NHU CẦU CƠ BẢN HÀNG NGÀY
Nam giới: 40mg – Nữ giới: 40mg
* Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic. Cơ thể chúng ta không thể sản sinh loại vitamin này nên nó được lấy từ thực phẩm. Vitamin C có độ bền thấp nhất trong các loại vitamin và dễ bị hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn.
* Nếu sử dụng quá nhiều, lượng vitamin C dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu. Vitamin C rất cần thiết cho sự hình thành collagen, một protein quan trọng giúp tăng cường sức khỏe của xương, các mạch máu và gắn chặt nướu vào răng.
* Ngoài ra, vitamin C cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ thể, tái tạo mô và giúp vết thương mau lành. Vitamin C đóng vai trò là chất chống ô-xy hóa, bảo vệ cơ thể không bị nhiễm trùng bằng cách hỗ trợ tế bào bạch cầu tiêu diệt vi khuẩn.
* Vitamin C còn tham gia sản sinh hồng cầu và haemoglobin, giúp cơ thể hấp thu chất sắt từ đường ruột.
Bệnh do thiếu vitamin C
* Những người có chế độ ăn uống kiêng khem, những người ít ăn hoặc ít uống nước hoa quả (nhất là họ cam quýt) có thể bị thiếu vitamin C.
THỰC PHẨM CUNG CẤP VITAMIN C
Mỗi 50 – 200g các loại thực phẩm sau chứa ít nhất 10mg vitamin C.
* Bắp cải • Ớt chuông • Cà chua • Bưởi • Ổi • Xoài
* Các loại dưa (như: dưa lưới) • Cam • Dứa • Dâu tây
* Những người nghiện rượu, nghiện thuốc lá có nguy cơ bị thiếu vitamin C do rượu cản trở hấp thu vitamin và việc hút thuốc lá làm giảm hàm lượng vitamin C trong cơ thể.
* Những người bị thương, bị bỏng, hoặc mắc các bệnh như viêm phổi, lao, sốt thấp cấp (rheumatic fever), cũng như những người đang hồi phục sau phẫu thuật sẽ cần nhiều vitamin C hơn bình thường.
* Tình trạng thiếu vitamin C có thể gây ra bệnh Scorbut, một chứng bệnh làm yếu cơ, đau khớp, khó lành vết thương, hư răng, sưng và chảy máu nướu răng, da dễ bị bầm và dễ xuất hiện các nốt đỏ, cơ thể mệt mỏi và đôi khi dẫn đến trầm cảm.