Logo

Lưu ý khi sử dụng hạt tiêu đen để giữ ấm cơ thể trong mùa đông

Lượt xem: 317 Ngày đăng: 05/01/2021

Hạt tiêu đen không phải cứ càng ăn nhiều càng tốt. Không chỉ với nhóm người có bệnh lý đặc biệt hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó, bất cứ ai khi bổ sung loại gia vị này cũng không được tùy tiện.

Mùa đông ở miền Bắc vẫn tiếp tục kéo dài với những ngày rét đậm liên tiếp. Bổ sung những gia vị có tính nóng như hạt tiêu đen vào chế độ ăn được nhiều người vô cùng thích thú. Nhất là trong những ngày nghỉ lễ, nhâm nhi đồ ăn nóng ấm bổ sung chút gia vị cay ấm này, cơ thể bạn bỗng thấy khỏe khoắn hơn hẳn.

Mặc dù vậy, hạt tiêu đen không phải cứ càng ăn nhiều càng tốt. Không chỉ với nhóm người có bệnh lý đặc biệt hay gặp vấn đề sức khỏe nào đó, bất cứ ai khi bổ sung loại gia vị này cũng không được tùy tiện. Tốt nhất nếu có ý định dùng dài ngày cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng, tránh những hậu quả không mong muốn.

Bổ sung những gia vị có tính nóng như hạt tiêu đen vào chế độ ăn được nhiều người vô cùng thích thú.

Một số điều quan trọng cần lưu ý khi dùng hạt tiêu đen được giới chuyên gia đặc biệt cảnh báo đến bạn:

Không thêm quá nhiều hạt tiêu đen vào chế độ ăn

Giới chuyên gia nhận định, mặc dù hạt tiêu đen rất tốt nhưng chỉ nên ăn vừa phải vì dùng nhiều sẽ phát mụn nhọt, gây trĩ, tích độc cho ngũ tạng và đặc biệt là làm mờ mắt. Những người âm suy có hỏa nhiệt không dùng.

Trẻ nhỏ ăn hạt tiêu đen cần hết sức cẩn trọng

Theo Ths.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198), hạt tiêu đen khi cho trẻ dùng cần hết sức cẩn trọng. Một lượng lớn hạt tiêu đen vào cơ thể thông qua đường uống có thể mắc vào trong phổi. Tai nạn này có thể gây tử vong, nhất là với trẻ nhỏ. Vì vậy nên hạn chế cho trẻ ăn các món có chứa nhiều tiêu đen hay tiếp xúc trực tiếp với loại hạt này.

Giải pháp: Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Với trẻ nhỏ, khi cho ăn các món ăn có hạt tiêu đen cần cẩn trọng và ăn với liều lượng cực ít. Tốt nhất các món có nhiều hạt tiêu đen thì nên tránh. Tuyệt đối không cho trẻ uống đồ uống có sử dụng hạt tiêu đen.

Phụ nữ mang thai không được dùng nhiều hạt tiêu đen

Cơ thể của phụ nữ mang thai luôn luôn nhạy cảm với các loại gia vị, trong đó có hạt tiêu đen. Vì thế, nếu ăn nhiều hạt tiêu đen sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu trong thai kỳ, đặc biệt trong những tháng đầu tiên. Nếu tiêu thụ vượt quá mức cho phép có thể dẫn tới sẩy thai.

Giải pháp: Cần tham khảo ý kiến chuyên gia khi dùng hạt tiêu đen. Trong 3 tháng đầu mang thai, tốt nhất chị em nên kiêng hẳn món gia vị này.

Người bị rối loạn tiêu hóa cần cẩn trọng

Hạt tiêu đen khi dùng với liều lượng phù hợp sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất. Nhưng với nhóm người bị rối loạn tiêu hóa, sử dụng loại hạt này có thể gây kích ứng ruột, nhất là khi dùng quá liều, dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng.

Giải pháp: Tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể ăn liều lượng hạt tiêu đen phù hợp với tình trạng của mình.

Nguy cơ khô da thêm trầm trọng vào mùa đông

Mặc dù hạt tiêu đen giúp giữ ấm cơ thể rất tốt nhưng bổ sung cần có liều lượng cụ thể. Không phải cứ ăn nhiều là tốt. Giới chuyên gia da liễu khuyến cáo, dùng hạt tiêu đen một cách lạm dụng sẽ gây khô da, khiến tình trạng da khô mùa đông trở nên trầm trọng, gây ra các bệnh da mùa đông như nẻ, chàm… rất khó chịu.

Giải pháp: Nếu bạn thuộc nhóm da khô tuyệt đối không được ăn nhiều để ngăn ngừa da mất nước, thô ráp. Nếu đang bị ngứa da, da nhạy cảm… thì không nên bổ sung hạt tiêu đen vào chế độ ăn.

Dùng hạt tiêu đen một cách lạm dụng sẽ gây khô da, khiến tình trạng da khô mùa đông trở nên trầm trọng, gây ra các bệnh da mùa đông như nẻ, chàm… rất khó chịu.

Hạt tiêu đen ngoài thị trường – cẩn trọng thật giả lẫn lộn

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), với tình hình thị trường thực phẩm hiện nay, quả thật rất khó để kiểm soát hoàn toàn một loại thực phẩm nào đó, trong đó có hạt tiêu. Hạt tiêu tuy là gia vị nhưng cũng có thể bị trà trộn hàng kém chất lượng, hạt tiêu bẩn, không đảm bảo… vào thị trường tiêu dùng.

Giải pháp: Khi mua hạt tiêu nói chung và hạt tiêu đen nói riêng cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chỉ mua ở những nơi có uy tín. Hạt tiêu đen đảm bảo tiêu chuẩn phải tròn đầy, màu sắc tự nhiên, khi nghiền thành bột có mùi thơm đặc trưng của hạt tiêu xanh, vị cay và không có mùi, vị lạ. Hạt không có nấm mốc, côn trùng và phần xác của côn trùng nhìn thấy được bằng mắt thường (kể cả kính lúp).

Nguồn: Báo điện tử Gia đình & Xã hội

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí  1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.  Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng