Logo

Kỷ lục cung cấp gần 3.000 đơn vị máu khắp cả nước trong một ngày

Lượt xem: 30 Ngày đăng: 04/08/2021

Trong ngày 3/8, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã thực hiện 40 chuyến xe, vận chuyển gần 3.000 đơn vị máu đến 10 tỉnh, thành phố khắp cả nước.

Nhân viên Khoa Lưu trữ và phân phối máu của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chuẩn bị 1.000 đơn vị máu và đóng thùng đảm bảo tiêu chuẩn nhiệt độ để sẵn sàng chuyển cho Cần Thơ.

Đây là con số kỷ lục thời gian qua về số lượng máu cung cấp trong một ngày. Trong số gần 3.000 đơn vị máu này có 1.000 đơn vị máu được chuyển tới Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ trong tối ngày 3/8.

Số máu còn lại được khoa Lưu trữ và phân phối máu cùng lái xe của Viện chuyển đến các bệnh viện tại Hà Nội và các địa phương: Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Phòng.

Trong một tuần nay, sau khi kêu gọi trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, đông đảo người dân Thủ đô và tại các tỉnh có thể tổ chức hiến máu được đã hưởng ứng rất nhiệt tình. 10 ngày qua đã có 11.000 đơn vị máu được tiếp nhận tại Hà Nội, Sơn La, Nam Định, Hưng Yên, Lạng Sơn, Yên Bái…

Kỷ lục cung cấp gần 3.000 đơn vị máu khắp cả nước trong một ngày - Ảnh 1.

Sắp xếp, chuẩn bị các đơn vị máu để cung cấp cho các tỉnh miền núi phía Bắc.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết: “Lượng máu dự trữ của Viện đã có sự cải thiện rõ rệt, chúng tôi đã có thể cung cấp trở lại cho các tỉnh miền núi phía Bắc và cung cấp đáp ứng 100% dự trù từ các bệnh viện”.

Trong khi đó, tất cả các địa phương phía Nam đều đang nghiêm túc thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16. Dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến vẫn vô cùng phức tạp khiến công tác tiếp nhận máu vô cùng khó khăn, hầu như không thể tổ chức được, nếu có cũng chỉ tiếp nhận được vài chục đơn vị máu một ngày.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học – Truyền máu Cần Thơ cho biết: “Kho máu của bệnh viện chỉ còn 830 đơn vị máu, nhóm O chỉ có 72 đơn vị. Trong khi lượng máu cần để cung cấp cho 80 bệnh viện tại Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long rất lớn. Chúng tôi chỉ cung cấp được cho các bệnh viện như Cà Mau, Tiền Giang, Châu Đốc… mỗi lần 5 – 10 đơn vị máu, không đủ cho ngay cả nhu cầu cấp cứu”.

Kỷ lục cung cấp gần 3.000 đơn vị máu khắp cả nước trong một ngày - Ảnh 2.

Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ các địa phương phía Nam thêm 3.000 đơn vị máu.

TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương chia sẻ: “Khi vẫn còn có thể tiếp nhận máu được, đảm bảo được nhu cầu khám chữa bệnh khu vực phía Bắc thì chúng tôi cần thấy phải làm gì đó để tiếp sức cho TP. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam. Sau khi trao đổi với Bệnh viện Chợ Rẫy và PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh, Viện đã chuyển 1.000 đơn vị máu tới Bệnh viện Chợ Rẫy vào rạng sáng 30/7 vừa qua. Trong ngày 3/8, thêm 1.000 đơn vị máu được chuyển tới Cần Thơ, để từ đây tiếp tục cung cấp cho khu vực Tây Nam Bộ”.

Kỷ lục cung cấp gần 3.000 đơn vị máu khắp cả nước trong một ngày - Ảnh 3.

1.000 đơn vị máu sẽ được vận chuyển bằng máy bay vào TP. Hồ Chí Minh.

Toàn bộ việc vận chuyển máu qua đường hàng không được đơn vị vận chuyển thực hiện đảm bảo chất lượng, an toàn; chi phí vận chuyển do Viện hỗ trợ các bệnh viện phía Nam.

Mặc dù lượng máu dự trữ tại TP. Hồ Chí Minh cũng rất thấp nhưng trong tháng 7 vừa qua, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học TP. Hồ Chí Minh đã hỗ trợ chi viện cho Cần Thơ 500 đơn vị máu.

Nguồn: VTV NEWS

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng