Logo

Kỹ thuật hô hấp nhân tạo

Lượt xem: 496 Ngày đăng: 08/05/2020

1. Kiểm tra sơ cấp cứu ABC

  • Đường thở (Airway): Làm sạch đường thở bằng cách cẩn thận đặt nạn nhân nằm thẳng với lưng chạm đất. Sau đó mở miệng nạn nhân bằng cách nhẹ nhàng ngửa đầu nạn nhân ra sau. Loại bỏ bất kỳ điều gì làm tắt nghẽn đường thở như đờm hoặc vật lạ. Nếu bạn nghi ngờ nạn nhân bị chấn thương đầu, cổ hoặc chấn thương lưng, hãy nâng hàm lên trước nhưng tránh di chuyển đầu hoặc cổ.
  • Hô hấp (Breathing): Kiểm tra dấu hiệu của hơi thở bằng cách đặt tai bạn gần mũi và miệng của người đó, hoặc bằng cách cảm nhận hơi thở bằng tay bạn trong 5 giây. Tìm xem có chuyển động của ngực không. Nếu nạn nhân không thở, tiến hành hô hấp nhân tạo.
  • Tuần hoàn (Circulation): Kiểm tra mạch đập của nạn nhân. Đặt hai ngón tay vào cổ tay hoặc ngay dưới góc hàm. Nếu không có mạch đập từ nạn nhân, thực hiện hồi sức tim phổi CPR (nếu bạn đã được đào tạo).

2. Hồi sức tim phổi (CPR)

Hồi sức tim phổi là một kỹ thuật hỗ trợ sự sống được sử dụng khi nạn nhân ngưng thở hoặc không có mạch đập. Đào tạo bài bản là cần thiết để thực hiện hồi sức tim phổi đúng cách. Tuy nhiên, trong trường hợp y tế khẩn cấp mà một người đã được đào tạo không ở gần bên và mạng sống của nạn nhân phụ thuộc vào hồi sức tim phổi ngay lập tức, bạn có thể phải tự xoay sở. Để thực hiện kỹ thuật này, hãy làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Cẩn thận đặt nạn nhân nằm ngửa và quỳ bên cạnh nạn nhân.
  • Bước 2: Đặt hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) tại điểm mà xương sườn dưới nối với xương ngực.
  • Bước 3: Đặt lòng bàn tay khác lên trên lòng bàn tay đã đặt lên ngực nạn nhân trước đó.
  • Bước 4: Đè ép và ấn chặt tay xuống khoảng 4 – 5 cm và nhanh chóng thả ra. Tốc độ khoảng 80 đến 100 lần mỗi phút. Có thể bạn muốn đếm to lên để tạo một nhịp điệu, “Một và hai và ba và …”
  • Bước 5: Sau khi thực hiện 15 lần ép, hãy hô hấp nhân tạo bằng cách thổi hơi mạnh vào miệng nạn nhân 2 lần. Lặp lại chuỗi này bốn lần. Sau đó kiểm tra hơi thở và mạch đập.
  • Bước 6: Tiếp tục với Bước 4 & 5 cho đến khi bạn cảm thấy nạn nhân có dấu hiệu thở và tim đập trở lại hoặc khi có được trợ giúp y tế.

Lưu ý: Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh, chỉ sử dụng hai ngón tay để ép ngực. Thực hiện ít nhất 100 lần ép mỗi phút, với năm lần ép một lần. Nếu nạn nhân là trẻ em, chỉ sử dụng một bàn tay. Thực hiện ít nhất 100 lần ép mỗi phút, với năm lần ép một lần.