Logo

Lo lắng nguy cơ ung thư da trong mùa nắng nóng đến gần

Lượt xem: 330 Ngày đăng: 24/04/2021

Tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư da. Các bác sĩ cảnh báo, người dân không nên tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10h đến 15h).

Mùa nắng nóng đã đến thật gần với nền nhiệt cao, đi kèm với đó là sự gia tăng không nhỏ các bệnh lý về da mùa nóng, trong đó, có bệnh ung thư da. Đây là căn bệnh dẫn đầu trong số các bệnh ung thư mà người Việt Nam mắc phải. Tuy nhiên, triệu chứng của ung thư da không dễ nhận biết để phòng tránh.

Theo các bác sĩ, nhìn chung, nguy cơ mắc ung thư da tăng theo tuổi, nhất là sau 50 tuổi. Cũng có trường hợp ung thư ở người trẻ từ 20 – 40 tuổi.

ThS.BS Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết: “Trong mấy năm gần đây, tình hình ung thư da có sự gia tăng đáng kể về số lượng bệnh nhân. Gần như ngày nào cũng có bệnh nhân đến khám chữa bệnh về ung thư da”.

Để phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư da, BS. Nguyễn Mạnh Tân – Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ và Phục hồi chức năng cho hay: “Ung thư da có nhiều loại khác nhau, giai đoạn đầu tiên có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý da khác, tuy nhiên bệnh nhân nên cẩn trọng với một số dấu hiệu.

Ví dụ như xuất hiện các tổn thương da mới, tiến triển nhanh, có lan rộng, diễn biến lâu và không đáp ứng với các điều trị thông thường; thứ hai là xuất hiện các vết loét, lâu lành, rất dễ tái phát”.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng cảnh báo về một số trường hợp bệnh nhân “cháy nắng” khi đi biển, hoặc làm việc nhiều giờ ở ngoài trời dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Đáng lo là vùng da bị “cháy nắng” có thể để lại tình trạng tăng sắc tố sau viêm, gây sạm da, đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Đặc biệt, tiếp xúc kéo dài với tia UV, theo nhiều nghiên cứu, có thể là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư da.

Tia tử ngoại (còn gọi là tia UV): là một dạng bức xạ điện đến từ mặt trời hay các nguồn nhân tạo (từ màn hình máy tính, điện thoại, bóng đèn…), đây là một trong những thủ phạm nguy hiểm hàng đầu với làn da. Tia tử được chia làm 3 loại chính:

– Tia UVA: có khả năng xuyên qua cửa kính, quần áo khiến da bị sạm và nám.

– Tia UVB: gây bỏng nắng, tăng sắc tố gây rám nắng và xạm da, có thể gây ung thư da.

– Tia UVC: gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và đôi mắt tuy nhiên chúng bị chặn bởi tầng ozone

Tia tử ngoại – “Sát thủ” của làn da

Theo dự báo trong những ngày tới đây, chỉ số UV cực đại của các tỉnh thành Trung Bộ trở vào Nam Bộ duy trì ở mức nguy cơ gây hại rất cao. Trong khi đó, các tỉnh thành Bắc Bộ có chỉ số UV cực đại ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao.

  1. Nguyễn Mạnh Tân cảnh báo, tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời là một trong những yếu tố chính gây ra ung thư da. Ngoài ra có các yếu tố khác nữa, ví dụ như những người có cơ địa, liên quan đến gen. Hoặc có xuất hiện các tổn thương da mà không đến khám, bệnh nhân tự điều trị, hoặc điều trị tại các cơ sở y tế không có chuyên khoa.

“Với những người mắc ung thư da nếu để lâu hoặc không điều trị đúng cách, bệnh sẽ gây những biến chứng nặng nề. Nhưng hầu hết các loại ung thư da đều có thể phòng ngừa được…” – chuyên gia da liễu khuyến cáo.

Một bệnh nhân bị bong tróc và có dấu hiệu tăng sắc tố do thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời.

Chính vì vậy, người dân nên thực hiện theo một số biện pháp để duy trì sự khỏe mạnh của làn da:

– Tránh tiếp xúc dưới ánh nắng mặt trời quá lâu (đặc biệt là từ 10h đến 15h).

– Sử dụng kem chống nắng, mũ, áo khi đi ra ngoài.

– Hạn chế tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ.

– Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

– Kiểm tra sức khỏe định kì để tầm soát ung thư.

Trong mùa nắng nóng, nếu chẳng may bị cháy nắng thì người dân nên làm mát cơ thể bằng cách tắm, chườm khăn mát, đắp nha đam… lên vùng da tổn thương. Lưu ý, không chà mạnh lên vùng da này bởi da đang nhạy cảm, có thể gây kích ứng hoặc làm tổn thương thêm trầm trọng. Sau khi làm mát, có thể bôi một lớp kem dưỡng ẩm lên da, đặc biệt là loại kem có chiết xuất nha đam.

Với các trường hợp nặng hơn, cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định các thuốc chống viêm và giảm đau.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí  1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng.  Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng