Logo

KỸ THUẬT GIẢI ĐỘC NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOL

Lượt xem: 56 Ngày đăng: 14/08/2021

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIẢI ĐỘC NGỘ ĐỘC RƯỢU ETHANOLI

I. ĐẠI CƯƠNG

Ngộ độc rượu ethanol nặng có thể gây hôn mê sâu, tụt huyết áp, suy hô hấp do ức chế hô hấp hoặc viêm phổi sặc, biến chứng hạ đường huyết, rối loạn điện giải nặng. Hầu hết triệu chứng do tính chất tác động của rượu ethanol và tình trạng tăng áp lực thẩm thấu gây ra. Biến chứng của ngộ độc rượu nặng có thể dẫn đến tử vong.

Điều trị giải độc rượu cấp nhằm giúp giảm nhanh triệu chứng của ngộ độc rượu, phòng và điều trị các biến chứng đã hoặc có thể xảy ra. Trước khi điều trị ngộ độc rượu cần loại trừ hôn mê do các nguyên nhân khác như chấn thương, nhiễm trùng thần kinh, bệnh chuyển hóa hay ngộ độc khác.

II. CHỈ ĐỊNH

Điều trị giải độc rượu ethanol khi đã có chẩn đoán xác định ngộ độc ethanol. Chẩn đoán ngộ độc ethanol dựa vào hỏi bệnh, khám lâm sàng và xét nghiệm.

Hỏi bệnh: có uống rượu.

Triệu chứng lâm sàng:

  • Hơi thở có mùi rượu
  • Rối loạn ý thức: ngủ gà đến hôn mê, hoặc kích thích rối loạn hành vi cảm xúc.
  • Thở chậm, thở yếu hoặc ngừng thở. Có thể viêm phổi do sặc

Các biến chứng có thể gặp:

  • Chuyển hóa: toan chuyển hóa ( ceton, lactic) mức độ nhẹ đáp ứng tốt với điều trị nội khoa, tăng áp lực thẩm thấu, hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
  • Chấn thương kèm theo, cần đặc biệt chú ý chấn thương sọ não và chấn thương cột sống cổ.

Xét nghiệm:

  • Tăng ALTT và khoảng trống ALTT
  • Định lượng nồng độ ethanol trong máu hoặc hơi thở.
  • Có thể ngộ độc phối hợp rượu độc như methanol, ethylene glycol tuy nhiên sẽ xử trí theo quy trình khác.

 

  • CHỐNG CHỈ ĐỊNH
  • Không có chống chỉ định tuyệt đối cho điều tri giải ngộ độc ethanol
  • Thận trọng trong các trường hợp sau đây:
  • Ngộ độc kèm theo các loại rượu độc: methanol, ethylenglycol
  • Rối loạn điện giải: hạ kali máu nặng
  • Hạ đường huyết
  • Chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ
  • Viêm gan, xơ gan, suy gan

III. CHUẨN BỊ

  1. Người thực hiện
  • 1 Bác sĩ: đánh giá người bệnh, lựa chọn xét nghiệm, ra chỉ định và đặt mục tiêu điều trị và theo dõi trong quá trình giải ngộ độc rượu.
  • 1 Điều dường thực hiện y lệnh thuốc.
  1. Phương tiện
  • Dung dịch glucose 10% x1000 ml hoặc glucose 20% x500ml , natriclorid 0,9% x2000ml.
  • Vitamin B1 chế phẩm tiêm, hàm lượng 100mg
  • Các gói dụng cụ cần dùng ( chi tiết từng gói xin xem thêm trong phần phụ lục):
  • Gói dụng cụ tiêu hao
  • Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn
  • Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân
  • Bộ dụng cụ tiêm truyền vô khuẩn
  • Bộ dụng cụ, thuốc cấp cứu khi làm thủ thuật: 1 xe cấp cứu gômg
  • Dụng cụ, máy theo dõi
  1. Người bệnh
  • Đặt người bệnh ở tư thế an toàn: nằm nghieenh hoặc đầu cao nếu huyết áp người bệnh ổn định.
  • Giải thích tình trạng bệnh của người bệnh và kế hoạch điều trị cho gia đình người bệnh.
  1. Hồ sơ bệnh án
  • Ghi chép nhận xét tình trạng người bệnh vào bệnh án, ghi rõ lý do chỉ định giải độc rượu và phương pháp tiến hành giải độc rượu.
  • Khai thác và ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án tiền sử bệnh, các bệnh lý kèm theo.

IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

  1. Kiểm tra
  • Hồ sơ: ghi chép đầy đủ: Chỉ định, phương thức tiến hành. Riêng chỉ định cần đánh giá lại và ra chỉ định lại mỗi 24 giờ
  • Người bệnh: Đúng người bệnh, đúng chẩn đoán, đúng chỉ định và cân nhắc các thận trọng
  1. Thực hiện kỹ thuật
  • Kiểm soát đường thở: tư thế nằm nghiêng an toàn hoặc đầu cao nếu huyết áp ổn định. Chống tụt lưỡi bằng canuyn, hút sạch đờm rãi miệng họng nếu có.
  • Đảm bảo hô hấp: thở oxy qua kính mũi nếu người bệnh còn tự thở được, bóp bóng, đặt nội khí quản nếu người bệnh hôn mê sâu mất phản xạ bảo vệ đường thở. Đặt ống nội khí quản bảo vệ đường thở nếu hôn mê sâu glassgow <6 điểm.
  • Đảm bảo tuần hoàn: nếu có tụt huyết huyết áp, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, bù đủ dịch, thuốc vận mạch nếu cần
  • Tăng thải độc bằng truyền dịch với máy truyền dịch natriclorid 0,9% tốc độ 150-200ml/ giờ.
  • Chống hạ đường máu: cho ăn qua ống thông dạ dày, truyền glucose ưu trương 10%, 20% bằng máy truyền dịch tốc độ 40-80 ml/giờ tùy theo tình trạng đường huyết của người bệnh. Truyền tĩnh mạch vitamin B1 200mg/ngày ngay hoặc trước khi truyền glucose
  • Khám kĩ để phát hiện các chấn thương kết hợp: chấn thương hàm mặt, sọ não, chấn thương ngực bụng kín..vv
  • Điều trị các biến chứng: tiêu cơ vân, suy thận, nhiễm trùng, rối loạn nước điện giải, hạ đường máu, hạ thân nhiệt, toan chuyển hóa tăng acid lactic, viêm phổi sặc, tăng áp lực thẩm thấu
  • Nếu lâm sàng cải thiện, khoảng trống thẩm thấu và khí máu bình thường thì người bệnh hồi phục.
  • Nếu xét nghiệm có dấu hiệu nhiễm toan chuyển hóa, tăng acid lactic> 10 mmol/L kết hợp lâm sàng có nhìn mờ, tổn thương đa tạng thì cần nghĩ tới ngộ độc cồn công nghiệp như methanol và ethylene glycol. Cần làm xét nghiệm định lượng và chỉ định lọc máu sớm.

 

V. THEO DÕI

  • Theo dõi tình trạng lâm sàng kịp thời xử trí đặt nội khí quản nếu người bệnh hôn mệ sâu, không bảo vệ đường thở, phòng và điều trị viêm phổi sặc nếu có
  • Theo dõi sát huyết áp và đường máu, điện giải đồ
  • Lắp monitor theo dõi điện tim và độ bão hòa oxy máu ( SpO2) đến khi tình trạng bệnh cải thiện
  • Theo dõi sát và phát hiện kịp thời các biến chứng khác có thể xảy ra.
  • Các xét nghiệ cần theo dõi: khí máu động mạch, xét nghiệm ceton máu, niệu, lactat máu, điện tâm đồ, công thức máu, đông máu cơ bản.
  • Chụp CT scan sọ não nếu người bệnh hôn mê kéo dài không tương xứng với mức độ nặng của ngộ độc
  • Siêu âm gan mật nếu người bệnh nghiện rượu mạn tính hoặc có các vấn đề kèm theo.

VI. XỬ TRÍ BIẾN CHỨNG

  • Tăng đường máu nếu truyền đường 20% nhiều và nhanh: dừng truyền glucose.
  • Hạ đường máu có thể gặp nếu người bệnh không ăn và truyền glucose không đủ, không liên tục. Ngoài ra có thể gặp sốc phản vệ do vitamin B1
  • Rối loạn điện giải ( natri, kali, canxi): bù theo phác đồ

Theo Quyết định về việc ban hành tài liệu” Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức- Cấp cứu và Chống độc” Bộ Y Tế Số : 1904/ QĐ- BYT