Logo

Viêm họng cấp tính

Lượt xem: 362 Ngày đăng: 12/11/2020

yduoctuetinh.net – Thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, trong trường hợp người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích do không ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất nên là cơ hội để virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào và dẫn đến viêm họng cấp.

Sự trùng hợp giữa việc thời tiết lạnh và việc viêm họng khiến cho rất nhiều người tưởng rằng nguyên nhân gây viêm họng chủ yếu là do sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, cụ thể việc hít thở không khí lạnh sẽ làm cho mọi người dễ dàng bị viêm họng, đặc biệt ở người lớn tuổi và trẻ em. Thế nhưng, khí hậu lạnh lại không phải là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng. Sở dĩ khi lạnh sẽ có nhiều người bị viêm họng đó là do thời tiết và nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, trong trường hợp người bệnh tiếp xúc với các chất kích thích do không ở trong trạng thái sức khỏe tốt nhất nên là cơ hội để virus, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào và dẫn đến viêm họng cấp.

Là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh viêm V.A, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent, tinh hồng nhiệt hoặc một số bệnh máu. Trên lâm sàng thường thấy có hai loại là: viêm họng đỏ và viêm họng trắng.

  1. Định nghĩa:Viêm họng cấp tính là viêm cấp tính niêm mạc họng (niêm mạc họng có lớp liên bào, tuyến nhầy và nang lympho).
  2. Phân loại: Theo phân loại của Escat chia viêm họng cấp tính làm 3 nhóm:

–         Viêm họng không đặc hiệu có thể khu trú hoặc tỏa lan như: viêm họng đỏ, viêm họng trắng, viêm tấy xung quanh amiđan.

–         Viêm họng đặc hiệu như: viêm họng do bạch hầu, viêm họng vincent.

–         Viêm họng trong các bệnh máu.

VIÊM HỌNG ĐỎ

Thực chất là viêm họng cấp tính ở họng hoặc ở amiđan hay gặp vào mùa lạnh hoặc khi thời tiết thay đổi. Viêm toàn bộ niêm mạc họng có màu sắc đỏ nên được gọi là viêm họng đỏ.

  1. Nguyên nhân

–         Virus: virus cúm, sởi.

–         Vi khuẩn: phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng.

  1. Triệu chứng (do virus)

2.1.Toàn thân: Bắt đầu đột ngột, ớn lạnh, sốt cao 390C – 400C, đau mình, kém ăn và kém ngủ.

2.2. Cơ năng:

–         Lúc đầu có cảm giác khô nóng trong họng dần dần thành cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói, đau lên tai và đau nhói khi nuốt.

–         Ngạt tắc mũi và chảy nước mũi nhầy.

–         Triệu chứng thanh quản: tiếng khàn nhẹ và ho khan.

2.3. Tại chỗ:

–         Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, xung huyết đỏ.

–         Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhầy trong. Có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt amiđan hoặc miệng các hốc.

–         Hạch cổ, hạch dưới hàm sưng, đau.

2.4. Xét nghiệm: Bạch cầu trong máu không tăng.

  1. Thể lâm sàng

3.1. Viêm họng đỏ do cúm: Thành từng vụ dịch với các triệu chứng khá nặng: nhức đầu, đau cổ, xuất huyết ở thành họng.

3.2. Viêm họng đỏ do virus A.P.C. (Cọnjunctival) ở trẻ em: Sụt xịt mũi, viêm họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ.

3.3. Viêm họng đỏ do vi khuẩn: Viêm V.A và viêm amiđan biểu hiện sốt cao, co giật, ngạt mũi, nôn mửa, hạch cổ sưng đau.

  1. Chẩn đoán

Dựa vào các triệu chứng:

–         Sốt cao đột ngột.

–         Đau họng.

–         Các bệnh tích khám họng.

–         XN: BC không tăng.

  1. Điều trị

5.1. Nghỉ ngơi, giữ  ấm.

5.2. Điều trị tại chỗ và điều trị triệu chứng.

–         Hạ sốt: Aspirin, A.P.C, Analgin, Paracetamol…

–         Chống đau họng: Hàng ngày súc họng bằng các dung dịch kiềm ấm như nước muối, dung dịch clorat kali1% hoặc BBM, trẻ em bôi họng bằng glyxerin bôrat 5%. Nhỏ mũi argyron1%.

–         Dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ khi có biến chứng như viêm thận, khớp, thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản …

  1. Điều trị  dự phòng

–         Không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với bệnh nhân.

–         Rỏ dầu gômênol hoặc tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng.

–         Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

  1. Tiến triển

–         Bệnh diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh.

–         Nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu các biến chứng sẽ xảy ra như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm.

BTV-KD

(Theo trang thông tin điện tử Bệnh viện Quân y 103)