Logo

1 SỐ KỸ THUẬT KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ

Lượt xem: 340 Ngày đăng: 23/07/2021

I. ĐẠI CƯƠNG
Khai thông đường thở là một kỹ thuật cấp cứu rất quan trong đối với các
người thực hiện cấp cứu nhằm đảm bảo ô xy và thông khí đầy đủ cho Người
bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
– Tắc nghẽn đường thở do tụt lưỡi
– Tắc nghẽn đường thở do dịch tiết
– Tắc nghẽn đường thở do di vật
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định
Lưu ý: nếu nghi có chấn thương cột sống cổ thì phải cố định cột sống cổ
trước khi tiến hành bất kể kỹ thuật nào làm thay đổi tư thế cổ Người bệnh.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên thành thạo kỹ thuật.
3. Người bệnh: nếu Người bệnh tỉnh cần giải thích rõ thủ thuật
4. Hồ sơ bệnh án:
Giải thích về kỹ thuật cho Người bệnh, gia đình Người bệnh trong trường hợp
cần thiết yêu cầu gia đình Người bệnh ký cam kết đồng ý thực hiện kỹ thuật,
phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.
V. CÁC BUỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ: Kiểm tra lại chỉ định, chống chỉ định và cam kết đồng ý thực
hiện thủ thuật.
2. Kiểm tra người bệnh: Kiểm tra lại các chức năng sống của Người bệnh
trước khi tiến hành thủ thuật
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Kỹ thuật ngửa đầu/nâng cằm: Người bệnh nằm ngửa.
Bước 1: Người thực hiện đứng một bên của Người bệnh
Bước 2: Một tay đặt dưới cằm và nâng cằm lên trên, tay còn lại đặt trên
trán, ép xuống dưới và về phía thân
Bước 3: Kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật nếu có
3.2. Kỹ thuật ấn giữ hàm
Bước 1: Người thực hiện đứng phía đầu Người bệnh
Bước 2: Ngón tay trỏ và ngón giữa của hai tay móc vào góc hàm, ngón cái tì vào
cằm. Dùng lực của cẳng tay kéo cằm Người bệnh lên trên và về phía đầu
Bước 3: Kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật nếu có
3.3. Kỹ thuật Heimlich: khi Người bệnh tỉnh và hợp tác
Bước 1: Người thực hiện đứng phía sau Người bệnh
Bước 2: Một bàn tay nắm lại, tay còn lại cầm cổ tay của tay nắm. Dùng lực kéo
của cánh tay giật mạnh và dứt khoát đồng thì với thì thở ra của Người bệnh
Bước 3: Kiểm tra đường thở và dị vật đã bật ra ngoài chưa
3.4. Kỹ thuật Heimlich: khi Người bệnh bất tỉnh
Bước 1: Người thực hiện ngồi lên đùi Người bệnh
Bước 2: Một bàn tay nắm lại, tay còn lại đan chéo với bàn tay nắm. Cùi tay đặt
trên vùng thượng vị của Người bệnh. Dùng trọng lực của nửa thân mình, đẩy
thẳng cánh tay với cẳng tay với động tác mạnh và dứt khoát đồng thì với thì thở
ra của Người bệnh
Bước 3: Kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật nếu có
3.5. Kỹ thuật lấy bỏ dị vật bằng tay
Bước 1: Người thực hiện đứng 1 bên của Người bệnh
Bước 2: Mở miệng Người bệnh. Ngón tay cái của một tay móc vào hàm
dưới và đầy xuống dưới. Ngón tay trỏ của tay còn lại móc vào khoang
miệng để lấy dị vật
Bước 3: Kiểm tra đường thở


3.6. Kỹ thuật vỗ lưng/ép ngực cho trẻ nhỏ
Tư thế nằm sấp:
Bước 1: Người thực hiện đặt trẻ úp lên mặt trong của một cẳng tay, bàn tay
giữ cho cổ thẳng
Bước 2: Để đầu trẻ thấp và hướng mặt trẻ xuống dưới. Người thực hiện dùng tay
còn lại vỗ nhẹ nhưng dứt khoát vào vùng lưng trẻ
Bước 3: Lật ngửa trẻ để kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật


Tư thế nằm ngửa:
Bước 1: Người thực hiện đặt trẻ nằm ngửa lên mặt trong của một cẳng tay, bàn
tay giữ cho cổ thẳng
Bước 2: Để đầu trẻ thấp. Người thực hiện dùng ngón trỏ và ngón giữa của tay
còn lại ép nhẹ nhàng dứng khoát vào vùng thượng vị của trẻ
Bước 3: Kiểm tra đường thở và lấy bỏ dị vật


VI. THEO DÕI
– Theo dõi các dấu hiệu chức năng sống của Người bệnh
– Theo dõi tình trạng đường thở. Một kỹ thuật hiệu quả khi Người bệnh dễ
chịu hơn. Hết các triệu chứng của tắc nghẽn.
VII. TAI BIẾN: Ít tai biến nếu tiến hành đúng kỹ thuật

Nguồn : Trích theo Quyết Định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật
chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc ” Bộ Y tế