Logo

Cây râm bụt, cây cảnh – cây thuốc

Lượt xem: 379 Ngày đăng: 17/07/2020

* Tên khá: Dâm bụt, bụp, bông bụp, hồng bụt, phù tang, mộc cần, co ngần ( dân tộc Thái ), book ngàn ( dân tộc Tày )…
* Tên khoa học:  Hibiscus rosa sinensis L
* Họ khoa họ: Họ Bông ( Malvaceaee )
* Mô tả: Cây nhỡ, cao 4-6 mét, lá hình bầu dục, nhọn đầu, tròn gốc, mép có răng cưa to, lá kèm hình chỉ nhọn. Hoa ở nách lá khá lớn, có 6-8-10 mảnh đài nhỏ rời nhau hình sợi (Tiểu đài). Đài chính gồm 5 đài hợp (liền nhau), có 5 tràng rời nhau màu đỏ tươi, hồng, tim nhạt, vàng, trắng. Nhiều nhị tập hợp trân một trụ đài tạo thành bộ nhị 1 bó, bầu hoa hình trụ hay hình nón. Quả nang tròn, mùa hoa tháng 6-8.
* Bộ phận dùng:
– Dùng vỏ rễ và lá thu hái quanh năm. Mang phơi hoặc sấy khô.
– Dùng hoa: Thu hái mùa hè, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
* Thành phần hoá học: Hoa có chứa thiamin, Flavonoid, acid ácorbic; hoa vò nát chứa sắc tố Anthocyanoid. Trong hoa và lá có chứa chất nhầy.
* Tính vị – Quy kinh.
– Tính vị. Râm bụt có vị ngọt, tính bình.
– Quy kinh. Kinh can – tỳ – đại tràng
* Công dụng – cách dùng.
– Vỏ rễ có tác dụng điều kinh, chống ho, tiêu viêm như viêm kết mạc cấp. Dùng khô sắc uống 6-12 gam/ ngày.
– Hoa và lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thũng, chỉ huyết, cố tinh, sát trùng.
+ Chữa viêm tuyến vú. Lá và hoa tươi dùng 30 gam sắc uống / ngày.
+ Kết hợp lá Râm bụt với lá phù dung tươi mỗi thứ 50gam dã đắp ngoài chữa viêm tuyến mang tai, viêm tuyến vú.

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Mai Kiều Anh – Mai Le. Giảng viên thuộc Bộ môn Thực vật – Dược liệu – Dược học cổ truyền –
Trường Cao Đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội.