Logo

Học thuyết thiên nhân hợp nhất

Lượt xem: 924 Ngày đăng: 08/05/2020

ĐẠI CƯƠNG

Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất còn gọi là Quan Niệm Chỉnh Thể. Trong y học cổ truyền từ xưa, người ta đã quan niệm : Cơ thể con người là 1 khối thống nhất giữa con người với khí hậu và hoàn cảnh xã hội, phong tục địa phương, có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Y Học, học thuyết này được dùng làm chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh, gìn giữ sức khỏe, tìm ra nguyên nhân bệnh và đề ra các phương pháp phòng chữa bệnh toàn diện.

QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN

Con người là một sinh vật trong vũ trụ (Nhân thân tiểu thiên địa) do đó, chịu mọi ảnh hưởng và chi phối của vũ trụ.

1. Hoàn cảnh tự nhiên

a) Khí hậu thời tiết

Trong một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông và có sáu khí (Lục khí) : Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nắng), Thấp (ẩm) (ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nóng), sáu thứ khí này đi theo 4 mùa, tác động đến sức khỏe con người, (Chi tiết sẽ gặp trong bài Nguyên Nhân Gây Bệnh).

Căn cứ vào chu kỳ nhất định của thời gian, áp dụng phương pháp thống kê, người ta đã xác định được những mùa nào hay có bệnh gì, nhất là bệnh truyền nhiễm.

Thí dụ : Bệnh Bại liệt thường gặp vào mùa xuân, và cuối hè, sốt xuất huyết hay gặp vào tháng 7, 8… Nguy cơ chết vì đau tim cao nhất về tháng giêng đối với một số nước ở bán cầu phía Bắc…

Việc quy hoạch được thời gian tính của bệnh tật, giúp đưa đến những biện pháp phòng ngừa, phòng chống dịch một cách có hiệu quả.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy : Dược liệu thấm nhập vào cơ thể con người cũng theo một chu kỳ riêng. Năm 1959 Halberg đã thí nghiệm cho chích Ouabain (1 hoạt chất kích thích Tim) cho chuột nhắt, cho thấy, tỷ lệ chết ở các lô tiêm trong khoảng 8-12g rất cao, trái lại, tỷ lệ chết ở lô chích lúc 24g lại rất thấp… Hiểu rõ được thời gian tính của Dược liệu, sẽ giúp đưa Dược liệu vào cơ thể 1 cách chính xác hiệu quả ngay cả khi dùng liều nhỏ nhất.

b) Phong tục, tập quán của mỗi địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt, cơ thể.

Miền núi cao, do thiếu lượng Iốt từ biển mang vào, dễ phát sinh bướu cổ. Cuộc sống vội vàng, căng thẳng, của người dân thành thị dễ đưa đến các bệnh loét bao tử, loét tá tràng. Khẩu phần dư thừa mỡ đưa đến các chứng xơ mỡ động mạch, suy Tim vành…

Miền rừng núi, đầm lầy, tạo điều kiện cho muỗi sống, dễ gây ra bệnh sốt rét…

2. Hoàn cảnh xã hội

Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội cũng tác động đến tư tưởng, tình cảm đạo đức của con người.

– Tại những nước ngoài, người dân có trình độ cao, rất ít khi gặp các chứng bệnh hay lây, thậm chí nhiều nước, bệnh lao phổi, cùi hủi… hầu như không còn có tên trong sách thuốc của họ nữa.

– Tại những nước điều kiện kinh tế và văn hóa quá yếu kém, người ta thấy tỷ lệ các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh về đường ruột rất cao.

3. Thái độ của con người

Các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, góp phần gây ra những sự xáo trộn, dẫn đến bệnh tật, vì thế, con người cần phải thích ứng, thích ứng với mọi hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo thiên nhiên, xã hội… để sinh tồn và phát triển. Muốn vậy, cần phải có sức khỏe, có sự hiểu biết để thích ứng với hoàn cảnh dưới nhiều hình thức phong phú : từ cách nghĩ, cách làm, lối sống đều phải hòa nhịp với tự nhiên, thời đại, có như thế mới sinh tồn và phát triển được.

ỨNG DỤNG VÀO Y HỌC

1. Trong chẩn đoán

Phải biết kết hợp nhiều mặt : Yếu tố bên ngoài (Lục khí : Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa) và yếu tố bên trong (vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ, thất tình) nắm được thời điểm gây bệnh (theo mùa, theo Ngũ vận Lục khí…), hiểu được hoàn cảnh (giàu nghèo, địa dư, phong tục…).

Tuy nhiên, chủ yếu phải nhận định rằng : Bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi nội tạng, tức là giảm sút sự đề kháng (chính khí hư) làm cơ thể không thể thích ứng được với ngoại cảnh, gây bệnh (tà khí thịnh).

2. Trong điều trị

Người thầy thuốc Y học cổ truyền dân tộc, trong chữa bệnh, một mặt cần giải quyết nguyên nhân gây bệnh, (đuổi, trục tà khí ra), mặt khác, phải chú trọng đến việc nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính khí). Ngoài ra, còn phải chú ý đến hoàn cảnh tự nhiên (địa dư, khí hậu…) hoàn cảnh xã hội, kinh tế (giàu nghèo, lớn bé), thời điểm phát sinh bệnh… của người bệnh để chọn phương thuốc điều trị cho thích ứng : Uống thuốc, Châm cứu, tập Y võ dưỡng sinh…

3. Trong phòng bệnh

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, đừng để bệnh tật xảy ra rồi mới điều chỉnh, nhưng giữ và phòng sao cho bệnh tật không thể xảy ra hoặc nếu lỡ có xảy ra thì cũng giảm nhẹ hơn.

a) Phòng bệnh tiêu cực :

– Ăn uống, giữ vệ sinh…

– Điều độ sinh hoạt, tình dục, lao động…

b) Phòng bệnh tích cực :

– Thay đổi nếp sống lạc hậu, bỏ những tập quán mê tín.

– Rèn luyện thân thể : Thể dục, Thể thao, Y võ dưỡng sinh…

– Phương pháp rèn luyện sức khỏe đã được danh y Tuệ Tĩnh tóm kết trong câu :

“Bế tinh, Dưỡng khí, Tồn thần,

Thanh tâm, Quả dục, Thủ chân, Luyện hình“.

Tổng kết về Học Thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất : Qua 3 Học thuyết : Âm

dương, Ngũ hành và Thiên Nhân Hợp Nhất, Y học cổ truyền dân tộc đi đến quan niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng và trị bệnh. Người thầy thuốc phải thấy con người ở thể THỐNG NHẤT TOÀN VẸN giữa các chức phận, tinh thần và vật chất, cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài, để tìm ra các mâu thuẫn xáo trộn trong quá trình bệnh lý và giải quyết các mâu thuẫn đó bằng phương pháp TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN NHẤT.

Ngoài ra, Thiên ‘Ngọc Bản’ (LKhu 60) đề cập đến vai trò của con người trong vũ trụ cũng đã ghi : “Phù chân giả, thiên địa chi trấn dã, Kỳ bất khả tham hộ” (Này, con người là qúy nhất trong trời đất, không thể không xứng đáng đứng giữa trời đất). Muốn xứng đáng đứng trong trời đất, phải biết hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ, với mọi người.

Hiện nay, theo Tổ chức y tế thế giới (OMS – WHO) thì sức khỏe được hiểu không chỉ là không bệnh tật mà còn bao hàm 1 cuộc sống thoải mái về tinh thần, thể chất và xã hội. Điều này cho thấy, người ta đã quan tâm đến con người 1 cách toàn diện (thể chất, tinh thần và môi trường xã hội). Điều này cha ông chúng ta đã đề ra từ ngàn xưa, chúng ta cố gắng duy trì, phát huy và hoàn thiện hóa dần mà thôi.

PHỤ LỤC :

QUẢ LẮC SINH HỌC

Để giúp cho thầy thuốc có 1 cái nhìn tổng hợp về Đông Tây Y, chúng tôi xin giới thiệu dưới đây, 1 môn học đang được các nhà nghiên cứu Tây phương chú tâm đến, nội dung của nó rất sát gần với học thuyết Thiên Nân Hợp Nhất, chỉ khác là đào sâu hơn, cụ thể hơn về con người, đó là NHỊP SINH HỌC, cụ thể là đồng hồ hoặc quả lắc sinh học.

A.- ĐẠI CƯƠNG

Năm 1964, F. Halberg đầu tiên sử dụng danh từ “Circadian” và được định nghĩa là: “thuộc vào 1 thời gian khoảng 24g. Đặc biệt áp dụng cho sự lập lại đều đặn của 1 số hiện tượng vào khoảng cùng 1 giờ mỗi ngày trong các cơ thể sống” (Circadian; pertaining to a Period of about 24 hours applied especially to the Rhythmic Repetition of certatin Phenomens in living organisms at about the same time each day).

Dần dần môn học này phát triển rộng và nhằm mô tả hoạt động nhịp nhàng và nhất là có tính cách tuần hoàn của môi trường nội thể và được gọi chung là : “Cyclostasis”. Kyklos tiếng Hy Lạp là vòng tròn và stasis là

-77-

bất động, mang ý nghĩa như 1 chu kỳ, giống như ý niệm “Hoàn vô đan” mà người xưa quan niệm trong thiên “Nguyên Kỷ Đại Luận” (TVấn 66) : “Thiên hữu Ngũ hành, dĩ sinh Hàn, Thử, Táo, Thấp, Phong, Ngũ khí vận hành như Hoàn vô đoan” (Trời có 5 hành sinh ra, lạnh, nóng, khô, ẩm, gió, 5 khí vận hành là chiếc vòng không đầu mối).

B.- NHỮNG LIÊN HỆ GIỮA CƠ THỂ VÀ NHỊP SINH HỌC

Vì khuôn khổ tài liệu có hạn, chúng tôi chỉ trích dẫn 1 đoạn vào những mối liên hệ giữa cơ thể và đồng hồ sinh học thôi, muốn biết thêm, xin tra cứu ở các tài liệu đã trích dẫn.

1. Về thân nhiệt :

– Giờ có thân nhiệt thấp nhất ở trẻ 2-3 tuần, vào lúc 21 giờ, trẻ 10-14 tuổi lúc 5g, ở trẻ 6 tháng lúc 23g, ở trẻ 2-3 tuổi lúc 3g, ở người lớn lúc 7g.

2. Về huyết áp và mạch :

– Giờ có mạch cao nhất : ở trẻ 6-8 tuần vào khoảng 1-3g, ở trẻ 5-8 tháng vào khoảng 3-5g, ở trẻ 2-3 năm vào khoảng 5-7g.

– Tần số co bóp tim ban ngày cao hơn ban đêm tới 30%.

– Nhịp huyết áp có cực tiểu vào lúc 23-24g, cực đại vào 11-12g hoặc 18-19g.

– Tần số co bóp của tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ).

– Huyết áp động mạch thường cao nhất lúc 18g và thấp nhất vào buổi sáng khoảng 8-9g.

3. Mắt :

– Nhãn áp tăng buổi sáng và giảm buổi chiều.

4. Gan mật :

– Mật tiết ra từ Gan buổi sáng nhiều hơn.

– Hàm lượng Glycogen trong Gan đạt tối đa lúc 3g và thấp nhất lúc 15g. Tỷ lệ đường huyết cao nhất lúc 9g và thấp nhất lúc 18g.

5. Dịch vị bao tử :

– Dịch vị buổi sáng ít Acit hơn buổi chiều.

6. Bài tiết nước tiểu :

– Bài tiết nước tiểu cao nhất vào ban ngày, ít nhất vào ban đêm khoảng 24-4g.

7. Nội tiết :

– Sự bài tiết Cocticosteriot (tuyến thượng thận) trong huyết tương cao nhất vào lúc 4-6g và thấp nhất vào 24g, còn trong nước tiểu thì nhiều nhất 7-11g, ít nhất vào 23-3g.

C. ÁP DỤNG VÀO Y HỌC

Biết rõ thời khắc mạnh yếu của từng cơ quan tạng phủ sẽ giúp việc điều trị đạt nhiều hiệu quả cao dù nhiều khi chỉ dùng liều lượng, thuốc rất ít, cũng từ đó, có thể dẫn đến việc phòng bệnh 1 cách thiết thực.

Việc nghiên cứu các Nhịp Sinh Học để phục vụ cho Y Học đã đi đến 3 nhận xét quan trọng :

a) Một số bệnh là kết quả của rối loạn Nhịp sinh học.

b) Triệu chứng nhiều bệnh có những biểu hiện chu kỳ, có thể làm cơ sở cho chẩn đoán.

c) Dùng thuốc chữa bệnh phải tính toán giờ giấc cho thuốc.

1. Trong chẩn đoán

– Tần số co bóp của Tim và mạch đập tụt xuống thấp nhất vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ), lúc độ máu tụ lại trong các buồng phổi, điều đó cắt nghĩa tại sao hay có các cơn ho buổi sáng sớm ở những người bị viêm phổi, như vậy chứng ho này do ảnh hưởng của Tim.

– Thời gian lên cơn hen trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất (24-4g), nhờ đó, người ta dùng Corticosteroit có thể cắt cơn hen như vẫn làm trên lâm sàng. (Như vậy cơn hen có nguồn gốc ít và nhiều ở Tuyến Thượng Thận).

2. Trong điều trị

+ Thời điểm cho thuốc tốt nhất :

– Tác dụng kích thích thần kinh trung ương của Nhân Sâm mạnh nhất vào mùa Thu và mùa Đông, còn về mùa hè và mùa xuân, tác dụng thấp nhất. (Brekhman 1976).

– Thuốc gây tê để nhổ răng sâu, có tác dụng lâu nhất vào lúc 15g và ngắn nhất vào khoảng 7g (Reinberg 1976).

– Thuốc ngủ, tác dụng dài nhất vào mùa đông và xuân ngắn nhất vào mùa hè và Thu (P. P. Golicop 1966).

– Penixilin chích vào buổi chiều tối bao giờ cũng cho nồng độ trong máu cao hơn và giữ được lâu hơn là chích vào buổi sáng và ban ngày (V. Petkop 1 1974).

– Ouabain chích vào cho tỷ lệ chết rất cao vào khoảng 8-12g nhưng chích vào lúc 24g tỉ lệ chết rất thấp.

– Cho thuốc không đúng giờ thích hợp, không những khó khỏi bệnh mà còn có hại vì có thể gây rối loạn cấu trúc thời gian của cơ thể.

Thí dụ : Chích ACTH hoặc Dexamethazone vào những thời điểm ở xa mỏm cực đại của Cortisol huyết, tức là lúc tuyến Thượng thận bài tiết các Corticoid thấp nhất thì sự rối loạn các nhịp sinh học của cơ thể càng mạnh. Chính vào những lúc này, các thuốc có độc tính cao nhất. Ngược lại nếu cho thuốc đúng vào lúc mỏm cực đại của Cortisol huyết thì sự rối loạn các nhịp sinh học không xảy ra.

Qua 1 số thí dụ trên ta thấy : cần nắm vững thời điểm thịnh suy, sinh khắc của các tạng phủ cơ thể thì việc dùng thuốc mới có hiệu quả và an toàn, tránh được tai họa đáng tiếc. Hướng mà các nhà nghiên cứu đang tập trung là :

– Tìm thời điểm mà cơ thể nhạy cảm nhất đối với các thứ thuốc nghiên cứu để có thể dùng liều thấp nhất mà đạt hiệu lực cao, dùng những chất độc để chữa bệnh mà ít gây tác hại.

– Tránh thời điểm mà cơ thể có mức đề kháng yếu nhất để giảm bớt các phản ứng phụ.

– Trong châm cứu, người ta nhận thấy, mỗi đường kinh vượng và suy vào 1 giờ nhất định. Thí dụ : Phế kinh vượng vào giờ Dần (3-5g), Vị (7-9g). Do đó, có thể tăng thêm tác dụng của điều trị bằng châm cứu nếu châm cứu kích thích vào giờ đường kinh vượng. Phương pháp châm này được áp dụng rất nhiều trong Tý Ngọ Lưu Chú.

3. Trong phòng bệnh

– Người ta thấy rằng, cơ thể chịu đựng được lao động nặng có giờ. Người ta yếu hơn vào các thời gian từ 2-5g sáng và từ 12-14g trưa. Nhưng người ta lại khỏe hơn vào lúc 8-12g sáng và 14-17g chiều. Nếu từ 8-12g người ta có thể lao động nặng được 4 điểm thì từ 2-5g chỉ được gần 1 điểm. (A. Emmé). Cho nên con người vào lúc 2-5g sáng nếu cố gắng lao động cũng có thể đạt 4 điểm nhưng sự gượng ép này không khác gì uống thuốc kích thích, kéo dài mãi sẽ có hại. Tốt nhất là sắp xếp chế độ làm việc thế nào cho khớp với các nhịp 24g của cơ thể.

Những nghiên cứu về các Nhịp Sinh Học ở người hiện nay đang được tiếp tục ngày càng nhiều, sẽ giúp cho Y học giải thích được nhiều cơ chế bệnh tật hơn để sớm có các biện pháp khắc phục cũng như phòng ngừa có hiệu lực.

ĐỔNG HỔ SINH HỌC

Xin trích bài “Đồng Hồ Sinh Học”, đăng trong báo “Tuần Lễ” của Liên Xô, tuy thời gian trong bài này, áp dụng cho người Liên Xô, (khác hẳn thời gian so với người Việt chúng ta), để giúp có 1 cái nhìn toàn diện về đồng hồ sinh học và có sự so sánh cũng như tìm ra cách áp dụng thực tế đối với Nhịp Sinh Học cho mỗi người.

– 1 giờ đêm : Phần lớn mọi người đã ngủ được khoảng 3 tiếng đồng hồ và đã trải qua tất cả các giai đoạn của giấc ngủ. Lúc này giấc ngủ không sâu, và người ta dễ bị thức giấc. Chính khi đó chúng ta nhạy cảm với những cơn đau.

– 2 giờ đêm : Đa số các cơ quan trong cơ thể con người hoạt động ở mức thấp nhất, trừ Gan. Nó sử dụng những giây phút yên tĩnh đó để sản sinh 1 cách tích cực nhất những chất cần thiết để thải ra các độc tố. Nếu bạn không ngủ trong thời gian đó thì cũng không nên dùng rượu hay cà phê. Tốt hơn cả là hãy uống 1 cốc nước hoặc 1 cốc sữa chẳng hạn.

– 3 giờ đêm : Cơ thể nghỉ ngơi, nó hoàn toàn cạn sức. Nếu như cần thức để làm việc thì đừng để phân tán tư tưởng mà hãy cố gắng tập trung trí tuệ vào công việc mình phải hoàn thành.

Vào thời điểm này, áp suất máu thấp nhất, nhịp đập của Tim và nhịp thở cũng chậm nhất.

– 4 giờ sáng : Huyết áp còn thấp, não được cung cấp lượng máu ít nhất, và vào giờ này người ta cũng hay bị chết nhất. Cơ thể làm việc ở mức ít

nhất nhưng thính giác lại nhạy cảm nhất, chỉ 1 tiếng động nhỏ cũng có thể làm cho chúng ta thức giấc.

– 5 giờ sáng : Thận rất yên tĩnh và không bài tiết. chúng ta đã qua giấc ngủ không sâu với những giấc mơ, và sau đó trải qua giấc ngủ sâu và không nằm mơ. Những người thức dậy vào thời gian này thường nhanh chóng bước vào trạng thái sảng khoái.

– 6 giờ sáng : Huyết áp tăng lên, Tim đập nhanh lên. Dù rằng bạn có muốn đi ngủ chăng nữa thì thân thể bạn cũng tự thức dậy.

– 7 giờ sáng : Khả năng việc54 dịch của cơ thể cao. Những ai xung đột với các vi khuẩn và vi trùng vào lúc đó thì có khả năng chiến thắng nhiều hơn.

– 8 giờ sáng : Cơ thể đang nghỉ ngơi, Gan thải ra khỏi cơ thể chúng ta các độc tố. Vào giờ đó tuyệt nhiên không nên uống rượu vì Gan phải làm việc rất căng thẳng.

– 9 giờ sáng : Tinh thần hưng phấn. Sự nhậy cảm với những cơn đau giảm xuống. Tim hoạt động với toàn bộ công suất.

– 10 giờ : Khả năng hoạt động tăng lên. Chúng ta ở thời điểm sung sức nhất, tưởng như có thể dời núi được. Trạng thái hưng phấn này được duy trì cho tới tận bữa ăn trưa, có cảm giác như có thể giải quyết được bất cứ công việc nào. Vào thời gian này nếu bạn lại ngồi uống cà phê, hay tán dóc thì đó quả là 1 sự phung phí khả năng làm việc mà sau đó không thể nào lấy lại được.

– 11 giờ : Tim tiếp tục hoạt động đều đặn và điều hòa với trạng thái tinh thần không cảm thấy sự căng thẳng nào.

– 12 giờ : Bắt đầu giai đoạn “Tổng động viên” toàn bộ sức lực. không nên ăn trưa vào giờ này, tốt hơn là hoãn bữa ăn lại 1 giờ.

– 13 giờ : Gan nghỉ ngơi, trong máu bắt đầu có 1 chút Glucogen, Giai đoạn đầu của khả năng hoạt động ban ngày đã qua, con người cảm thấy mệt mỏi dù phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm. Cần có sự nghỉ ngơi.

– 14 giờ : Đường cong năng lượng đi xuống. Đây là điểm Thấp nhất thứ 2 trong chu trình 24 giờ. Các phản ứng chậm lại.

– 15 giờ : Lại bắt đầu trạng thái sảng khoái của cơ thể. Các cơ quan cảm xúc nhạy cảm tới mức tối đa, đặc biệt là các cơ quan khứu giác và

vị giác. Những người sành ăn cho rằng nên ăn vào đúng lúc này. Cơ thể chúng ta trở lại trạng thái bình thường.

– 16 giờ : Mức đường trong máu lên cao. Một số bác sĩ gọi quá trình này là quá trình đái tháo sau bữa ăn trưa. Đó là 1 hiện tượng bình thường. Sau thời kỳ hưng phấn đầu tiên lại bắt đầu sự suy giảm của cơ thể.

– 17 giờ : Hiệu suất lao động vẫn còn cao. Các vận động viên luyện tập với năng lượng gấp đôi.

– 18 giờ : Cảm giác đau đớn về cơ thể giảm xuống. Cơ thể cảm thấy hứng thú muốn vận động. Sự sảng khoái về tinh thần giảm xuống.

– 19 giờ : Huyết áp tăng lên, ít bình tĩnh nhất là lúc này, người ta có thể cãi nhau về bất cứ chuyện vụn vặt nào. Đây là thời gian tệ hại nhất đối với những người hay bị dị ứng. Bắt đầu những cơn đau đầu.

– 20 giờ : Vào giờ này, trọng lượng cơ thể của bạn đạt tới mức tối đa. Các phản ứng diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc. Những người lái xe cảm thấy sảng khoái. Hầu là không có tai nạn giao thông vào lúc này.

– 21 giờ : Trạng thái tinh thần bình thường. Thời gian này đặc biệt thích hợp với sinh viên và các diễn viên học thuộc bài và nhập vai. Trí nhớ buổi tối trở nên sắc sảo hơn. Khả năng ghi nhận nhiều hơn so với ban ngày.

– 22 giờ : Trong máu có nhiều bạch cầu, khoảng 12.000/1cm3 máu (mức bình thường là từ 5-8 nghìn). Nhiệt độ cơ thể giảm xuống.

– 23 giờ : Cơ thể chuẩn bị nghỉ ngơi, đồng thời vẫn khôi phục các tế bào.

– 24 giờ : Giờ cuối cùng trong ngày. Nếu chúng ta ngủ vào lúc 22g thì 24g là lúc ta đang nằm mơ. Không chỉ cơ thể mà não cũng tiến hành tổng kết và thải ra tất cả những gì không cần thiết.