thì âm (tức niệu quản) thấy đau, dùng bài  Vũ Dư Lương Hoàn.

Điều 90

Bệnh nhân vốn hàn lại dùng phép phát hãn, trong Vị ắt bị lạnh, sẽ thổ ra giun.

Điều 91

Bệnh vốn phải  phát hãn mà lại dùng phép hạ, thế là nghịch;  nên dùng phép phát hãn  trước mới không nghịch; bệnh vốn nên hạ, mà lại phát hãn, thế là nghịch, nên dùng phép hạ trước mới là không nghịch.

Điều 92

Thương hàn ở Thái dương, thầy thuốc dùng phép  hạ, tiếp luôn bị chứng hạ lợi thanh cốc không dứt (ăn gì đi ra thức ấy), mình đau nhức ấy, nên gấp cứu phần lý, sau đó thân  mình còn đau nhức, đại tiểu tiện điều hòa, nên gấp cứu Biểu. Cứu lý dùng Tứ nghịch thang, cứu biểu dùng Quế chi thang.

Điều 93

Bệnh ở Thái dương phát sốt, đầu đau , mạch lại Trầm. Nếu mồ hôi ra  rồi mà không khỏi, thân thể đau nhức, nên cứu phần Lý, dùng bài  Tứ Nghịch Thang.

Điều 94

Bệnh ở Thái dương, trước đã dùng phép hạ ngay mà không khỏi… Bấy giờ mới lại dùng phép phát hãn. Bởi đó, biểu lý đều hư, bệnh nhân đến nỗi thành chứng Mạo (đầu nặng như úp vật gì lên trên). Người mắc chứng mạo, mồ hôi ra sẽ tự khỏi. Sở dĩ như thế vì có mồ hôi  ra thì phần biểu hòa. Nếu còn thấy phần Lý chưa hòa, bấy giờ mới nên dùng phép hạ.

Điều 95

Bệnh ở Thái dương, mạch Âm Dương đều thấy đều đặn, tất trước phải thấy run rẩy, mồ hôi  ra mà khỏi. Nếu chỉ Dương mạch mà Vi, dùng phép hạ sẽ khỏi. Như muốn dùng phép hạ, bài  Điều Vị Thừa Khí Thang làm chủ.

Điều 96

Bệnh ở Thái dương tất phải phát sốt và tự ramồ hôi . Đó là bởi Vinh yếu, Vệ mạnh, nên mồ hôi  mới ra. Muốn cứu tà phong, nên dùng bài Quế Chi Thang.

Điều 97

Thương hàn đã 5, 6 ngày, trúng phong, lúc nóng lúc lạnh, ngực sườn đầy, miệng đắng , không nói năng gì, không muốn ăn uống, tâm bứt rứt,  hay nôn, hoặc trong ngực thấy  bứt rứt mà không nôn, hoặc khát hoặc trong bụng đau, hoặc dưới sườn cứng, hoặc dưới vùng tâm hồi hộp, tiểu tiện không lợi, hoặc không khát, thân mình có hơi nóng hoặc lại ho, thì dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang.

Điều 98

Huyết yếu, khí hết, tấu lý tự mở, tà khí nhân đó mà vào, chọi nhau với chính khí, kết ở dưới jông sườn . Chính với tà phân tranh, gây nên lúc nóng lúc lạnh, lúc khỏi lúc phát có giờ giấc, cứ lìm lịm không muốn ăn uống. Tạng với Phủ cùng liên lạc với  nhau,  chỗ đau lại nằm ở dưới. Tà ở cao mà đau ở dưới nên mới sinh ra nôn, bài Tiểu Sài Hồ Thang chủ về bệnh ấy. Uống Sài Hồ Thang rồi mà lại khát, là  thuộc về Dương minh chứng , theo phép (dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang) mà điều trị.

Điều 99

Mắc bệnh đã 6, 7 ngày, mạch Trì, Phù, Nhược, ghét gió, ghét lạnh, tay chân ấm. Thầy thuốc dùng phép hạ  luôn 2, 3 lần, không ăn được, dưới hông sườn đầy, đau, mặt, mắt, cơ thể  hiện sắc vàng, cổ gáy cứng, tiểu tiện lại khó. Nếu dùng bài Sài Hồ Thang, sẽ bị tiêu chảy nặng ở hậu môn. Vốn khát mà uống nước lại nôn… không nên dùng bài Sài Hồ Thang,  (nếu dùng) ăn vào sẽ nôn.

Điều 100

Thương hàn 4, 5 ngày, mình nóng, ghét gió, gáy, cổ cứng, dưới hông sườn  đầy, tay chân ấm mà khát, bài Tiểu Sài Hồ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 101

Thương hàn mà mạch Dương thấy  Sáp, mạch Âm thấy Huyền, theo phép thì trong bụng đau gấp, trước hết cho  uống bài Tiểu Kiến Trung Thang, nếu vẫn không khỏi, bài Tiểu Sài Hồ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 102

Thương hàn, trúng phong có chứng của bài Sài Hồ Thang, dù chỉ thấy có một chứng cũng được, không cần phải đủ.

Điều 103

Phàm thuộc về chứng của bài Sài Hồ Thang mà lại dùng phép  hạ, nếu chứng của Sài hồ chưa hết, lại cho uống thêm Sài Hồ Thang, hẳn người bệnh phải bứt rứt mà run, lại phát sốt, ramồ hôi thì bệnh giải.

Điều 104

Thương hàn đã 2, 3 ngày (tức là thời kỳ chủ khí của kinh Thiếu dương) trong tâm bị hồi hộp mà lại bứt rứt, bài Tiểu Kiến Trung Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 105

Bệnh ở Thái dương đã trải qua hơn 10 ngày, lại dùng phép hạ luôn 2, 3 lần; 4- 5 ngày sau chứng của Sài Hồ vẫn còn. Trước hết cho uống bài Tiểu Sài Hồ Thang, ói  không ngừng , vùng dưới tâm đầy, uất,  hơi bứt rứt,  đó  là bệnh  chưa giải hết, cho uống bài Đại Sài Hồ Thang để hạ.

Điều 106

Thương hàn trải qua 13 ngày, vẫn không giải, ngực, hông sườn  đầy mà lại nôn, về buổi chập tối, phát ra chứng triều nhiệt,  rồi  hơi bị tiêu lỏng, đó vốn là chứng Đại Sài Hồ, không biết dùng phép Hạ đi,  giờ lại thấy tiêu lỏng , biết là thầy thuốc  dùng thuốc hoàn  để cho xổ. Trị như vậy không đúng  phép.  Chứng triều nhiệt  là đang thực, trước hết,  nên dùng bài Tiểu Sài Hồ để giải bên ngoài, sau đó dùng  bài Sài Hồ Gia Mang Tiêu Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 107

Thương hàn đã 13 ngày không khỏi, gọi là quá kinh, nói xàm, đó là do  có nhiệt. Nên dùng thang dược để cho xổ. Nếu tiểu tiện lợi, đại tiện phải  cứng. Trái lại, có tiêu chảy, mạch điều hòa, biết là do thầy thuốc dùng thuốc hoàn  để cho xổ, thế là chữa trái phép. Nếu tiêu chảy,  mạch nên Vi mà tay chân lạnh (quyết), ngược lại gọi là hòa,  là do nội thực. Bài  Điều Vị thừa khí thang chủ về bệnh ấy.

Điều 108

Bệnh ở Thái dương không giải được, nhiệt kết ở bàng quang, bệnh nhân như cuồng. Nếu huyết tự đi xuống, nhiệt cũng hạ theo, bệnh  sẽ khỏi. Nếu bên ngoài không giải, cũng chưa thể dùng phép công, mà trước hết nên  giải ngoại tà, ngoại tà  giải rồi, nhưng  thiếu phúc lại bị câu kết (bụng dưới có vẻ đau gấp rút khó chịu), bấy giờ  mới có thể dùng phép công, nên dùng bài Đào Hạch Thừa Khí Thang.

Điều 109

Thương hàn đến ngày thứ 8, thứ 9  (thuộc về thời kỳ chủ khí của kinh Thiếu dương), dùng phép xổ (làm hại đến khí của Dương minh) gây ra ngực  đầy, bứt rứt, kinh sợ (chứng của Thiếu dương Tâm bào), tiểu tiện không lợi, nói lảm nhảm, khắp cơ thể  nặng nề, không thể trở mình, bài  Sài Hồ Gia Long Cốt Mẫu Lệ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 110

Thương hàn mà bụng đầy (chứng của Tỳ), nói lảm nhảm (chứng của Vị), thốn khẩu mạch Phù mà Khẩn, ấy là Can phạm vào Tỳ, gọi tên là tung (ỷ thế ngang dọc để hiếp người khác), châm huyệt Kỳ Môn.

Điều 111

Thương hàn phát nhiệt, rờn rợn ghét lạnh, khát quá, muốn uống nước, bụng hẳn phải đầy, mồ hôi tự ra, tiểu tiện lợi, bệnh thế muốn giải, đó  là Can phạm vào Phế, gọi  là Hoành (ngang tàng không còn sợ gì), châm  huyệt Kỳ môn.

Điều 112

Thái dương bệnh đã 2 ngày,ngược lại tạo nên chứng táo, lại lấy lửa chườm ở lưng, mồ hôi ra quá nhiều. Hỏa nhiệt vào Vị, thủy trong Vị sẽ kiệt, sinh ra phiền táo, tất nói lảm nhảm. Hơn 10 ngày,  có trạng thái run rẩy, tiêu chảy, thế là bệnh muốn khỏi. Mồ hôi từ thắt lưng trở xuống không ra được, muốn tiểu tiện không được, lại nôn, muốn són đái, dưới chân ghét gió, đại tiện cứng, tiểu tiện phải nhiều lần  mà lại không nhiều lần và cũng không nhiều  , đại tiện xong làm cho đầu đột nhiên đau, lòng  bàn chân hẳn nóng, đó là do cốc khí dẫn xuống được rồi  vậy.

Điều 113

Thái dương mắc bệnh trúng phong, dùng hỏa để bức cho mồ hôi ra. Tà phong bị hỏa nhiệt bức  khí huyết phải tràn ra ngoài,  mất đi cái thường độ. Hai dương cùng hun đốt, khắp mình phát thành mầu vàng . Nếu Dương tà thịnh thời muốn chảy máu cam.  Âm hư thì tiểu tiện khó. Âm Dương đều hư kiệt thìi thân thể khô táo, mồ hôi chỉ ra ở đầu, đến cổ thì hết, bụng đầy, hơi suyễn, miệng khô, họng loét hoặc không đại tiện được, nếu lâu thời nói lảm nhảm, nặng hơn  đến phải ói, tay chân vật vã, lần áo sờ giường. Nếu tiểu tiện lợi, vẫn còn  chữa được (vì còn chút chân âm chưa xuất hết).

Điều 114

Thương hàn mạch Phù, thầy thuốc dùng hỏa để bức cướp đến nỗi vong dương, tất phát kinh sợ và cuồng, nằm ngồi không yên. Bài Quế Chi Khử Thược Dược, gia Thục Tất Mẫu Lệ Long Cốt Cứu Nghịch Thang chủ về bệnh đó.

Điều 115

Bệnh hình, khi phát, giống như là thương hàn, mạch lạikhông Huyền, Khẩn mà Nhược. Mạch Nhược tất phải khát. Nếu bị hỏa đốt, tất nói lảm nhảm. Nhưng mạch Nhược lại có phát nhiệt, tức là trong Nhược lại thấy Phù, dùng phương pháp giải đi, mồ hôi sẽ xuất ra,  bệnh khỏi.

Điều 116

Bệnh ở Thái dương nếu dùng hỏa để đốt nóng , không có mồ hôi (vì huyết dịch bị thương), bệnh nhân tất phải táo, sẽ quay lại với Thái dương kinh, bệnh  không giải tất phải tiêu ra huyết, gọi tên là hỏa tà.

Điều 117

Mạch Phù, nhiệt lắm mà lại dùng phép cứu. Ấy là bệnh thực. Nếu thực,  dùng phép hư để trị. Bệnh  nhân bị hỏa gây nên  động, tất sẽ làm cho  cuống họng bị khô  mà nôn ra máu.

Điều 118

Mạch Vi, mạch Sác,  phải cẩn thận không nên cứu. Nếu cứu, nhân đó hỏa thịnh thành  tà khí, công lên trên thành phiền nghịch. Truy hư trục thực (âm vốn hư lại lấy hỏa để truy đuổi khiến cho càng hư, nhiệt vốn thực lại dùng hỏa để trục khiến cho thực càng thực… ) đến nỗi huyết tan trong mạch. Hỏa khí dù nhỏ nhưng công vào trong có lực, khiến cho  xương bị khô, gân bị tổn thương, huyết khó hồi phục trở lại.

Điều 119

Mạch Phù nên dùng phép hàn để giải. Nếu dùng hỏa để cứu, tà không lối ra, lại nhân cái thế mạnh của hỏa mà càng thịnh, bệnh sẽ từ thắt lưng trở xuống, bệnh phải nặng nề mà tê, tức gọi là hỏa nghịch. Nếu muốn tự giải, trước đó phải có phiền, bây giờ mới có mồ hôi mà giải. Sao lại biết được ? Vì mạch Phù nên biết là mồ hôi ra thì bệnh sẽ khỏi.

Điều 120

Dùng Thiêu châm khiến cho mồ hôi ra. Chỗ châm bị hàn, hạch sưng lên đỏ tía, sẽ phát ra chứng Bôn đồn, khí từ thiếu phúc sẽ xung lên tâm, cứu trên chỗ sưng 1 tráng, cho uống bài Quế Chi Gia Quế Thang, lại thêm Quế 2 lạng.

Điều 121

Chứng hỏa nghịch ( có chứng trạng giống với chứng  Vi thực), mà lầm dùng phép xổ, nhân đó lại dùng thiêu châm, gây nên chứng phiền táo (hạ đã làm mất âm ở Lý, thiêu châm lại làm bức  Dương hư, âm dương chia rẽ nhau, gây ra). Dùng bài Quế Chi Cam Thảo Long Cốt Mẫu Lệ Thang làm chủ để  trị

Điều 122

Bệnh Thương hàn ở Thái dương nếu dùng ôn châm tất sinh ra kinh sợ.

Điều 123

Bệnh ở Thái dương đáng lẽ ghét lạnh, phát sốt, giờ lại tự ra mồ hôi, không ghét lạnh, phát sốt, mạch trên bộ Quan đi Tế, Sác, đó là lỗi của thầy thuốc đã dùng phép thổ vậy. Bệnh 1, 2 ngày sau mới nôn, trong bụng đói, miệng không ăn được. Bệnh qua 3, 4 ngàymới nôn, không thích ăn cháo, lại muốn ăn thức lạnh, nhưng buổi sáng ăn vào thì  tối lại nôn,  đó là vì thầy thuốc  dùng phép thổ gây nên. Đó gọi là tiểu nghịch.

Điều 124

Bệnh ở Thái dương mà dùng phép thổ, Bệnh ở Thái dương đáng lẽ phải ghét lạnh, giờ lại không ghét lạnh, không muốn mặc áo, ấy là vì dùng phép thổ mà thành chứng nội phiền.

Điều 125

Bệnh  nhân mạch Sác, Sác là nhiệt, (phải dùng phép)  tiêu cốc  làm cho đòi ăn, mà lại ói ra, đó là vì dùng phép phát hãn thái quá, khiến cho Dương khí yếu đi, khí ở trong cách mạc bị hư, mạch mới hiện ra Sác, Sác là khách nhiệt (nhiệt từ ngoài đến), không thể tiêu cốc khí, đó là trong Vị bị hư lạnh, nên phải ói vậy.

Điều 126

Bệnh ở Thái dương đã qua kinh, hơn 10 ngày, dưới vùng tâm nôn nao, muốn nôn mà trong ngực đau, đại tiện ngược lại phải lỏng, vùng bụng hơi đầy, uất uất hơi phiền, trước đây   rất muốn nôn, muốn hạ… Có thể cho uống bài Điều Vị Thừa Khí Thang. Nếu không như thế, không thể cho uống. Nếu chỉ muốn nôn, trong ngực đau, hơi tiêu chảy, đó không phải là chứng của bài Sài Hồ. Vì ( thấy) nôn  nên biết là rất muốn nôn, rất muốn hạ vậy..

Điều 127

Bệnh ở Thái dương 6, 7 ngày, Biểu chứng vẫn còn, mạch Vi mà Trầm, ngược lại, tà không kết ở ngực, bệnh nhân phát cuồng,do nhiệt hạ tiêu, thiếu phúc phải cứng và đầy, tiểu tiện tự lợi, dùng phép xổ huyết thì sẽ khỏi. Sở dĩ như thế vì Thái dương đi theo Kinh và ứ nhiệt ở phần lý. Dùng bài Để Đưong Thang làm chủ để trị.

Điều 128

Bệnh ở Thái dương, thân thể vàng, mạch Trầm Kết, thiếu phúc cứng, tiểu tiện không lợi,đó là vì không có huyết. Nếu tiểu tiện tự lợi, bệnh nhân như phát cuồng, đích xác là huyết chứng rồi. Để Đương Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 129

Thương hàn có nhiệt, thiếu phúc bị đầy, tiểu tiện vốn không lợi, giờ lại lợi, đây là chứng huyết hữu. Nên dùng phép hạ đi. Phải uống hết, không nên để thừa. Nên dùng bài Để Đương Hoàn.

Điều 130

Hỏi: Bệnh có loại gọi là  kết hung, gọi là tạng kết,bệnh trạng thế nào ?

Đáp: Ấn tay vào đau, mạch bộ thốn  Phù, bộ quan Trầm gọi là Kết Hung vậy.

Điều 131

( Hỏi ):Thế nào gọi là tạng kết ?

Đáp: Bên ngoài trạng thái giống như chứng trạng của kết hung, ăn uống như thường, thỉnh thoảng hay tiêu chảy, mạch ở bộ thốn Phù, ở bộ quan Tiểu, Tế và Trầm, Khẩn, gọi là chứng tạng kết. Nếu trên lưỡi có rêu trắng và trơn, bệnh này   khó trị. Tạng kết không có Dương chứng, không nóng lạnh qua lại, bệnh nhân lại yên lặng, trên rêu lưỡi trơn, không thể dùng phép công.

Điều 132

Bệnh phát ra ở (Thái) Dương, ngược  lại, lại cho xổ, nhiệt tà thừa hư xâm nhập vào, là nguyên nhân gây ra chứng Kết hung.

Bệnh phát ra ở (Thiếu) Âm mà lại dùng phép hạ, là nguyên nhân  thành ra chứng Bỉ.  Sở dĩ gây nên chứng Kết hung,là do dùng phép xổ quá sớm. Chứng kết hung, cổ cũng bị cứng, giống như chứng Nhu kính. Dùng phép xổ đi thì sẽ hòa. Nên dùng bài Đại Hãm Hung Hoàn

Điều 133

Chứng Kết hung nếu mạch Phù, Đại,  không thể dùng phép hạï. Nếu cho xổ, sẽ chết.

Điều 134

Bệnh  (trúng phong) của Thái dương,  mạch Phù mà Động, Sác. Phù tức là Phong, Sác tức  là nhiệt. Động gây thành đau. Sác thì là hư. Đầu đau, phát nhiệt, hơi có mồ hôi trộm mà lại ố hàn, do Biểu chưa giải vậy. Thầy thuốc, ngược lại,  dùng phép hạ,  mạch Động, Sác biến thành mạch Trì. Trong ngực và (hoành) cách, khí cùng cự nhau thành ra đau, trong Vị trống không, khách khí động lên cách, khiến cho hơi thở ngắn, phiền nhiệt, trong lòng buồn bực, đều là khí của Thái dương hãm vào trong, nhân đó mà phía dưới tâm bị cứng, thì thành chứng Kết hung, dùng bài Đại Hãm Hung Thang làm chủ trị; Nếu không bị kết hung, chỉ có mồ hôi xuất ra ở đầu ,  các nơi khác không có, chỉ đến cổ là dứt. Nếu  tiểu tiện không lợi, khắp thân mình nhất định bị vàng.

Điều 135

Thương hàn 6, 7 ngày mà kết lại ở ngực. Nhiệt thực, mạch Trầm mà Khẩn, vùng dưới tâm  đau, đè lên thấy cứng như đá. Đại Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 136

Thương hàn hơn mưòi mấy ngày, nhiệt kết ở Lý, lại thành chứng nóng lạnh qua lại. Nên cho uống bài Đại Sài Hồ Thang. Nếu chỉ có chứng kết hung, không có sốt cao, đó là thủy kết ở ngực và sườn. Trên đầu hơi có mồ hôi ra. Đại Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 137

Bệnh ở Thái dương, lại cho phát hãn thêm, rồi lại cho xổ thêm, không đại tiện được, 5- 6 ngàysau, trên lưỡi bị khô mà khát. Lúc sẩm tối, người bệnh hơi sốt . Từ  tâm xuống đến thiếu phúc bị cứng, đầy, đau, không  ai có thể đến gần , Đại Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 138

Chứng Tiểu kết hung, chỉ ở ngay dưới tâm mà thôi, ấn tay vào thì đau, mạch Phù mà Hoạt, Tiểu Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 139

Bệnh ở Thái dương được 2-3 ngày, không thể nằm được, chỉ muốn ngồi dậy, vùng dưới tâm tất sẽ bị kết, mạch đi Vi, Nhược, đó là do (Thái dương) có hàn phận vậy. Ngược lại, lại cho xổ, nếu tiêu chảy ngưng,  sẽ gây nên chứng (Tiểu) Kết hung. Nếu tiêu chảy  chưa dứt, sau bốn ngày lại cho xổ nữa, sẽ thành chứng Hiệp nhiệt rồi lại tiêu chảy tiếp.

Điều 140

Thái dương bệnh, nếu dùng phép hạ, nếu mạch Xúc, không thành chứng kết hung, đó là bệnh muốn giải. Nếu mạch Phù, sẽ thành chứng kết hung; nếu mạch Khẩn tất trong họng đau; nếu mạch Huyền tất hai bên hông sườn bị co rút. Nếu mạch Tế, Sác, sẽ bị chứng đầu nhức không ngừng; mạch Trầm Khẩn tất muốn nôn; mạch Trầm, Hoạt sẽ thành chứng  hiệp nhiệt lợi; mạch Phù, Hoạt sẽ tiêu ra huyết.

Điều 141

Bệnh ở Thái dương nên dùng phép giảihạn để giải bệnh, lại lấy nước lạnh làm ướt người.  Cái Dương nhiệt bị ngăn lại không thoát ra được, càng làm cho người bệnh thêm phiền, trên da thịt nổi lên thành hạt nhỏ. Ý thì muốn uống nước ngược lại, người bệnh  không khát… Nên uống bài Văn Cáp Tán. Nếu không bớt, cho uống bài Ngũ Linh Tán. Chứng Hàn thực Kết hung, không có nhiệt chứng , cho uống bài Tam Vật Tiểu Hãm Hung Thang, dùng bài Bạch Tán cũng được.

Điều 142

Thái dương với thiếu dương hợp bệnh, đầu và cổ cứng đau, hoặc bị hoa mắt, choáng váng,  có lúc như là có chứng kết hung, thành chứng dưới tâmbị khối thành cứng, nên châm giữa đốt thứ 1 xương  Đại chùy, châm tiếp Phế du, Can du. Cẩn thận không được phát hãn. Nếu phát hãn thì sẽ nói lảm nhảm, mạch Huyền. Nếu trong  5, 6 ngày, chứng nói lảm nhảm không dứt nên châm  ở huyệt Kỳ Môn.

Điều 143

Phụ nữ  bị trúng phong, phát nhiệt, ố hàn, mà kinh nguyệt lại đến, mắc bệnh đã 7, 8 ngày, nhiệt lui mà mạch Trì, thân mình mát, dưới ngực và sườn  đầy, giống như  chứng kết hung,  làm chi người bệnh nói lảm nhảm, đó là do nhiệt nhập vào huyết thất. Nên châm  huyệt Kỳ Môn, theo cái thực của nó để châm tả.

Điều 144

Phụ nữ bị  trúng phong được 7- 8 ngày, lại tiếp tục bị hàn nhiệt trở lại, nó phát tác có lúc, kinh nguyệt đang đến lại bị gián đoạn, đó là nhiệt nhập vào huyết thất. Huyết ắt bị kết lại khiến cho  gây nên trạng thái giống  như chứng sốt rét, nó phát tác có lúc. Tiểu Sài Hồ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 145

Phụ nữ bị thương hàn phát nhiệt, vừa gặp lúc thấy kinh nguyệt, ban ngày thì tỉnh táo, đêm thì nói lảm nhảm như thấy ma qủy, đó là nhiệt nhập vào huyết thất. Đừng phạm vào Vị khí và khí Thượng tiêu, Trung tiêu, sẽ tự khỏi.

Điều 146

Thương  hàn  6- 7 ngày, phát sốt, hơi ố hàn, các chi ( ngón tay, chân) tiết (khớp) đau nhức, hơi nôn mửa, các chi-lạc dưới tâm kết, chứng bên ngoài chưa khỏi, Dùng bài Sài Hồ Quế Chi Thang làm chủ trị.

Điều 147

Thương hàn 5- 6 ngày, đã cho phát hãn, lại cho xổ, vì thế ngực va2 hông sườn đầy, chỉ hơi kết mà thôi, tiểu tiện không lợi, khát mà không nôn. Chỉ có đầu là ra mồ hôi, nóng lạnh qua lại, tâm phiền, đó là bệnh chưa giải. Sài Hồ Quế Chi Can Khương Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 148

Thương hàn 5- 6 ngày, mồ hôi đầu xuất , hơi ghét lạnh, tay chân lạnh, dưới tâm đầy, miệng không muốn ăn, đại tiện phân cứng, Mạch Tế, đó là Dương bị vi kết, ắt hẳn có Biểu chứng (đầu ra mồ hôi, hơi ố hàn, tay chân lạnh), lại có  chứng thuộc Lý (tâm hạ mãn, không muốn ăn, đại tiện phân cứng ). Mạch Trầm cũng thuộc  Lý, mồ hôi xuất ra do Dương vi. Giả sử như chứng thuần âm kết, không thể có ngoại chứng nào, sẽ nhập vào Lý. Chứng này thuộc  nửa ở Lý, nửa ở Biểu. Mạch tuy  Trầm Khẩn, vẫn không phải là bệnh tạng kết thuộc Thiếu âm. Sở dĩ như thế vì âm chứng không thể có mồ hôi ở đầu, nay đầu lại ra mồ hôi vì thế biết rằng không phải là bệnh ở Thiếu âm. Nên dùng bài Tiểu Sài Hồ Thang. Nếu chưa dứt hẳn, khi đại tiện được thì bệnh khỏi.

Điều 149

Thương hàn 5- 6 ngày, nôn mửa mà lại phát nhiệt, đó là chứng trạng đầy đủ của Sài Hồ Thang, mà lại lấy loại thuốc khác để cho xổ. Các chứng thuộc Sài hồ vẫn còn, cứ cho uống tiếp bài Tiểu Sài Hồ Thang. ( Đây là lý do tại sao ) tuy  đã cho xổ mà  không gây thành nghịch. Hẳn phải nóng hừng hực mà run lên . Rồi phát nhiệt, phát hãn, bệnh được giải. Nếu dùng phép xổ thì vùng dưới tâm bị đầy mà cứng, đau, gọi là  kết hung, Đại Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy. Nếu chỉ đầy  mà không đau, đó là chứng Buổi, không nên dùng bài Sài Hồ Thang nữa. Nên dùng bài Bán Hạ Tả Tâm Thang.

Điều 150

Thương hàn 5- 6 ngày, nôn mửa mà lại phát nhiệt, đó là chứng trạng đầy đủ của Sài Hồ Thang, mà lại lấy loại thuốc khác để cho xổ. Các chứng thuộc Sài hồ vẫn còn, cứ cho uống tiếp bài Tiểu Sài Hồ Thang. ( Đây là lý do tại sao ) tuy  đã cho xổ mà  không gây thành nghịch. Hẳn phải nóng hừng hực mà run lên . Rồi phát nhiệt, phát hãn, bệnh được giải. Nếu dùng phép xổ thì vùng dưới tâm bị đầy mà cứng, đau, gọi là  kết hung, Đại Hãm Hung Thang chủ về bệnh ấy. Nếu chỉ đầy  mà không đau, đó là chứng Buổi, không nên dùng bài Sài Hồ Thang nữa. Nên dùng bài Bán Hạ Tả Tâm Thang.

Điều 151

Mạch Phù mà Khẩn mà lại cho xổ, lại nhập trở vào Lý, trở thành chứng Bỉ, đè xuống thấy mềm, đây chỉ là Bỉ khí vô hình thôi.

Điều 152

Thái dương Trúng phong thành chứng tiêu chảy, nôn  nghịch. Khi phần biểu đã giải rồi mới có thể dùng phép công được. Nếu bệnh nhân xuất mồ hôi lấm tấm, phát tác có lúc, đầu đau, vùng dưới tâm bị bỉ khí mà cứng và đầy, đau dẫn đến dưới hông sườn, nôn khan, hơi thở ngắn,  mồ hôi ra, không ghét lạnh. Đó là phần Biểu đã giải, (nhưng) phần Lý chưa hòa, dùng bài Thập Táo Thang làm chủ trị.

Điều 153

Thái Dương bệnh (nếu ở cơ tấu, nên dùng Quế Chi Thang để giải cơ), thầy thuốc nhầm dùng Ma Hoàng Thang để phát hãn (chỉ làm hại cái kinh của Thái dương, mà hư cả Biểu) đưa đến chứng  phát nhiệt, ố hàn , lại nhân đó mà dùng pheps xổ (lại càng thêm hại cả tạng Thái âm, mà hư cả Lý ). Vùng dưới tâm bị chứng Bỉ, làm cho Biểu, Lý đều hư, âm khí và Dương khí đều kiệt. Nếu  không còn Dương thì Âm cô độc lại dùng thêm phép thiêu châm gây thành chứng phiền,  sắc mặt xanh vàng, cơ phu bị co giật, ( trường hợp này) khó chữa. Nay nếu sắc diện hơi vàng,  tay chân ấm, bệnh có thể dễ khỏi.

Điều 154

Dưới tâm có chứng bỉ,  ấn tay vào thấy mềm,  mạch trên bộ Quan đi Phù. Bài Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 155

Dưới tâm có chứng bỉ mà lại ghét lạnh, lại còn ra mồ hôi. Dùng bài Phụ Tử Tả Tâm Thang làm chủ trị.

Điều 156

Vốn do hạ nhầm nên dưới tâm thành chứng bỉ, cho dùng bài Tả Tâm Thang, chứng bỉ không giải. Bệnh nhân bị chứng khát, miệng khô, phiền, tiểu tiện không lợi. Bài Ngũ Linh Tán chủ về bệnh ấy.

Điều 157

Thương hàn mồ hôi ra, sau khi đã giải, thấy trong Vị không hòa, dưới tâm bị bỉ cứng, nôn khan, ăn vào có mùi hôi thối, dưới hông sườn  có thủy khí, trong bụng sôi như sấm, tiêu chảy, bài Sinh Khương Tả Tâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 158

Hoặc thương hàn, hoặc trúng phong, thầy thuốc  lại dùng phép xổ, bệnh nhân bị tiêu chảy ngày vài mươi lần. Cốc khí không hóa, trong bụng sôi kêu như sấm, dưới tâm bị chứng  bỉ, cứng, nôn khan, tâm phiền, không được yên. Thầy thuốc  thấy chứng dưới tâm bị chứng bỉ, cho là bệnh chưa hết, lại cho xổ nữa, chứng Bỉ càng nặng thêm. Đây không phải do nhiệt kết, chỉ vì trong Vị bị hư, khách khí nghịch lên cho nên khiến cho dưới tâm hạ bị cứng.  Bài Cam Thảo Tả Tâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 159

Thương hàn, uống thang dược để xổ gây ra  tiêu chảy  không dứt, dưới tâm bị chứng bỉ, cứng. Uống bài Tả Tâm Thang, rồi lại dùng thuốc khác để xổ, tiêu chảy vẫn không dứt. Thầy thuốc lại  cho uống bài Lý Trung Thang, tiêu chảy càng nặng hơn. Vì Lý Trung Thang là thuốc trị trung tiêu. Chứng tiêu chảy này ở hạ tiêu, nên dùng bài Xích Thạch Chi Võ Dư Lương thang làm chủ để trị. Nếu tiêu chảy vẫn  không dứt, nên cho lợi tiểu tiện.

Điều 160

Thương hàn sau khi cho nôn, cho xổ rồi lại phát hạn, vì thế bị hư phiền, mạch rất Vi, tám chín ngày sau, dưới tâm bị  chứng bỉ, cứng, dưới hông sườn  đau, khí xông lên yết hầu, bị hoa mắt, chóng mặt. Kinh mạch bị kinh động, lâu ngày sẽ thành chứng Nuy.

Điều 161

Thương hàn phát hãn, nếu cho nôn, nếu cho xổ, sau khi bệnh giải, dưới tâm bị chứng bỉ, cứng, ợ hơi không dứt. Bài Toàn Phúc Đại Giả Thạch Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 162

Sau khi cho xổ,  không thể dùng thêm Quế Chi. Nếu mồ hôi xuất ra thành chứng suyễn,   không có đại nhiệt, nên dùng bài Ma Hoàng Hạnh Tử Cam thảo Thạch Cao Thang.

Điều 163

Bệnh ở Thái dương, chứng ngoài chưa hết, mà cho xổ vài lần, thế là hiệp với tà nhiệt để thành chứng tiêu chảy, tiêu chảy không ngừng, dưới tâm có chứng bỉ, cứng, đây gọi là biểu lý không giải, dùng bài Quế Chi Nhân Sâm Thang làm chủ để trị.

Điều 164

Thương hàn, sau khi cho xổ mạnh, lại cho phát hãn, vì thế dưới tâm bị chứng bỉ mà ố hàn, đó là biểu chưa giải. Không thể công vào chứng Bỉ. Trước hết nên giải chứng biểu, biểu giải mới được công vào chứng Bỉ. Giải biểu nên dùng bài Quế Chi Thang, còn tấn công chứng bỉ,  nên dùng bài Đại Hoàng Hoàng Liên Tả Tâm Thang.

Điều 165

Thương hàn phát nhiệt, mồ hôi xuất ra không giải, giữa tâm bị bỉ cứng, nôn mửa, lại bị tiêu chảy. Bài Đại Sài Hồ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 166

Bệnh giống như chứng của bài Quế chi, nhưng đầu không đau, cổ không cứng, mạch  bộ thốn đi hơi Phù, giữa ngực bị bỉ cứng. Khí xung lên yết hầu, không thể thở được, đây là vì giữa ngực có hàn, bắt phải nôn. Nên dùng bài Qua Đế Tán.

Điều 167

Bệnh nhân, dưới hông sườn  vốn có chứng Bỉ,  lan tới cạnh rốn, đau rút xuống thiếu phúc, nhập vào  âm cân, gọi là chứng tạng kết, phải chết.

Điều 168

Bệnh thương hàn nếu cho xổ, cho hạ, đến ngày thứ  7, 8, bệnh vẫn  không giải, nhiệt kết ở Lý. Biểu lý đều bị nhiệt. Thường bị ghét gió, khát, trên lưỡi khô ráo mà bứt rứt, muốn uống nước đến vài thăng nước. Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang làm chủ trị.

Điều 169

Bệnh thương hàn, không có đại nhiệt, miệng ráo khát, tâm bứt rứt, sau lưng hơi ghét lạnh, bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 170

Thương hàn, mạch Phù, phát nhiệt, không mồ hôi, ngoài biểu không giải, không thể cho uống bài Bạch Hổ Thang. Nếu khát, muốn uống nước, không có biểu chứng, dùng bài Bạch Hổ Gia Nhân Sâm thang làm chủ trị.

Điều 171

Thái dương và Thiếu dương cùng bệnh, dưới tâm cứng, cổ gáy cứng, hoa mắt, nên châm huyệt Đại chùy, Phế du, Can du. Cẩn thận không nên cho xổ.

Điều 172

Thái dương và Thiếu dương  hợp bệnh, nếu tự tiêu chảy, cho uống bài Hoàng Cầm Thang. Nếu bị nôn, dùng bài Hoàng Cầm Gia Bán Hạ Sinh Khương Thang làm chủ để trị.

Điều 173

Thương hàn giữa ngực có nhiệt, trong Vị có khí hàn, trong bụng bị đau, muốn nôn. Hoàng Liên Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 174

Thương hàn đến 8- 9 ngày ,phong với thấp cùng xung đột nhau, thân thể đau nhức, buồn bực, không tự trở mình được, không bị nôn, không khát, mạch Phù, Hư mà Sắc, bài Quế Chi Phụ Tử Thang chủ về bệnh ấy. Nếu người bệnh, đại tiện cứng, tiểu tiện tự lợi, bỏ Quế Chi, gia Bạch Truật Thang làm chủ trị.

Điều 175

Phong thấp xung đột nhau, các khớp xương đau nhức, đau buốt,  không co duỗi được, đến gần sẽ bị đau nkịch liệt, mồ hôi ra, hơi thở ngắn, tiểu tiện không lợi, ghét gió, không muốn cởi áo, hoặc thân mình hơi phù, dùng  bài  Cam thảo Phụ Tử Thang làm chủ trị.

Điều 176

Thương hàn mạch Phù, Hoạt, đó là biểu có  nhiệt, lý có hàn. Bài Bạch Hổ Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 177

Thương hàn mạch Kết, Đại, tâm động, hồi hộp, bài Chích Cam Thảo Thang chủ về bệnh ấy.

Điều 178

Khi ấn tay vào mạch thấy  Hoãn , có lúc ngưng  1 lần  rồi  lại trở lại, gọi là mạch Kết. Có khi mạch đến động mà cũng có ngưng giữa chừng rồi lại trở lại mạch Tiểu, Sác, có khi quay về,  lại Động, gọi là mạch Kết, thuộc âm vậy. Nếu mạch đến Động mà giữa chừng  ngưng,  không thể tự quay về, nhân đó mà độngtrở lại, gọi là mạch Đại, đây là mạch độc Âm. Thấy hiện ra mạch này, hẳn là khó chữa.