Cảm mạo và cúm xuất hiện 4 mùa hay gặp nhất về mùa đông, xuân, thường phát sinh khi thời tiết thay đổi bất thường khi nóng lạnh hoặc do cách ăn ở sinh hoạt tắm rửa không điều độ, hợp lúc….Hiện nay, các phương pháp điều trị cảm và cúm bằng thuốc Y học cổ truyền tương đối đơn giản, tiết kiệm nhưng có thể đem lại hiệu quả cao. Theo YHCT thì cảm mạo chính là thể phòng hàn và cúm là thể phong hhiệt.
Điều trị thể: Phong Hàn
Bệnh nhân thường có sốt nhẹ, không có mồ hôi, sợ lạnh, sợ gió, hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong, đờm loăng, đau đầu, đau người, nước tiểu trong và nhiều không khát nước, trán nóng, bàn tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.
Điều trị theo YHCT chính là ” Tân ôn giải biểu” (phát tán phong hàn)
Bài 1:
-Lá tía tô 15g – Vỏ quýt 10g
-Kinh giới 10g – Cúc tần 10g
-Hương nhu 10g – Gừng tươi 3 lát
Bài 2:
-Tô tử 12g – Vỏ quýt 12g
-Cam thảo dây 12g – Củ gấu 12g
-Hành tăm 8g – Gừng 8g
Các bài thuốc trên đun sôi 15 phút rồi uống. Nếu đầy bụng, nôn ọe thêm Hậu phác, Hoặc hương, Bán hạ mỗi thứ 10g.
Nếu nhức đầu thêm Mạn kinh tử 12g, Bạch chỉ 8g
Điều trị thể: Phong Nhiệt
Điều trị theo YHCT chính là “Tân lương giải biểu” (phát tán phong nhiệt)
Bệnh nhân thường có sốt cao, sốt đột ngột, sợ gió, sợ nóng, ra mồ hôi nhiều, khát nước, đau đầu, đau người, toàn thân nóng, lòng bàn tay chân nóng, miệng mũi khô, có thể ho đờm chảy máu cam, nước tiểu ít và vàng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác
Bài 1:
-Kim ngân 12g – Lá dâu 10g
-Rau má 10g – Bạc Hà 6g
-Hương nhu 10g
Nếu ho khan hoặc ra đờm đặc: Xạ can 10g (rẻ quạt), Cỏ thơm 12g (cứt lợn tía). Nếu chảy máu cam dùng Cỏ nhọ nồi 6g, Cam thảo đất 10g.
Đun sôi uống nguội
Bài 2:
-Cỏ chỉ thiên 20 – Cam thảo đất 10g
-Lá cối xay 20g – Bạc Hà 10g
-Gừng tươi 3 lát
Đun sôi uống nguội
Bài 3:
-Kim Ngân 16g – Cam thảo đất 12g
-Kinh giới 8g – Bạc Hà 8g
-Lá tre 16g
Sắc uống
Đa số các trường hợp cảm mạo hay cúm sẽ tự khỏi tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh diễn biến nặng. Nếu các triệu chứng của cảm cúm kéo dài hơn một tuần, bệnh nhân sốt cao kéo dài, sử dụng các thuốc hạ sốt thông thường không đỡ, ho nhiều, tức ngực, khó thở, đau nhức, mệt mỏi tăng thì nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để theo dõi, điều trị kịp thời. Các trường hợp diễn biến nặng của bệnh cảm cúm thường xảy ra ở những người mắc bệnh mạn tính, người bị suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục.