Logo

Tìm hiểu Receptor CCR5: Con đường tiềm năng chữa khỏi HIV?

Lượt xem: 70 Ngày đăng: 16/07/2021

Theo một bài báo trên Nature mới đây về đột biến 32 CCR5-delta, một người có hai đột biến CCR5-delta 32 đồng hợp tử (CCR5-delta 32 mutation homozygous), thì về cơ bản không thể bị lây nhiễm HIV. Điều này đã được phát hiện khi nghiên cứu ở một số người bị phơi nhiễm HIV nhiều lần nhưng không mắc bệnh.

Do đó Maraviroc một thuốc ức chế CCR5 ra đời. Điều này thật sự có ý nghĩa vì những người có hai dạng của đột biến CCR5-delta 32 thu72ng khỏe mạnh. Ngoài ra, hai trường hợp “chữa khỏi” HIV trước đây là những bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính đã được cấy ghép tế bào gốc từ những người hiến tặng có CCR5-delta 32 đồng hợp tử. Họ đã ngừng điều trị bằng thuốc ARV và chưa có sự xuất hiện của HIVRNA trở lại.

Gần đây, ở Trung Quốc đã sử dụng liệu pháp gen để sửa đổi thụ thể CCR5 trong phôi để bảo vệ trẻ em khỏi nhiễm HIV. Nhưng vấn đề tranh cãi là các trẻ này không thực sự có nguy cơ nhiễm HIV. Đây là một thử nghiệm có vấn đề về khía cạnh đạo đức.

Bài báo gần đây đã xem xét một cơ sở dữ liệu lớn gồm hơn 400.000 người ở Anh có thông tin di truyền, bao gồm cả tình trạng CCR5. Các nghiên cứu viên đã so sánh mức độ phổ biến của đột biến CCR5-delta 32 đồng hợp tử, dị hợp tử và không có ở những người ở độ tuổi 41-76. Họ phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh trạng thái đồng hợp tử đột biến CCR5 đã giảm theo thời gian và điều này phù hợp với tỷ lệ tử vong vượt quá 21%.

Trên thực tế, nếu có tỷ lệ tử vong trọn đời tăng 21% đối với những người có đồng hợp tử 32 so với những người không có hoặc dị hợp tử. Liệu đây có còn là con đường chữa khỏi HIV mà chúng ta nên theo đuổi?

Bệnh nhân HIV rất quan tâm đến các chiến lược chữa khỏi HIV. Họ có thể sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro gia tăng nếu loại trừ virus hoặc chữa khỏi HIV.  Bài báo mới nhất này ít nhất đặt ra câu hỏi liệu nó có an toàn để sửa đổi thụ thể CCR5 ở những người đang tham gia nghiên cứu hay không?

Nguồn: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương (theo Medscape)