Logo

Cây Đinh Lăng- Nhân sâm của người Việt

Lượt xem: 872 Ngày đăng: 24/10/2020

Ở những vùng nông thôn, chúng ta thường bắt gặp rất nhiều nhà trồng cây đinh lăng để làm cảnh hoặc dùng lá cây đinh lăng để ăn kèm với một số món ăn. Nhưng không nhiều người biết được tác dụng của cây đinh lăng tuyệt vời như thế nào đối với sức khỏe của chúng ta.

Cây đinh lăng là cây gì?

Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8 – 1m. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3 – 10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceae, dân gian còn gọi là cây Gỏi cá hay cây Nam dương sâm.

Cây đinh lăng có hơn 30 loại nhưng thường gặp nhất là các loại sau:

  • Đinh lăng lá nhỏ (đinh lăng nếp)
  • Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)
  • Đinh lăng lá nhuyễn (lá kim)
  • Đinh lăng lá ráng
  • Đinh lăng lá tròn
  • Đinh lăng viền bạc
  • Đinh lăng lá răng
    • Tác dụng của rễ cây đinh lăng là làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu
    • Tác dụng của hoa cây đinh lăng là bồi bổ, thanh lọc cơ thể, đặc biệt có tác dụng lợi sữa tốt cho các sản phụ sau sinh. Đồng thời bổ não và trị các bệnh khác
    • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
    • Tác dụng của thân cây đinh lăng là chữa tê thấp, đau lưng.
    • Cây đinh lăng giúp chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận

      Phân bố địa lý của cây đinh lăng

      Đinh lăng là loại cây có sức sống mãnh liệt, loại cây này mọc hoang dại chủ yếu tại các tỉnh miền núi của nước ta, những nơi có khí hậu mát mẻ như: Yên Bái, Lào Cai hoặc các tỉnh ven biên giới với Trung Quốc. Nhận thấy đây là loại cây có giá trị cao về kinh tế nên nhiều nông dân trồng rộng rãi khắp nơi trên cả nước.

      Trước đây, người ta thường thu hoạch lá đinh lăng như một loại rau gia vị, gần đây thì người ta thu hoạch cả rễ cây bằng cách đào lên rửa sạch và phơi khô.

      Tác dụng của cây đinh lăng

    • Tác dụng của rễ cây đinh lăng là làm thuốc bổ, thuốc lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu
    • Tác dụng của hoa cây đinh lăng là bồi bổ, thanh lọc cơ thể, đặc biệt có tác dụng lợi sữa tốt cho các sản phụ sau sinh. Đồng thời bổ não và trị các bệnh khác
    • Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
    • Tác dụng của thân cây đinh lăng là chữa tê thấp, đau lưng.
    • Cây đinh lăng giúp chữa các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bệnh thận
    • Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu

      Vì sao chỉ dùng rễ để ngâm rượu? Vì rễ (củ) Đinh Lăng khá mềm, có nhiều hoạt chất, trong quá trình trải qua khí hậu hanh khô, các dưỡng chất được tích tụ vào phần rễ là chủ yếu, giúp cây có thể chống chọi qua mùa đông kéo dài.

      Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều vitamin B1, ngoài ra còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Do đó tác dụng của rễ cây đinh lăng tươi ngâm rượu mang lại là:
      Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. 
      Dùng nước sắc đinh lăng để kích thích trở dạ con và tiết sữa đối với phụ nữ đang mang thai. (Khuyến cáo nên đến bác sĩ đông y để có liều lượng an toàn).
      Giảm mệt mỏi, ăn ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc. 
      Tác dụng của củ cây đinh lăng ngâm rượu là lên cân và chống độc.

      Tác dụng làm đẹp của cây đinh lăng

      Trị mụn

    • Dùng lá đinh lăng tươi rửa sạch sẽ để ráo nước, giã cho nhuyễn, cho vài hạt muối, dùng bã đắp lên chỗ mụn, để khoảng 10 – 15 phút cho đến hơi khô thì rửa sạch bằng nước. Làm một lần mỗi ngày, tốt nhất vào buổi tối, kiên trì 2 tuần sẽ thấy cải thiện làn da.

      Làm trắng da

      Có rất nhiều cách làm trắng da, trong đó dùng đinh lăng ít được nhắc đến nhưng đây lại là một bí quyết làm trắng da khá an toàn. Cách làm rất đơn giản, dùng lá đun sôi lấy nước tắm.

      Nhà có bồn tắm là tốt nhất, đổ nước lá vào bồn rồi ngâm mình từ 15 – 20 phút, khi đó các dược chất sẽ ngấm sâu vào da giúp tiêu diệt các sắc tố gây ra thâm nám, tái tạo collagen và làm trắng da.

    • Chữa lành vết thương, trị sưng đau cơ khớp

    • Giã nát lá đinh lăng, đắp đều lên vết thương sẽ giúp vết thương mau lành, ngừng chảy máu, vết rách khép lại.

      Trị phong thấp gây tê nhức tay chân, đau mỏi lưng gối

      Dùng thân và cành đinh lăng từ 20 gam đến 30 gam, có thể kết hợp thảo dược khác, mỗi vị 10g gồm: rễ xấu hổ, lá lốt, bưởi bung và cúc tần. Sắc với 600ml đến khi còn 300ml, chia ra uống 3 lần trong ngày.

      Chữa chứng thiếu máu

      Rễ đinh lăng, hoàng tinh, thục địa, hà thủ ô mỗi loại 100g và 20g tam thất. Tất cả đem tán thành bột rồi trộn đều, mỗi ngày lấy ra 100g sắc uống.

      Giúp bồi bổ cơ thể, trị chứng dị ứng

      Lấy 150 – 200 gam lá đinh lăng tươi cho vào 200ml nước đang sôi, đun cho sôi lại rồi mở nắp đảo đều. Khoảng 5 – 7 phút chắt lấy nước uống, phần bã còn lại cho thêm 200ml nước nấu sôi tiếp và uống.

    • Tác dụng của uống nước lá đinh lăng là gì?

      Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì? Đây chắc hẳn là thắc mắc của không ít người. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của lá đinh lăng:

      Lá đinh lăng có tác dụng lợi sữa

      Bạn chỉ cần lấy một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi cùng nước. Sau đó, chắc lấy nước và uống khi còn ấm để phát huy công dụng tốt nhất. Nếu nước bị nguội, bạn nên hâm lại cho nóng, không nên uống nước lạnh.

      Ngoài ra, để bảo quản lá đinh lăng, bạn có thể sao vàng sau đó hãm lấy nước chè uống hàng ngày.

      Lá đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh về tiêu hóa

      Uống nước lá cây đinh lăng có tác dụng chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ngoài ra, đinh lăng còn có thể trị trĩ bằng cách sắc lá đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, dùng để xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ.

      Bên cạnh đó, củ và cành cây đinh lăng còn được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

      Lá đinh lăng có tác dụng điều trị bệnh thận

      Cây đinh lăng được nhiều người biết đến là loại cây có tác dụng lợi tiểu và điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Những người mắc bệnh thận uống nước lá đinh lăng mỗi ngày sẽ giúp lọc thận hiệu quả hơn.

      Trên đây là thông tin hữu ích về tác dụng của cây đinh lăng trường Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh biên tập gửi quý độc giả đọc và ứng dụng hợp lý.