** Phương thuốc gồm có 4 vị.
Nhân sâm 12g ( hoặc đảng sâm 25g )
Bạch linh 16g
Bạch truật 16g
Cảm thảo Bắc 06g
( Có thể gia thêm. Trần bì + bán hạ để trở thành bài Lục quân tử thang)
* Trong bài tứ quân thang.
– Vị Nhân sâm là ——-Quân ( Vua )
– Vị Bạch Linh là ——-Thần
– Vị Bạch truật là ——-Tá
– Vị Cảm thảo là ——-Sứ ( Sứ giả )
* Liều dùng của các vị thuốc có thể tăng giảm tuỳ theo mỗi bệnh nhân.
** Công dụng chung của bài thuốc. Bổ khí, tỳ vị hư nhược ( tỳ là hệ thống tiêu hoá của cơ thể, vị là dạ dày ) chữa khí hư mệt mỏi chán ăn, lười vận động.
** Mô tả từng vị thuốc.
1, Nhân sâm. Là rễ củ trên 5 năm của cây nhân sâm, thuộc họ Nhân sâm = Họ Ngũ gia bì. Hoặc rễ đảng sâm thuộc Họ Hoa Chuông.
Nhân sâm. Vị ngọt hơi đắng, tính ấm. Quy vào 2 kinh tỳ – phế và thông hành 12 kinh. Công dụng Đại bổ khí huyết toàn thân, bổ phế bình suyễn, kiện tỳ sinh tân dịch, chỉ khát. Dùng khi cơ thể phiền khát, người viêm phế quản, người mất ngủ hay quên.
2, Bạch linh ( Bạch phục linh, phục linh ) là nấm ký sinh trên rễ thông ( phần có màu trắng ). Thuộc Họ Nấm Lỗ. Có vị ngọt nhạt, tính bình. Quy vào 5 kinh tỳ – thận- vị- tâm – phế.Công dụng. Lợi thuỷ, kiện tỳ, thẩm thấp, dùng trong các bệnh tiểu tiện bí, đái buốt, nước tiểu có màu đỏ, lượng nước tiểu ít, người bị phù thũng, trị tâm thần bất an, loạn nhịp tim, hồi hộp, mất ngủ hay quên…
3, Bạch truật. Là rễ của cây Bạch truật thuộc Họ Cúc. Có vị ngọt đắng, tính ấm, quy vào 2 kinh tỳ – vị. Công dụng bổ dưỡng, kiện tỳ vị, tiêu thực, người táo thấp, cầm mồ hôi, an thai. Dùng khi công năng của tỳ hư nhược, tiêu hoá kém, bụng đầy trướng, người ra mồ hôi trộm.
4, Cảm thảo Bắc. Là rễ của cây cam thảo thuộc Họ Đậu = Họ Cánh Bướm. Có vị ngọt, tính bình. Quy vào kinh can- tỳ và thông hành 12 kinh.
Công dụng bổ trung ích khí, nhuận phế, chỉ khái, tả hỏa giải độc. Dùng trong các bệnh: viêm họng cấp và mạn tính, viêm amidan, ho có đờm, giảm đau trong bệnh đau dạ dày, đau bụng, người gân mạch có rút…
Dược sĩ Lê Mai