Logo

Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Lượt xem: 193 Ngày đăng: 22/06/2021

Thuốc lá điện tử (TLĐT) là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp, tạo ra sol khí (khói) cho người sử dụng hít vào.

Thành phần: Các thành phần chính có trong dung dịch thuốc lá điện tử thường bao gồm: nicotine, propylene glycol, glycerin, và chất tạo hương vị (có hơn 15.500 loại hương vị khác nhau, trong đó, nhiều loại có chứa chất độc).

Khói của thuốc lá điện tử: Có chứa nicotine, acetaldehyde, aceton, acrolein, formaldehyde, các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC), hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs), nitrosamine đặc trưng của thuốc lá (TSNA) và kim loại (nồng độ chì, crom, niken và fomandehit được tìm thấy trong khói của một số sản phẩm TLĐT ở mức bằng và cao hơn thuốc lá điếutruyền thống)

Thuốc lá nung nóng (TLNN) là sự kết hợp thiết bị điện tử và sản phẩm thuốc lá chuyên dùng làm sản sinh ra sol khí (khói) chứa nicotine và các hóa chất khác cho người sử dụng hít vào.

Thành phần: Sử dụng nguyên liệu từ thuốc lá (sợi, lá thuốc lá) cùng các chất phụ gia không phải thuốc lá, và thường được tẩm hương liệu. Thuốc lá có thể ở dạng điếu hoặc ở các dạng thiết kế đặc biệt khác như thanh, viên/ngăn chứa thuốc lá.

Khói của thuốc lá nung nóng: Có chứa nicotine và các hóa chất độc hại khác giống như trong khói thuốc lá điếu truyền thống. Nồng độ một số hóa chất trong TLNN thấp hơn thuốc lá điếu truyền thống, nhưng nồng độ một số hóa chất khác lại cao hơn, và tạo ra những chất mới không có trong khói thuốc lá thông thường có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tới sức khỏe

– Gây nghiện, ảnh hưởng phát triển não bộ của trẻ em và thanh thiếu niên.

– Tăng nguy cơ bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu truyền thống: Nghiên cứu cho thấy thanh thiếu niên và người trẻ chưa bao giờ hút thuốc lá nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì có nguy cơ bắt đầu hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn 3,5 lần so với nhóm chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử.

– Gây chấn thương nghiêm trọng do nổ pin.

+ Mỹ: từ năm 2009 đến 2015 xảy ra 92 vụ cháy/nổ do thuốc lá điện tử, gây chấn thương ở 47 người và thiệt hại tài sản.

+ Anh: hơn 100 vụ cháy/nổ, 2 trường hợp tử vong do cháy/nổ thuốc lá điện tử được ghi nhận ở Anh.

– Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá điện tử:

+ Hô hấp: sử dụng thuốc lá điện tử có liên quan đến tổn thương phổi cấp tính, viêm phổi do lipoid, viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, viêm phổi thể lỏng và viêm tiểu phế quản tắc nghẽn.

+ Ung thư:nguy cơ ung thư cao do kim loại nặng và các hợp chất carbonyl độc hại có trong khói thuốc lá điện tử.

+ Tim mạch: tăng nguy cơ hình thành huyết khối và xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, rối loạn chức năng nội mô liên quan đến bệnh tim mạch.

– Bệnh cấp và mãn tính nguy hiểm liên quan đến thuốc lá nung nóng:

+ Phơi nhiễm chất độc hại (nitrosamines, aldehydes, carbon monoxide v.v) có trong khói của thuốc lá nung nóng liên quan tới các loại ung thư phổi, mũi, thực quản, gan, tụy, cổ tử cung, tăng nguy cơ tim mạch, đột quỵ.

+ Gây tử vong:

Mỹ: 68 ca tử vong và 2.807 trường hợp bị tổn thương hô hấp cấp (EVALI) phải nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử từ 8/2019 đến 18/02/2020 (số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ).

Anh: 4 ca tử vong có liên quan đến sử dụng thuốc lá điện tử tới nay (ghi nhận bởi cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc sức khỏe)

Hậu quả kinh tế, xã hội do thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng

Gia tăng gánh nặng kinh tế cho hộ gia đình và quốc gia do chi phí để điều trị bệnh do sử dụng các sản phẩm này, giảm năng suất lao động do bị bệnh và tử vong sớm, và tổn thương tâm lý.

Nguy cơ phát sinh tệ nạn xã hội do sử dụng ma túy và các chất gây nghiện đồng thời với TLĐT:

– Mỹ: 30.6% thanh thiếu niên (lớp 6-12) sử dụng thuốc lá điện tử đã từng phối trộn chất ma túy từ cây cannabis với dung dịch điện tử.

– Việt Nam: một số trường hợp cấp cứu do ngộ độc cần sa phối trộn trong thuốc lá điện tử đã được ghi nhận tại Bệnh viện Bạch mai và Trung tâm giám định ma túy Viện Khoa học hình sự Bộ Công An.

Ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn:

– Thiết bị TLĐT, TLNN bao gồm nhiều thành phần (nhựa, pin, bảng mạch điện, lọ dung dịch điện tử…), bị vứt bỏ dưới dạng vỡ, nát có thể phát tán ra môi trường các chất độc hại như kim loại, axit, nicotine, v.v.

– Mỹ: 58 triệu sản phẩm TLĐT được bán ra trong năm 2015, trong đó có 19.2 triệu sản phẩm dùng 1 lần tạo ra lượng rác thải lớn.

Mọi sản phẩm thuốc lá đều có hại cho sức khỏe

Các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng gây bệnh tật, tử vong, ảnh hưởng xấu tới con người và môi trường, kinh tế, xã hội.

Nguy cơ sử dụng ma túy và các chất kích thích khác đồng thời với thuốc lá điện tử đã được ghi nhận ở Việt Nam và trên thế giới.

Việt Nam không nên cho phép thí điểm nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm TLĐT/TLNN.

Nguồn: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP. Hồ Chí Minh

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí  1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.  Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng