Trước khi vào nguyên tắc điều trị, cần hiểu rõ hen phế quản là gì, nguyên nhân triệu chứng ra sao:
1.1. Định nghĩa
“Hen phế quản là một bệnh thuộc hệ hô hấp được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn đường thở có hồi phục, viêm mạn tính và tăng đáp ứng của đường thở với nhiều tác nhân kích thích khác nhau”.
1.2. Nguyên nhân và điều trị
- Nguyên nhân
- Hen có thể do dị ứng khi tiếp xúc với một dị nguyên, gây nên mẫn cảm, đặc biệt với người có cơ địa dị ứng như bị mày đay, viêm mũi, phù quincke…Các dị nguyên thường là bụi nhà, các loại lông, bọ chét, phấn hoa, nấm mốc, hoá chất, thuốc đặc biệt là aspirin, các hương liệu, khí hậu và mùa, thức ăn và đồ uống, vi khuẩn….
- Hen có thể do nội tạng, do các bệnh hô hấp khác như viêm phế quản, gắng sức (thể dục thể thao), nội tiết, do tâm lý…
- Nhiễm khuẩn:
+ Vi khuẩn, virus.
+ Nấm mốc.
+ Ký sinh trùng
- Nguyên nhân khác:
+ Di truyền
+ Rối loạn nội tiết
+ Gắng sức
+ Tâm lý.
- Triệu chứng lâm sàng
- Chảy nước mũi, nước mắt, tức ngực ho khan trưóc khi khó thở là những dấu hiệu báo trước. Đây là những dấu hiệu lâm sàng để người bệnh và thầy thuốc dự phòng các cơn hen.
- Trong cơn khó thở lồng ngực bệnh nhân căng, các cơ hô hấp nổi rõ, mặt tím tái thở khò khử, nghe phổi có nhiều ran rít ran gáy, trước khi hết cơn khó thở người bệnh ho và khạc nhiều đờm trắng.
- Điều trị hen phế quản
- Căn cứ vào hiệu quản điều trị người ta chia thành 3 mức độ là điều trị tận gốc điều trị các cơn hen nguy kịch phải cấp cứu và điều trị kéo dài suốt đời.
- Điều trị tận gốc: là một việc khó vì nguyên nhân sinh bệnh rất nhiều, có thể cắt cơn được một thòi gian nhưng sau đó dễ bị tái phát.
- Điều trị những cơn nguy kịch: tuỳ thuộc vào từng tình trạng cụ thể, tuy nhiên phải sử dụng những thuốc đặc hiệu, đó là corticoid, các thuốc cưòng giao cảm beta 2 – adrenergic hay giãn phếquản… các thuốc nhóm xanthin cũng thường được sử dụng.
- Điều trị kéo dài suốt đời.
+ Điều trị kịp thời
+ Duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc tối ưu.
+ Đảm bảo sinh hoạt nâng cao thể chất tinh thần.
Tuân thủ theo chiến lược điều trị sau
2.1. Đối với cắt cơn hen
Điều trị theo mức độ của cơn hen nhằm giải quyết 3 quá trình:
- Chông co thắt phế quản.
- Chông viêm và tiết dịch.
- Giảm tính mẫn cảm của niêm mạc phế quản.
2.2. Đối với điều trị phòng cơn hen
- Điều trị đặc hiệu bằng cách giải mẫn cảm đặc hiệu và cách ly nguồn dị nguyên
- Phòng các cơn hen bằng các thuốc kháng chất trung gian hoá học.
- Ngăn ngừa các yếu tố và chất kích thích cũng như nguyên nhân thuận lợi khác.
2.3. Điều trị biến chứng
Sau cơn hen người bệnh thường mệt mỏi do thiếu oxy trong phổi và trong máu vì vậy phải có chế độ nghỉ ngơi và bồi dưỡng tốt. Nếu có biến chứng viêm phổi, viêm phế quản phải được theo dõi và dùng kháng sinh kịp thời, chống bội nhiễm, đồng thời phải nâng cao thể trạng cho người bệnh bằng các vitamin, chất khoáng, ăn uống đầy đủ…
Để nắm vững và hiểu rõ hơn về điều trị bạn có thể trở thành nhân viên y tế rất dễ dàng bằng cách đăng ký học ngay tại website Tuetinh.edu.vn.
Dược sĩ Nguyễn Vân