Logo

Đau thần kinh tọa

Lượt xem: 617 Ngày đăng: 08/05/2020

Đau thần kinh tọa (Thuật ngữ tiếng Anh: Sciatica) hay đau dây thần kinh tọatọa thống phong (trong y học cổ truyền), là một bệnh y khoa đặc thù bởi triệu chứng đau dọc xuống chân từ lưng dưới. Sự đau đớn này có thể đi xuống ở đằng sau, bên ngoài hoặc ở phía trước chân. Cơn đau thường ập tới sau các hoạt động như nhấc vật nặng, mặc dù nó cũng có thể tới từ từ. Thông thường, triệu chứng chỉ ở một bên thân thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân nhất định có thể gây ra đau ở cả hai bên. Đôi lúc có thể kèm theo đau lưng dưới nhưng không phải luôn luôn. Có thể gặp triệu chứng yếu hoặc tê ở những phần khác nhau của cẳng và bàn chân bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân

Bệnh thần kinh tọa được gây ra bởi sự kích ứng dây thần kinh. Bất cứ điều gì gây kích thích dây thần kinh này có thể gây ra đau, từ nhẹ đến nặng. Dây thần kinh tọa có thể bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau, trong đó chủ yếu xuất phát từ các vấn đề cột sống thắt lưng. Thông thường, thuật ngữ “đau thần kinh tọa” bị lẫn lộn với đau lưng nói chung. Tuy nhiên, cơn đay dây thần kinh tọa không chỉ giới hạn ở lưng. Thần kinh tọa là dây thần kinh dài và rộng nhất trong cơ thể người. Nó chạy từ lưng dưới, qua mông, đầu gối và xuống chân gây tê bì chân tay. Bệnh nhân đau thần kinh tọa phần lớn là người cao tuổi, người bị tiểu đường lâu năm và người béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Nguyên nhân thông thường là đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm cấu tạo từ một chất giống như sụn bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh. Các nguyên nhân khác bao gồm: viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa; hiếm hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ; bị chảy máu trong, nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.

Chứng hẹp ống sống chèn lên dây thần kinh có thể gây ra đau thần kinh tọa.

Sau khi hiểu được bệnh thần kinh tọa là gì, điều cần thiết là đi tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh:

  • Hẹp tủy sống
  • Trượt đốt sống
  • Các khối u trong cột sống
  • Nhiễm trùng
  • Các nguyên nhân khác

Trong nhiều trường hợp, bệnh thần kinh tọa không có nguyên nhân rõ ràng.

Theo đông y, đau thần kinh tọa có bệnh danh y học cổ truyền là Tọa Thống PhongYêu cước thống, Tọa điển phong,… nguyên nhân gây bệnh là do phong tà, thấp tà và hàn tà. Cụ thể khi 3 loài tà xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên khí huyết ứ trệ, mạch máu tắc nghẽn và phát sinh cơn đau nhức kéo dài.

Đông y liệt vào chứng tý hoặc thống tùy theo nguyên nhân.

● Đau thần kinh tọa do ngoại nhân: Thường là do phong nhiệt, phong hàn, thấp nhiệt. Lúc này, kinh mạch ứ trệ, khí huyết không thông gây ra chứng tê bì gân cốt, khớp xương, khó vận động.

●Bất nội ngoại nhân: Do những chấn thương ở cột sống làm ứ huyết ở kinh Đởm và Bàng quang. 2 kinh này nằm trong 3 kinh dương ở chân, hướng từ mặt xuống, điểm cuối là các đầu ngón chân. Nếu để cơn đau thần kinh tọa kéo dài, không có cách điều trị kịp thời, chức năng của Thận và Can sẽ bị ảnh hưởng.

Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn dọc theo dây thần kinh, từ lưng dưới, qua mông và chạy phía sau chân của một bên cơ thể.

Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh đau thần kinh tọa bao gồm:

  • Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Thông thường chỉ có một chân (bao gồm cả chân hoặc một phần bàn chân) bị ảnh hưởng.
  • Các triệu chứng tệ hơn khi bạn đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi bạn nằm.
  • Cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
  • Đau thần kinh tọa nghiêm trọng có thể khiến việc đi lại khó khăn hoặc thậm chí không thể đi lại.
  • Tê ở chân dọc theo dây thần kinh
  • Cảm giác ngứa ran ở chân và ngón chân
  • Thay đổi dáng đi (dáng đi tập tễnh, bên cao bên thấp, nhão cơ 1 bên hông và chân bị xệ xuống)
  • Tổn thương rễ thần kinh (giảm nhiệt độ cơ thể, khả năng tiết mồ hôi giảm, mất cảm giác chi dưới, mất kiểm soát đại tiểu tiện)

Mức độ đau cùng với cảm giác tê, ngứa có thể nghiêm trọng hơn khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.

Nếu các triệu chứng này nhẹ và kéo dài không quá 4 – 8 tuần thì đa số là bệnh đau dây thần kinh tọa cấp tính và không cần đến bệnh viện để điều trị. Ngược lại, khi cơn đau vượt qua thời gian trên, việc chụp X-quang hoặc MRI là cần thiết để xác định xem điều gì đang xảy ra mới mình và tìm cách điều trị sớm nhất.

Điều trị

Thần kinh tọa cấp tính: 

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc, bao gồm:

  • Thuốc giảm đau.
  • Các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, taichi…
  • Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau.
  • Nếu bị đau dữ dội, bạn có thể cần dùng các thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ cho bạn để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Thuốc kháng viêm không steroid có thể gây rối loạn dạ dày, tiêu chảy, loét dạ dày, đau đầu, chóng mặt, khó nghe hoặc phát ban. Thuốc giãn cơ có thể gây uể oải, chóng mặt hoặc phát ban.

Không phải tất cả các thuốc giảm đau đều thích hợp cho mọi người. Để chắc chắn nhất, nên tới bác sĩ để được hỗ trợ.

Thần kinh tọa mãn tính:

điều trị chứng đau thần kinh tọa mãn tính thường liên quan đến việc kết hợp các biện pháp:

  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu bấm huyệt
  • Thuốc chữa bệnh: tân dược hoặc thuốc Nam.

Những bài thuốc nam chữa đau thần kinh tọa rất an toàn, không tác dụng phụ. Từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng một số bài thuốc như:

– Bài thuốc cỏ xước: Lấy cỏ xước về rửa sạch, phơi khô rồi sắc lên uống thay nước hàng ngày.

– Công thức sữa tỏi: Giã nát 5 tép tỏi trộn với 500ml sữa tươi không đường và 250ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp rồi cho thêm 3 thìa bột nghệ. Mỗi ngày dùng 200ml sau bữa tối.

Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị trên. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt lớp thắt lưng – mở rộng tủy sống ở phần dưới lưng để giảm áp lực lên dây thần kinh.
  • Phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị đĩa đệm.

Tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh tọa, một bác sĩ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích của phẫu thuật quyết định có nên phẫu thuật hay không.