Logo

Thực phẩm cũng có thuộc tính âm dương, bạn chọn loại nào?

Lượt xem: 38 Ngày đăng: 09/08/2021

Quan điểm của Y học cổ truyền, thực phẩm cũng có thuộc tính âm dương khác nhau. Vì vậy quá trình ăn uống có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng âm dương trong cơ thể cũng như tác động đến thể chất của mỗi người.

Thực phẩm được chia thành các thuộc tính: Hàn (lạnh), mát (lương), ấm (ôn), nhiệt (nóng), bình. Thức ăn có tính lạnh/mát thích hợp với loại thể chất âm hư, vì nó dưỡng âm và hạ “nhiệt”, thanh hư hỏa trong cơ thể.

Tương tự như vậy, thức ăn nóng/ấm phù hợp với thể chất dương hư trừ “hàn” bên trong. Còn lại, nhóm thực phẩm tính bình không ảnh hưởng tới thể chất âm hư hay dương hư, dùng được cho các loại thể chất nói chung.

1. Nhóm thực phẩm có tính ôn ấm

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 2.

Gạo nếp có tính ôn ấm phù hợp với người có thể chất dương hư.

Phù hợp cho người có thể chất dương hư thiên hàn với các đặc điểm triệu chứng như: Hay sợ lạnh, tay chân không ấm, thích ăn đồ ấm nóng, tinh thần không phấn chấn, lưỡi nhạt mềm bệu, mạch trầm trì.

Một số loại thực phẩm có tính ôn ấm như:

Nhóm thức ăn giàu tinh bột: Gạo nếp, óc chó, hạt dẻ, hạt thông, lạc, khoai tây, củ mài…

Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Thịt chó, dê, trâu, bò, ngựa, gà trống, ngỗng, chim sẻ, bò, cừu, sữa dê, tôm, tép, cá chày, cá mè, cá lành canh, cá diếc, hàu, lươn, cá nheo…

Nhóm thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Hẹ, rau cải, mướp, củ cải, gừng, rau mùi,cà rốt, ớt, tỏi, tiêu, hành tây, nhãn, vải, cam đỏ, đào, lựu, trám, quýt…

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 3.

Hạt óc chó.

2Nhóm thực phẩm có tính hàn lương

Phù hợp cho người có thể chất âm hư thiên nhiệt với các đặc điểm triệu chứng như: Lòng bàn tay chân nóng, miệng khô, họng khô, mũi hơi khô, thích nước mát, đại tiện khô táo, lưỡi đỏ ít tân, mạch tế sác.

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 4.

Thịt vịt có tính hàn lương phù hợp với người có thể chất âm hư thiên nhiệt.

Một số loại thực phẩm có tính hàn lương như:

Nhóm thức ăn giàu tinh bột: Lúa mì, lúa mạch, đậu đen, đậu xanh, đậu ván…

+ Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Thịt heo đực, thỏ, hươu, chim bồ câu, chim trĩ, vịt, trứng vịt, cua đồng, rùa, ngao, ếch, nhái, cá vược, sứa, đồi mồi, vẹm, hến, ốc nhồi, ốc vặn…

Nhóm thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Các loại đậu, củ cải, cần tây, rau muống, rau dền, rau sam, rau diếp, mồng tơi, măng, bầu, bí, dưa gang, dưa bở, mướp đắng, nấm, lê, dâu tây, chanh, dứa, cà chua, hồng, cam, bưởi, dừa…

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 5.

Cua đồng.

3. Nhóm thực phẩm có tính bình

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 6.

Rau cần có tính bình phù hợp với mọi thể chất.

Phù hợp cho các dạng thể chất nói chung.

Nhóm thức ăn giàu tinh bột: Gạo tẻ, khoai môn, củ mài, hạt sen, vừng đen…

Nhóm thức ăn giàu chất đạm: Thịt heo cái, thịt thỏ, thịt mèo, gà mái, gà ác, gà lôi, chim cút, bồ câu, trứng gà, cá chép, cá trôi, cá trắm, cá măng, cá quả, cá bống, cá ngân, cá mối, cá dưa, trạch, cá bò, thờn bơn, cá nhám, mực, cá đuối, ba ba, sam.

Lựa chọn thức phẩm phù hợp với thể chất tăng cường sức khỏe - Ảnh 7.

Khoai lang tím.

Nhóm thức ăn giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất: Củ kiệu, rau cần, rau rút, khoai lang tím, mơ, táo, khế, nho, mía, củ ấu, củ súng, củ năng, mật ong…

Nguồn: Báo Sức  khỏe & Đời sống