Logo

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được

Lượt xem: 490 Ngày đăng: 07/05/2020

Bác sĩ của các bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Nhi đồng 1, Chợ Rẫy đã tự làm những chiếc nón kính bảo hộ, ngăn giọt bắn, phòng COVID-19. Mọi người ai cũng có thể làm những chiếc nón đơn giản, rẻ tiền và tiện dụng này.

Các bác sĩ tự làm và trang bị nón kính bảo hộ chống dịch COVID-19 /// Ảnh: BVCC
Các bác sĩ tự làm và trang bị nón kính bảo hộ chống dịch COVID-19 ẢNH: BVCC
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tranh thủ những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học đã tự tay làm ra những nón kính bảo hộ, ngăn giọt bắn, phòng lây nhiễm COVID-19.
Hơn 100 chiếc nón bảo hộ này được hoàn thành và sử dụng cho các y, bác sĩ, nhân viên y tế của các khoa phòng tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Nón kính bảo hộ này hay hơn khẩu trang ở chỗ miếng mica trong là mặt phẳng, có thể lau, rửa. Còn với khẩu trang, virus sẽ bám dính trên đó. Mọi người nên đeo khẩu trang vải bên trong và bảo hộ thêm chiếc nón kính này bên ngoài

Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Trong khi đó, bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cho biết: Hai ngày qua, các y, bác sĩ tranh thủ sau giờ tan ca hoàn thành khoảng 400 chiếc nón kính bảo hộ.
“Nón kính bảo hộ “blouse-made” (bác sĩ làm) có tấm chắn ngăn giọt bắn, dịch tiết hô hấp khi ho, hắt hơi, có tác dụng gần như khẩu trang, sẽ giúp phòng lây nhiễm COVID-19”, bác sĩ Vũ đánh giá.
Nguyên liệu làm nón kính bảo hộ phòng COVID-19 khá đơn giản, rẻ tiền.
Các bác sĩ dùng những miếng mica trong suốt (loại dùng để đóng bìa ngoài của sách, tài liệu ở các tiệm photocopy thường dùng, bán ở các nhà sách – PV), cắt tạo dáng.
Sau đó, các bác sĩ dùng thêm một miếng xốp và mút đệm để làm vòng đeo lên đầu, giúp tấm kính không áp sát quá vào mặt, nâng đỡ mũi, hạn chế hơi ẩm do hơi thở (giúp hạn chế làm mờ kính).
Chi phí nguyên vật liệu để làm chiếc nón kính bảo hộ này chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), “phong trào” làm nón kính bảo hộ cũng được các bác sĩ tranh thủ lúc giải lao, nghỉ ngơi thực hiện
.
Theo phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), nón kính bảo hộ có thể ngăn giọt bắn hô hấp khi ho, hắt hơi, phòng “dính” virus lây lan bệnh COVID-19.
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 1

Nhân viên y tế đeo nón kính bảo hộ tự làm khi tiếp nhận bệnh nhân

ẢNH: BVCC

Bác sĩ Vũ nói thêm, phần lớn bệnh nhi đi khám bệnh hay khóc la, cười nói lớn, có thể nôn ói khi bác sĩ khám họng. Do đó, nón không chỉ có tác dụng phòng dịch COVID-19 hiện nay mà có thể sử dụng lâu dài sau này, đặc biệt là với các y bác sĩ các khoa nhiều nguy cơ như Cấp cứu, Khám bệnh, Hồi sức tích cực – Chống độc,…
“Nó hay hơn khẩu trang ở chỗ miếng mica trong là mặt phẳng, có thể lau, rửa. Còn với khẩu trang, virus sẽ bám dính trên đó. Mọi người nên đeo khẩu trang vải bên trong và bảo hộ thêm chiếc nón kính này bên ngoài”, bác sĩ Tuấn nói.
“Khẩu trang không che được mắt và cổ, trong khi nón kính bảo hộ này diện tích lớn nên che chắn rộng hơn, cả mắt và phần cổ. Nón làm bằng chất liệu mica và xốp nên đeo rất nhẹ nhàng, thoải mái, ngăn giọt bắn hiệu quả khi nói chuyện. Nón kính bảo hộ dùng xong có thể tháo xuống vệ sinh dễ dàng, hấp nhiệt độ vừa và tia cực tím khử khuẩn để tái sử dụng”, bác sĩ Vũ nhận xét.
Bác sĩ Tuấn hướng dẫn, nón sau khi sử dụng có thể vệ sinh bằng cách dùng khăn tẩm cồn lau nhẹ mặt trước (mica trong). Nếu cơ sở y tế có đèn tia cực tím thì ban ngày dùng nón, ban đêm chiếu đèn 1 giờ thì càng tốt.
Cách thực hiện
Nguyên liệu:
– 1 miếng bìa mica khổ A4 (bìa đóng sách, có bán ở các nhà sách, cửa hàng văn phòng phẩm).
– 1 miếng xốp nhựa, ngang khoảng 3 cm, dài tùy theo vòng đầu của mỗi người.
– 1 miếng xốp nhựa PE.
– Thun hoặc miếng dán, nút bấm để cố định sau đầu
– Keo 502, kéo, kim bấm
Cách làm gồm 3 bước đơn giản như sau:
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 2
Bước 1: Sử dụng miếng kính theo chiều ngang. Bấm mép miếng kính vào giữa miếng xốp nhựa
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 3
Bước 2: Dán miếng xốp nhựa PE vào miếng xốp nhựa
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 4
Bước 3: Bấm miếng dán vào hai đầu của miếng xốp nhựa, điều chỉnh đeo sao cho vừa vòng đầu
Một chiếc nón kính bảo hộ như vầy vừa dễ làm, rẻ tiền, cơ động và có thể thay thế miếng mica trong.
Không chỉ dành cho y bác sĩ, nhân viên y tế, người dân ai cũng đều có thể tự làm những chiếc nón kính bảo hộ như thế này, sử dụng khi đến những nơi công cộng, kèm với khẩu trang vải bên trong, để tránh các giọt bắn, dịch tiết hô hấp, phòng COVID-19.
Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 5

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tranh thủ làm những chiếc nón kính bảo hộ khi hết ca

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 6

Nón được nhân viên y tế đeo khá thoải mái

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 7

Làm nón kính bảo hộ tại Khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM)

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 8

Thành phẩm dưới bàn tay khéo léo của các bác sĩ, điều dưỡng

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 9

Nón có miếng xốp êm để không áp sát vào mặt người đeo, tạo cảm giác thoải mái

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 10

Tranh thủ những giờ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, các cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Chợ Rẫy đã tự tay làm ra những nón kính bảo hộ

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 11

Hơn 100 thành phẩm đã được hoàn thành

Phòng dịch COVID-19: Bác sĩ hướng dẫn làm nón kính bảo hộ, ai cũng làm được - ảnh 12

Những chiếc nón kính bảo hộ được trao cho các bác sĩ, nhân viên y tế tại các khoa phòng của Bệnh viện Chợ Rẫy để sử dụng