Logo

Sử dụng kháng sinh cho người lớn tuổi tại nhà

Lượt xem: 332 Ngày đăng: 26/11/2020

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị cho người cao tuổi là một thách thức không nhỏ. Bởi do đặc điểm sinh lý và một số yếu tố về tuổi già có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc. Vì vậy, sử dụng kháng sinh đúng cách và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ giúp mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh và làm giảm nguy cơ kháng kháng sinh ở người cao tuổi.

Việc sử dụng kháng sinh tràn lan là lãng phí, gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh

  1. Kháng sinh

Thuốc kháng sinh chỉ cần thiết để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh cũng là công cụ quan trọng để điều trị các bệnh nhiễm trùng thông thường như viêm phổi hoặc các tình trạng khác có thể đe dọa đến sức khoẻ như nhiễm trùng huyết-là phản ứng nguy hại của cơ thể đối với nhiễm trùng.

Thuốc kháng sinh không có tác dụng với virus, chẳng hạn như thuốc chữa cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản hoặc sổ mũi. Ngay cả khi chất nhầy dày có màu vàng hoặc màu xanh lá cây. Thêm vào đó, kháng sinh cũng không cần thiết đối với bệnh nhân nhiễm trùng thông thường như các bệnh nhiễm trùng xoang và một số bệnh nhiễm trùng tai.

Việc sử dụng kháng sinh cho người già hay người cao tuổi cần nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ xem có nên dùng chúng hay không. Nếu lạm dụng và sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn tới kháng kháng sinh. Và điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng điều trị trong tương lai.

  1. Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho người lớn tuổi tại nhà

Bất cứ loại thuốc nào cũng có tác dụng phụ và kháng sinh cũng không ngoại trừ. Sử dụng kháng sinh thường có thể gây ra các tác dụng phụ và dẫn đến kháng kháng sinh. Đây là mối đe dọa cấp bách nhất đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy sử dụng kháng sinh cho người cao tuổi cần lưu ý:

  • Kháng kháng sinh không có nghĩa là cơ thể đang trở nên kháng kháng sinh, điều đó có nghĩa là vi khuẩn trở nên kháng thuốc kháng sinh được thiết kế để tiêu diệt chúng.
  • Khi vi khuẩn trở nên kháng thuốc, kháng sinh không thể chống lại chúng và vi khuẩn sinh sôi.
  • Một số vi khuẩn kháng thuốc có thể khó điều trị hơn và có thể lây sang các người bệnh khác trong viện dưỡng lão.
  • Nhiễm C.difficile là một loại vi khuẩn gây bệnh viêm đại tràng hoặc các bệnh trong đại tràng. Nhiễm C.difficile có thể dẫn đến tổn thương đại tràng nghiêm trọng, mất kiểm soát với bệnh tiêu chảy và đôi khi có thể dẫn tới tử vong.

Nhiễm C.difficile có thể do chạm phải bề mặt bị ô nhiễm hoặc lây lan từ người khác hoặc cũng có thể do nhân viên chăm sóc sức khỏe.

Các triệu chứng của nhiễm C.difficile bao gồm: tiêu chảy nặng (ít nhất ba lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn), ăn không còn cảm giác ngon, có dấu hiệu sốt, buồn nôn, đau bụng,…

  • Phản ứng dị ứng với kháng sinh. Tuy những trường hợp này vô cùng hiếm xảy ra nhưng khi nó xảy ra có thể dẫn đến các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ).
  • Tương tác giữa kháng sinh và các loại thuốc khác. Thuốc kháng sinh có thể tương tác với nhiều loại thuốc bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn và các sản phẩm tự nhiên. Khi điều trị với kháng sinh nói chung và điều trị cho người cao tuổi nói riêng, bác sĩ cần biết đầy đủ danh sách thuốc mà bệnh nhân đã từng dùng trước khi kê toa kháng sinh mới. Bác sĩ cần lưu ý đến các tương tác nghiêm trọng chính đối với các nhóm thuốc kháng sinh thông dụng.

Một số lưu ý cho việc sử dụng kháng sinh an toàn cho người cao tuổi:

  • Hãy sử dụng chính xác theo kê đơn của bác sĩ
  • Không chia sẻ kháng sinh với người khác
  • Không để dành kháng sinh
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh mà được chỉ định kê đơn cho người khác.

Đặc điểm sinh lý của người cao tuổi khác so với những người khác do đó sẽ gặp nhiều bất lợi hơn khi sử dụng thuốc kháng sinh. Để đưa ra quyết định điều trị bằng kháng sinh cho người cao tuổi cần phải được thăm khám kỹ càng từ các bác sĩ chuyên khoa. Tránh trường hợp lạm dụng kháng sinh đặc biệt là với đối tượng là người cao tuổi để giảm nguy cơ kháng kháng sinh trong những lần điều trị tiếp theo.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Bệnh viện Vinmec theo CDC