Tìm hiểu về khái niệm, công việc của bác sỹ, y sỹ y học cổ truyền là gì?
Lượt xem: 533 Ngày đăng: 03/05/2019
Y học Cổ truyền là nền Y học được hình thành từ lâu đời, trước khi nền Y học hiện đại xuất hiện nhưng giá trị ứng dụng của nó vẫn tồn tại mãi cho đến muôn đời sau. Để hiểu rõ hơn về ngành này, hãy cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây.
Y học cổ truyền bào chế thuốc từ những gì có sẵn trong tự nhiên
Y học cổ truyền là gì?
Y học cổ truyền hiểu đơn giản là một nền Y học trong đó các y bác sĩ chữa bệnh bằng cách cân bằng âm dương – ngũ hành, từ đó cải thiện sức khỏe cho con người, giúp họ mau chóng bình phục hơn.
Các cách chẩn đoán bệnh trong đông Y
Không giống với Y học hiện đại, khám bệnh bằng cách siêu âm, xét nghiệm, nội soi, chụp hình ảnh,…Y học cổ truyền chẩn đoán bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp ngoại quan sau đây:
- Vọng chuẩn: nhận biết và xác định bệnh thông qua việc tìm hiểu hoàn cảnh, điều kiện sống cũng như những dấu hiệu nhận biết bên ngoài của người bệnh.
- Văn chuẩn: những vấn đề về bệnh tật được nhận định thông qua lời tâm sự của các bệnh nhân.
- Vấn chuẩn: chẩn đoán bệnh tật dựa trên việc thu thập các câu trả lời về thói quen sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống, tâm sinh lý,…
- Thiết chuẩn: đây là cách duy nhất mà bác sĩ dùng dụng cụ hỗ trợ kèm theo để khám, kết hợp với việc bắt mạch qua tay.
Các phương pháp điều trị trong YHCT
Y sỹ y học cổ truyền là gì? Là những người có nhiệm vụ chẩn đoán, điều trị bệnh. Trong đó, có 3 phương pháp điều trị chính sau đây: xoa bóp, châm cứu, uống thuốc.
- Châm cứu: phương pháp này yêu cầu y bác sĩ phải biết rõ hệ thống kinh mạch và các huyệt ở trên cơ thể người. Vì những huyệt hay các kinh mạch và lục phủ ngũ tạ có mối liên hệ mật thiết nhất định. Vì vậy khi người bệnh mắc vấn đề gì, ở bộ phận nào thì bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu với từng khu vực tương ứng.
- Xoa bóp: Phương pháp này cũng tương tự như việc châm cứu. Chỉ khác ở chỗ, bác sĩ Y học cổ truyền dùng tay để xoa bóp thay vì dùng kim nam châm vào các huyệt đạo trên cơ thể. Tuy nhiên cách này khó chính xác bằng việc châm cứu. Vì lẽ đó, nó thường được áp dụng trong điều trị những vấn đề sức khỏe bên ngoài.
- Uống thuốc: Thuốc Y học cổ truyền là gì? Là thuốc dùng để chữa các triệu chứng bệnh khác nhau, bao gồm cả thuốc Bắc và thuốc Nam. Trong đó, thuốc Bắc được xuất xứ từ Trung Quốc được các bậc danh y lỗi lạc của nước ta nghiên cứu và chế biến cho phù hợp với người Việt còn thuốc Nam được các danh y tự nghiên cứu ra vị thuốc, chắt lọc, tích lũy qua nhiều thế hệ.
Ưu, nhược điểm của nền Y học cổ truyền
Ưu điểm
- An toàn: các phương pháp dùng để chẩn đoán hay điều trị theo YHCT có tính an toàn gần như tuyệt đối. Những loại thuốc được bào chế từ những gì có sẵn trong tự nhiên như rễ, thân cây, lá, hoa quả,… nên ít hoặc không có độc tính hay những tác dụng có hại đối với cơ thể. Thêm nữa, quá trình chế biến thuốc thường thủ công, truyền thống nên hoàn toàn vô hại.
- Hiệu quả cao: Tuy ra đời sớm nhưng có giá trị mãi đến ngày nay, được nhiều quốc gia khác trên thế giới đánh giá cao và công nhận về khả năng chữa bệnh, thậm chí điều trị được những bệnh nan y mãn tính mà Tây Y “bó tay”. Ngoài ra, YHCT còn cung cấp những loại thuốc có tác dụng như thực phẩm chức năng để bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cải thiện sức khỏe và sắc đẹp cho con người.
Nhược điểm
- Thời gian điều trị lâu: các loại thuốc đông y thường có tác dụng chậm hơn, thời gian sắc thuốc cũng tốn hơn. Hơn nữa, các vị thuốc thường có mùi khó chịu, không phải ai cũng quen và uống dễ dàng.
- BS phải giỏi thực sự mới có thể hành nghề: Nếu như bác sĩ Tây Y có thể tham gia làm việc ngay sau khi tốt nghiệp thì BS Y học cổ truyền phải cần thêm thời gian dài để học tập, thử nghiệm, đúc rút kinh nghiệm. Vì chỉ cần nhầm lẫn một chút nhỏ cũng có thể dẫn đến chết người. Vì họ không được hỗ trợ bởi các thiết bị Y tế khi khám chữa bệnh mà chủ yếu thông qua việc quan sát, lắng nghe cơ thể bệnh nhân.
Tốt nghiệp Y học cổ truyền ra trường làm gì?
Chương trình đào tạo ĐH hay Cao đẳng Y học Cổ truyền đều được thiết kế các bài giảng về kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và đi sâu vào kiến thức chuyên ngành là chuẩn đoán, điều trị bệnh bằng phương pháp YHCT như đã liệt kê ở phần trên.
Khi theo học tại trường, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu như: Dược học lâm sàng, dược học cổ truyền, các cách bào chế thuốc đông y, chế biến dược liệu, dưỡng sinh (thực dưỡng, xoa bóp); bệnh học (nội khoa hết hợp ngoại khoa, nhi, sản, phụ khoa,…) và cách điều trị bằng thuốc đông Y. Đặc biệt, họ sẽ được đi sâu tìm hiểu và thực hành cách bốc thuốc nam, bắc, châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp,…
Song song với kiến thức chuyên môn, sinh viên sẽ được trang bị kỹ lưỡng hành trang về đạo đức thầy thuốc để sau khi ra trường có thể làm được những việc xứng đáng với danh hiệu lương Y mà xã hội trao ban. Vậy y học cổ truyền là làm gì? Học xong, học viên có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau tại bệnh viện YHCT, các khoa YHCT của các bệnh viện từ tuyến trung ương đến địa phương. Sau một quá trình tích lũy, đủ vốn và kinh nghiệm, họ có thể tự mở nhà thuốc đông Y và kinh doanh tự do trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Nếu tốt nghiệp loại giỏi, sinh viên có cơ hội được nhà trường giữ lại làm giảng viên.
Tóm lại, Y học cổ truyền là một phương pháp chữa bệnh chủ yếu dựa vào tự nhiên, không có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc Y tế hiện đại và đây cũng là một ngành học được nhiều thí sinh theo đuổi vì cơ hội nghề nghiệp rộng mở và là ngành nghề được cả xã hội tôn kính, đề cao. Hiện nay, có nhiều trường đào tạo chuyên ngành này. Tuy nhiên, những trường ĐH hàng đầu thường lấy điểm chuẩn cao, không phải ai cũng có khả năng theo học. Có lẽ lựa chọn thông minh nhất của các bạn thí sinh lúc này là chọn học các trường Cao đẳng Y đào tạo chuyên ngành này. Một trong những cơ sở tiên phong, uy tín nhất có thể kể đến như: Cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội – Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn,…