Logo

Quy trình kỹ thuật đo điện tim

Lượt xem: 483 Ngày đăng: 08/05/2020

Điện tâm đồ là hình ảnh hoạt động điện học của tim được ghi lại dưới dạng đồ thị qua các điện cực tiếp nhận ngoài da.

I.CHỈ ĐỊNH

–  Chẩn đoán rối loạn nhịp tim.

–  Chẩn đoán phì đại cơ nhĩ, cơ thất.

–  Chẩn đoán rối loạn dẫn truyền.

–  Chẩn đoán các giai đoạn nhồi máu cơ tim.

–  Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ.

–  Chẩn đoán các rối loạn điện giải.

–  Chẩn đoán các tổn thương ở cơ tim, màng ngoài tim.

–  Theo dõi máy tạo nhịp.

II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định.

III. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

–  01 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng nội khoa.

–  01 Bác sĩ đọc kết quả điện tâm đồ.

2. Phương tiện

–  Máy điện tâm đồ có đủ dây dẫn và bản điện cực.

–  Có hệ thống chống nhiễu tốt.

–  Các chất dẫn điện (gel) hoặc nước muối sinh lý 0,9%.

–  Giường bệnh: 01 chiếc.

–  Bông gạc để lau bẩn trên da người bệnh trước khi gắn điện cực và lau chất dẫn điện sau khi ghi điện tâm đồ.

–  Giấy ghi điện tâm đồ tiêu chuẩn: 25mm/s; 50mm/s; 100ms/s.

–  Giấy dán kết quả điện tâm đồ.

3. Người bệnh

–  Giải thích cho người bệnh về cách tiến hành kỹ thuật.

–  Nằm yên tĩnh, không cử động.

–  Nếu người bệnh kích thích vật vã thì phải dùng thuốc an thần.

4. Hồ sơ bệnh án: Hoàn thiện theo quy định của Bộ Y tế

IV.CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1.  Người bệnh nằm nghỉ yên tĩnh trên giường bệnh được lắp các điện cực theo tiêu chuẩn bao gồm 12 chuyển đạo.

2.  Thử test trước khi ghi điện tâm đồ: 1mV=10mm.

3.  Thông thường ghi ở tốc độ giấy 25mm/s ở cả 12 chuyển đạo thông thường, cũng có thể ghi lại ở các tốc độ giấy khác nhau tùy theo từng loại bệnh.

4.  In và đọc kết quả điện tâm đồ trước khi đưa cho người bệnh.