Logo

Phòng tránh, giảm ho khi giao mùa theo y học cổ truyền

Lượt xem: 301 Ngày đăng: 15/04/2024

Thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không kịp thích ứng nếu hệ miễn dịch yếu. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có các triệu chứng ho.

Ho là một phản xạ của cơ thể, nhằm làm sạch đường thở và tống xuất các chất dịch tiết, vật lạ, vi khuẩn ra ngoài…Ngoài ra, ho cũng có thể là một triệu chứng của các bệnh lý về đường hô hấp. Những bệnh đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa gồm: Cảm cúm, viêm mũi xoang, viêm hầu họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính….

Y học cổ truyền thường gọi chứng ho là “khái thấu”. Khái là có tiếng mà không có đờm, còn thấu là có đờm mà không có tiếng, nhưng thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng “khái thấu”

Sách “Y Học Tam Tự Kinh” viết: “Năm tạng, sáu phủ đều khiến người ta ho chứ không riêng gì tạng Phế (phổi). Nhưng Phế chủ khí, khí nghịch lên Phế gây nên ngứa cổ mà ho. Vậy khái thấu không riêng gì Phế mà không xa rời Phế”. Nghĩa là, ho là triệu chứng bệnh của Phế nhưng các tạng phủ khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Nguyên nhân ho thường được quy thành 2 loại chính: Ho do ngoại cảm và ho do nội thương. Trong đó ho do ngoại cảm là do các yếu tố thời tiết, môi trường bên ngoài. Khái thấu do ngoại cảm nếu không khỏi lâu ngày sẽ làm tổn thương tạng phủ, trở thành nội thương khái thấu (chức năng các tạng phủ mất điều hoà).

Do đó, hầu hết trong các trường hợp thường không cần phải dùng thuốc để điều trị, mà cần phải tìm nguyên nhân gây ho để điều trị nguyên nhân thì triệu chứng ho sẽ hết. Việc lạm dụng kháng sinh là không cần thiết trong trường hợp ho do dị ứng thời tiết hay do cảm cúm thông thường.

Với sự lành tính cũng như giá trị cao, nhiều loại thảo dược tự nhiên vẫn được sử dụng để phòng tránh và giảm ho khi thời tiết chuyển mùa.

Gừng

Gừng tươi Đông y gọi là Sinh khương, vị cay nồng, tính ấm, tác dụng tán phong hàn, cầm ho, chỉ thống (giảm đau), cải thiện sức đề kháng cho người bệnh. Trong thời điểm chuyển mùa, gừng tươi thường được sử dụng để giảm các triệu chứng ho, viêm họng, sưng họng, đau rát họng, đờm, khàn tiếng… Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, gừng có tác dụng xoa dịu nhanh cơn ho, làm ấm cổ họng, cải thiện tình trạng viêm, sưng và đỏ ửng.

Tử tô

Tử tô là quả của cây tía tô có tác dụng giáng khí hoá đàm, chỉ khái bình xuyễn, nhuận tràng thông tiện. Tử tô thường dùng kết hợp với bạch giới tử, lai phục tử như bài thuốc Tam tử dưỡng tân thang trị các chứng viêm đường hô hấp hoặc viêm phế quản cấp mạn tính, ho đờm nhiều. Hoặc kết hợp cùng trần bì, nhục quế, đương qui…trong bài Tô tử giáng khí thang có tác dụng giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp, chỉ trị ho suyễn, hoá đàm.

Trần bì

Trần bì là vị thuốc lấy từ vỏ quýt, cụ thể là vỏ của loài quýt hương, khi lấy tay vò lá sẽ thấy mùi thơm đặc biệt.Trần bì là vị thuốc cay, thơm, hơi đắng và tính ôn. Để nguyên phần cùi trắng thì có tác dụng bổ tỳ vị, điều hòa trung tiêu, lý khí. Bỏ phần cùi trắng thì có tác dụng tiêu đờm, trị ho. Để trị ho viêm họng, viêm phế quản, Đông y dùng trần bì, cát cánh, tô diệp, cam thảo, sắc uống hàng ngày. Với ho có đờm, thường kết hợp trần bì cùng bạch linh, khương bán hạ, cam thảo, gừng tươi.

Khi sử dụng các bài thuốc kể trên, người bệnh cần đi khám để các bác sĩ chẩn đoán và kê đơn chính xác với liều lượng các vị gia giảm phù hợp với thể trạng, đồng thời được hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc để đạt hiệu quả cao.

Thời tiết giao mùa, cần chú ý giữ ấm cơ thể, giữ môi trường sống được trong lành, sạch sẽ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, vận động phù hợp để tăng cường đề kháng cho cơ thể, phòng tránh các bệnh lý về hô hấp.

Để thuận tiện hơn, ngày nay, các thảo dược kể trên được kết hợp lại và bào chế thành dạng viên nang hoặc dạng nước những vẫn giữ được nguyên tinh chất.

An Phế ST của Công ty cổ phần Dược phẩm Thiên Ý Pharma. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ bổ phế, giảm ho khan, ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản, được nhiều người lựa chọn và sử dụng có hiệu quả.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Phế Sơn Tùng chiết xuất từ thiên nhiên.

Công dụng

Hỗ trợ bổ phế, hỗ trợ làm giảm ho gió, ho khan, ho có đờm do viêm họng, viêm phế quản.

Cách sử dụng

Trẻ em < 2 tuổi: tham khảo ý kiến bác sỹ, dược sỹ trước khi dùng (liều tham khảo ngày uống 2 ống, mỗi lần 1 ống 10 ml).

Trẻ em > 2 tuổi: ngày uống 2 ống, mỗi lần 1 ống 10ml.

Người lớn: ngày uống 4 ống, mỗi lần 2 ống 10ml.

Đối tượng sử dụng

Người bị ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản.

Trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội