Logo

Lời khuyên cho người bị bệnh tiểu đường

Lượt xem: 252 Ngày đăng: 26/07/2021

Bệnh tiểu đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi lượng insulin của tụy bị thiếu. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nhiều bệnh khác, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não…

Người mắc bệnh tiểu đường luôn có hàm lượng đường trong máu cao. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm chứa nhiều cacbohydrat và nên có một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp.

I. NÊN TRÁNH 8 LOẠI THỰC PHẨM VÀ ĐỒ UỐNG SAU.

1. Nước trái cây

Các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại.

Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu bạn tăng nhanh chóng.

2. Trái cây khô

Giống như nước trái cây, mặc dù trái cây sấy khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của bạn tăng cao.

3. Gạo trắng

Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu và quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho  hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn.

Thay vì ăn gạo trắng hàng ngày, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu. Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ và làm giảm năng lượng dần dần

4. Sữa

Các chất béo bão hòa có trong sữa không chỉ làm tăng nồng độ cholesterol (LDL), tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có thể gây ra một vấn đề nghiêm trọng cho những người bị bệnh tiểu đường, ví dụ như làm giảm sự đề kháng insulin.

Người mắc bệnh tiểu đường nên tránh các thực phẩm được làm từ sữa nguyên chất như kem, sữa chua, pho mát kem… thay vào đó họ nên dùng các sản phẩm sữa ít chất béo.

5. Thịt mỡ

Các nghiên cứu cho thấy rằng thịt mỡ chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, có thể đẫn đến các bệnh về tim mạch, bệnh tiểu đường. Ăn quá nhiều thịt mỡ sẽ làm tăng axit béo và triglycerides-nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

Để tránh mắc bệnh tiểu đường bạn nên hạn chế ăn thịt mỡ, bổ sung vào thực đơn hàng ngày những thức ăn có ít chất béo bão hòa, giàu chất xơ như rau, các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, đậu hà lan, chỉ nên ăn thịt nạc và thịt gia cầm bỏ da…

6. Thức ăn nhanh

Các loại thức ăn nhanh, đồ ăn nhẹ chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường.

Những người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

7. Rượu

Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp.

Tốt nhất, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.

8. Không hút thuốc lá:  

Hút thuốc lá ở những người mắc bệnh tiểu tăng tỷ lệ chết sớm gấp đôi so với những người không hút thuốc. Bỏ hút thuốc giúp huyết áp ổn định và giảm nguy cơ đột quỵ, đau thần kinh và các biến chứng khác của tiểu đường.

II. CẦN RÈN LUYỆN NÂNG CAO SỨC KHỎE

1. Chủ động tập thể dục: 

Chọn môn thể thao mà bạn yêu thích như đi bộ, khiêu vũ hay đi xe đạp…và tập mỗi ngày nừa giờ có thể giúp bạn giảm nguy cơ biến chứng tim mạch và cao huyết áp.

Chọn siêu thực phẩm như dâu tây, khoai lang, cá hồi, rau có lá xanh cho bữa ăn hàng ngày. Tránh thực phẩm có chứa chất béo bão hòa, chọn chất béo không bão hòa như dầu ô liu.

Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp bạn ổn định huyết áp và bảo vệ thận.

2. Theo dõi đường huyết hàng ngày:

Kiểm tra lượng đường trong máu có thể giúp bạn tránh được các biến chứng của bệnh tiểu đường như đau thần kinh hoặc kiểm soát các biến chứng không bị xấu đi. Kiểm tra lượng đường máu hàng ngày cũng giúp bạn chọn thực phẩm và kế hoạch thể dục tốt hơn trong thời gian điều trị.

Bệnh tim là một biến chứng nguy hiểm của tiểu đường: Cần phát hiện sớm bệnh tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt. Khi có bệnh đái tháo đường, cần kiểm tra thường xuyên các nguy cơ tim mạch.

3. Giảm cân:

Chỉ cần giảm một vài kg thừa cũng có thể cải thiện khả năng hấp thụ insulin của cơ thể. Giảm cân giúp giảm lượng đường trong máu, cải thiện huyết áp và mỡ trong máu.

Chọn thực phẩm chứa carbohydrate (carbs) cẩn thận: Bị bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm carbs hoàn toàn. Hãy chọn thực phẩm chứa carbohydrate tiêu hóa chậm, cung cấp năng lượng ổn định như ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây tươi.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 2-4 lần/ năm: Nếu dùng insulin hoặc cần giúp đỡ cân bằng lượng đường trong máu, bạn có thể phải tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên hơn.

4. Ngủ đủ giấc:

Mất ngủ quá nhiều có thể làm tăng cảm giác thèm ăn những thực phẩm chứa carbs cao. Điều này có thể dẫn đến tăng cân, tăng các nguy cơ biến chứng như bệnh tim.

Thận trọng với vết thương nhẹ và bầm tím: Tiểu đường làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và chậm lành các vết thương, do đó việc điều trị các vết thương phải thật dùng kháng sinh và băng vô trùng cẩn thận.