Logo

Mất cân bằng nội tiết gây mệt mỏi

Lượt xem: 474 Ngày đăng: 21/05/2020

Mất cân bằng nội tiết có thể gây mệt mỏi theo nhiều cách.

Mất cân bằng cortisol

Mất cân bằng hàm lượng cortisol có thể gây ảnh hưởng tới tuyến thượng thận. Mất cân bằng hàm lượng cortisol có thể dẫn tới giảm ham muốn, thèm thức ăn mặn hoặc đường, gây đau đầu vào các buổi chiều, chóng mặt và đường huyết cao.

Kháng leptin

Tế bào chất béo trong cơ thể sản sinh ra một loại hormon được gọi là leptin gửi tín hiệu tới não để sử dụng nguồn chất béo tích trữ cho năng lượng. Khi cơ thể không nhận được leptin, nó lầm tưởng rằng nó đang ở trong chế độ thiếu chất béo và điều này khiến cơ thể tích trữ nhiều chất béo hơn. Kháng leptin sẽ không chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi mà còn dẫn tới cảm giác thèm ăn liên tục, tăng cân và stress.

Kháng insulin

Giống như kháng leptin, kháng insulin là một kiểu đề kháng hormon phổ biến ở những người bị tiểu đường týp 2 và người bị tiền tiểu đường. Khi cơ thể không thể sử dụng insulin, bạn trở nên mệt mỏi và giảm cân trở thành một nhiệm vụ khó khăn với bạn. Bạn có thể cảm thấy thèm đồ ngọt và mệt mỏi sau mỗi bữa ăn.

Mất cân bằng tuyến giáp

Mỗi tế bào của cơ thể cần tuyến giáp để hoạt động tối ưu và nếu bạn bị mất cân bằng tuyến giáp bạn có thể bị mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, suy nhược, khô da và rụng tóc.

Mất cân bằng estrogen

Mất cân bằng hàm lượng estrogen cũng có liên quan tới mệt mỏi mạn tính kèm theo trầm cảm, khô âm đạo, đau khi quan hệ, bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm.

Mất cân bằng progesteron

Nếu không có đủ progesteron trong cơ thể, estrogen trở nên trội hơn và dẫn tới mệt mỏi cùng với mất ngủ, đau ngực, vô sinh, lo âu, tăng cân khó giảm.

Mất cân bằng testosteron

Testosteron thấp có thể dẫn tới mệt mỏi ở cả nam và nữ. Testosteron thấp cũng liên quan tới sự xuất hiện mụn trứng cá, hội chứng buồng trứng đa nang, rông mọc nhiều trên cánh tay, mặt, hạ đường huyết và rụng tóc. Phụ nữ có testosteron thấp có thể cũng bị tăng cân và giảm ham muốn tình dục.

BS Thu Vân

(Theo THS)