Logo

Vitamin là gì?

Lượt xem: 174 Ngày đăng: 03/06/2021

                                                               

  1. Định nghĩa

Vitamin là chất hữu cơ, cơ thể hầu như không tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào, với một lượng rất nhỏ so với khẩu phần ăn hàng ngày có tác dụng duy trì các quá trình chuyển hoá đảm bảo sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể.

  1. Vai trò

– Tham gia vào quá trình enzym xúc tác cho các phản ứng chuyển hoá của cơ thể.

Hầu hết các vitamin tan trong nước đều là coenzym của 1 enzym chuyên biệt. Vì vậy, nếu thiếu vitamin thì hệ enzym tương ứng không được tạo thành, quá trình chuyển hoá bị rối loạn.

Ví dụ: vitamin B1 là Coenzym của enzym chuyển hoá glucid. Vitamin B6 là coenzym của enzym chuyển hoá các acid amin.

– Làm tăng sức đề kháng, chống oxy hoá, bảo vệ các tế bào thần kinh, qua đó tham gia bảo vệ cơ thể. Ví dụ: vitamin C, A, E, B12…

– Có vai trò tác động qua lại với các hormon.

Ví dụ: vitamin C với hormon tuyến thượng thận, vitamin nhóm B với hormon sinh dục, vitamin A, B1 với tuyến giáp và vitamin D với tuyến cận giáp.

– Các vitamin Có tác động qua lại với nhau. Vì vậy, khi thừa hoặc thiếu một vitamin nào đó sẽ kéo theo thừa hoặc thiếu các vitamin khác và gây bệnh cho cơ thể.

Ví dụ: khi thiếu vitamin B12, cơ thể sẽ không tổng hợp được acid folic gây bệnh thiếu máu…

  1. Phân loại

Dựa vào độ tan:

– Vitamin tan trong dầu: vitamin A, D, E, K.

– Vitamin tan trong nước: vitamin nhóm B (Bị, Bj, B6, Bl2…), vitamin C,…

  1. Đặc điểm
  2. Đặc điểm chung của vitamin tan trong nước

 Hấp thu trực tiếp qua thành ruột vào máu, không cần chất nhũ hoá.

– Lọc được qua cầu thận và thải trừ qua nước tiểu khi thừa.

– Vì không tích lũy trong cơ thể nên nói chung ít gây độc.

– Dễ bị phân huỷ và không tích luỹ trong cơ thể vì vậy phải bổ sung hàng ngày.

  1. Đặc điểm chung của vitamin tan trong dầu

– Hấp thu cùng với các chất mỡ vào vòng tuần hoàn chung, vì vậy khi cơ thể không hấp thu được mỡ thì không hấp thu được vitamin.

– Quá trình hấp thu đòi hỏi phải có acid mật làm chất nhũ hoá vì mỡ không tan được trong máu, do đó muốn thuốc hấp thu tốt thì nên uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn.

– Khi dùng quá liều không thải trừ hết qua thận mà tích luỹ chủ yếu ở gan và mô mỡ, vì vậy khi dùng liều cao và kéo dài sẽ gây độc tính, đặc biệt là vitamin A và D.

– Do tích luỹ trong cơ thể nên các triệu chứng thiếu thường xuất hiện chậm, vì vậy không cần bổ sung hàng ngày dưới dạng thuốc.

– Tương đối bền vững với nhiệt, không bị phá huỷ trong quá trình nấu nướng.

Nguồn: Tổng hợp