Logo

Hỗ trợ điều trị viêm gan bằng y học cổ truyền

Lượt xem: 514 Ngày đăng: 16/07/2020

 Viêm gan là bệnh bao gồm một loạt những rối loạn gan, có nguyên nhân và mức độ trầm trọng khác nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm gan mạn như: do rối loạn chuyển hóa; do nhiễm siêu vi; do rượu; do thuốc hay hóa chất; do bệnh tự miễn; do rối loạn miễn dịch…Nhưng hiện nay có 2 nguyên nhân khá phổ biến là viêm gan do rượu và viêm gan do nhiễm siêu vi.

Viêm gan do nhiễm siêu vi : C biểu hiện lâm sàng từ nhẹ đến nặng như: mệt mỏi, vàng da dai dẳng hoặc từng đợt. Riêng viêm gan do siêu vi C biểu hiện lâm sàng thường và chỉ trở nên nặng trên những bệnh nhân nghiện rượu hoặc bệnh nhân có bệnh nhiễm thiếu hụt sắc tố hoặc thiếu hụt men 1 Antitrypsin. Viêm gan mạn do siêu vi B thường có các triệu chứng ngoài gan do cơ chế phối hợp kháng thể kháng nguyên siêu vi B như: viêm khớp, viêm cầu thận…

Viêm gan do rượu: Thông thường một người uống rượu hơn 10 năm với liều lượng trên 250 ml rượu các loại mỗi ngày thì viêm gan mạn là điều không tránh khỏi. Trong đó, có 10%- 15% những người nghiện rượu mắc bệnh xơ gan. Dù viêm gan do bất cứ nguyên nhân nào thì bệnh nhân cũng phải đến cơ sở Đông y có uy tín để được tư vấn khám và điều trị hiệu quả

Theo y học cổ truyền, viêm gan mạn có nhiều nguyên nhân như: can uất tỳ hư; can âm hư; can nhiệt tỳ thấp. Nhưng bệnh thường hay gặp nhất là Can uất tỳ hư. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng đau tức nặng vùng hông sườn phải, miệng đắng, ăn uống kém, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền.

Nhân trần

Bài 1: 12g sài hồ, 8g bạch thược, 6g chỉ thực, 8g xuyên khung, 6g hậu phác, 6g cam thảo bắc, 8g đương qui, 8g đại táo. Nếu bệnh nhân có đau tức nặng vùng gan, gây khó chịu thì tăng thêm liều bạch thược, cam thảo bắc lên 12g, xuyên khung 10g, chỉ thực 10g, hậu phác 10g.

Nếu bệnh nhân viêm gan do các bệnh tự miễn thì tăng liều bạch thược, cam thảo bắc lên 20- 30g.  Nếu viêm gan do siêu vi nên gia thêm 50g diệp hạ minh châu để ức chế men AND polymerase của siêu vi B, tăng đương qui, đại táo lên 20g.

Bài 2: 12g bạch thược, 12g đảng sâm, 12g bạch truật, 8g phục linh, 6g trần bì, 6g bán hạ, 6g cam thảo bắc, 12g sài hồ.  Nếu bệnh nhân chán ăn, người mệt mỏi, đại tiện phân nhão nát thì gia thêm đảng sâm, bạch truật mỗi thứ 10g, phục linh 12g.

Nếu bệnh nhân lợm giọng, buồn nôn thì gia thêm 10g bán hạ chế.Nếu viêm gan mạn do siêu vi B thì gia thêm 50g diệp hạ minh châu. Nếu viêm gan do thuốc hay rượu thì tăng liều bạch truật, cam thảo bắc lên 20- 30g.

Viêm gan có vàng da kéo dài. Người bệnh thường thấy đắng miệng không muốn ăn, bụng đầy trướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, da sạm tối. Tiểu tiện ít, vàng, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền. Phép chữa là thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.Dùng một trong các bài thuốc sau:

Bài 1: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm: hoàng cầm 12g, hoạt thạch 12g, đại phúc bì 12g, phục linh 8g, trư linh 8g, bạch đậu khấu 8g, kim ngân 16g, mộc thông 12g, nhân trần 20g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Nhân trần 20g, chi tử 12g, uất kim 8g, ngưu tất 8g, đinh lăng 12g, hoài sơn 12g, ý dĩ 16g, biển đậu 12g, rễ cỏ tranh 12g, sa tiền tử 12g, ngũ gia bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 3: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm: nhân trần 20g, bạch truật 12g, sa tiền12g, đẳng sâm 16g, phục linh 12g, trư linh 8g, trạch tả 12g, ý dĩ 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

 

BS. Phan Thanh Thuấn

(Suckhoedoisong)