Logo

Kiến thức cơ bản về vitamin B3 ( Niacin)

Lượt xem: 491 Ngày đăng: 11/05/2020

NHU CẦU HÀNG NGÀY

Nam giới:17mg

Nữ giới:13mg

  • Niacin còn được gọi là vitamin PP, axit nicotinic hay nicotinamide, viết tắt là Nia. Niacin tham gia vào ít nhất 200 phản ứng hóa học khác nhau, có liên quan đến việc sản sinh năng lượng.
  • Niacin cần thiết cho sự sản sinh và phân giải glucose, chất béo và các axit amin. Niacin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của làn da; duy trì chức năng đường ruột, dạ dày, cũng như hệ thần kinh. Ngoài ra, niacin còn tham gia vào quá trình hình thành ADN. Vitamin này được tổng hợp từ tryptophan với điều kiện cơ thể được cung cấp đủ vitamin B6.
  • Mặc dù dư thừa niacin có thể gây hại đối với một số người, nhưng việc bổ sung niacin với liều lượng từ 1 – 3g mỗi ngày có thể giúp kiểm soát được chứng tăng cholesterol trong máu. Niacin còn được sử dụng để điều trị chứng chóng mặt, ù tai và ngăn ngừa chứng đau đầu thời kỳ tiền mãn kinh.

Bệnh do thiếu niacin

  • Niacin được tìm thấy chủ yếu trong các loại thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên tình trạng thiếu niacin có thể xuất hiện ở những người mà chế độ ăn uống chủ yếu là bắp bởi vì bắp không chứa axit amin tryptophan. Tình trạng thiếu niacin còn có thể là do thiếu vitamin B6 bởi vì sự hình thành niacin từ tryptophan cần có vitamin B6.
  • Những người uống quá nhiều rượu bia cũng đối mặt với nguy cơ thiếu niacin vì chất cồn trong rượu bia làm giảm đáng kể khả năng hấp thu loại vitamin này từ đường ruột.
    • Đậu phộng không chỉ giàu niacin mà còn cung cấp nhiều protein, ma-giê, sắt và kẽm. Những biểu hiện sớm của tình trạng thiếu niacin là: chứng pellagra (mệt mỏi, ăn không ngon, yếu ớt, tiêu chảy, lo lắng, hay cáu kỉnh và đôi khi trầm cảm); vùng vành miệng và rìa lưỡi có thể bị viêm đau và có cảm giác bỏng rát. Nếu chứng pellagra trở nên trầm trọng, các triệu chứng có thể bao gồm: tiêu chảy, phát ban trên da, mê sảng và có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.

    THỰC PHẨM CUNG CẤP NIACIN

    Mỗi 25 – 100g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 0,1mg niacin.

  • Gan động vật  • Thịt đỏ  • Thịt gia cầm   • Cá thu   • Cá đối   • Cá hồi
  • Đậu Hà Lan     • Đậu tây  • Đậu phộng  • Hạt hướng dương  • Hạt điều
  •  Đậu nành  • Khoai tây  • Chanh dây   • Xoài chín