Logo

Kỹ thuật khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ y tế

Lượt xem: 392 Ngày đăng: 07/05/2020

Hấp ướt
Là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt khuẩn cho tất cá các dụng cụ dùng trong các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm.

Nhận định chung

Vô khuẩn tiệt khuẩn là một trong những yêu cầu hàng đầu của ngành y tế. Đối với cán bộ y tế, trong quá trình khám bệnh và chăm sóc người bệnh nhiễm khuẩn có thể trực tiếp truyền từ nhân viên y tế sang người bệnh và ngược lại, hoặc có thể gián tiếp qua dụng cụ. Vì vậy người điều dưỡng phải có thói quen, phản xạ vô khuẩn. Tuyệt đối tôn trọng quy trình vô khuẩn khi chuẩn bị hấp, sấy dụng cụ, khi tiến hành các thao tác, thủ thuật chăm sóc người bệnh, đồng thời phải biết chọn lựa phương pháp vô khuẩn – tiệt khuẩn dụng cụ thích hợp.

Lý thuyết liên quan

Tiệt khuẩn và khử khuẩn nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường bệnh viện, người bệnh và nhân viên y tế (khi xử lý dụng cụ và sử dụng dụng cụ). Có nhiều phương pháp tiệt khuẩn và khử khuẩn khác nhau vì vậy trong thực tế cần chọn lựa mức độ khử khuẩn – tiệt khuẩn thích hợp tuỳ thuộc vào một số yếu tố: chất liệu làm dụng cụ, loại và lượng vi khuẩn bám trên dụng cụ, nguy cơ nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân viên y tế và cả chi phí y tế.

Tiệt khuẩn

Là quá trình loại bỏ nhiều hoặc tất cả vi sinh vật gây bệnh (trừ nha bào) trên dụng cụ hoặc trên da tới mức không gây nguy hiểm tới sức khoẻ.

Các phương pháp tiệt khuẩn gồm hấp ướt, hấp khô, và tiệt khuẩn bằng khí. Hấp ướt: là phương pháp thông thường và thích hợp nhất để tiệt uẩn cho tất cá các dụng cụ dùng trong các thủ thuật xâm lấn chịu được nhiệt và độ ẩm. Phương pháp này không độc, rẻ tiền, diệt được nha bào, tốn ít thời gian. Thời gian tiệt khuẩn dụng cụ tuỳ thuộc vào nhiệt độ và áp xuất của quy trình hấp sấy. ví dụ:

Với nhiệt độ 121 độc và ở áp suất 1,036 atmosphere thì hấp trong 15 phút.

Với nhiệt độ 134 độ c và ở áp suất 2,062 atmosphere thì hấp trong 3 – 4 phút.

Có thể sử dụng nồi áp suất với thời gian tối thiểu là 30 phút.

Hấp khô: thích hợp để tiệt khuẩn một số thuỷ tinh và kim loại. Thời gian là 170 độ c trong 2 giờ hoặc 180 độ c trong 1 giờ. Phương pháp này hiện nay ít được khuyến cáo sử dụng vì khả năng tiệt khuẩn không bằng hấp ướt và dễ làm hư hỏng dụng cụ.

Tiệt khuẩn bằng khí: các loại khí thường được sử dụng là: ethylen oxit (EO), Formaldehyd hoặc hấp ướt ở nhiệt độ thấp kết hợp với’sử dụng formaldehyd.

Khử khuẩn

Là quá trình loại bỏ hoặc phá huỷ tất cả các vi sinh vật, kể cả nha bào.

Có hai phương pháp khử khuẩn cơ bản là khử khuẩn bằng nhiệt và khử khuẩn bằng hoá học.

Khử khuẩn bằng nhiệt:

Autoclave: lò hấp hoặc nồi áp suất là hình thức khử khuẩn tốt nhất.

Hấp ướt ở 70°c – 100°c.

Đun sôi ở 100°c trong ít nhất 5 phút kể từ lúc bắt đầu sôi (đun sôi trong 20 phút đạt được mức khử khuẩn bậc cao) là biện pháp đơn giản và đáng tin cậy trong việc bất hoạt các vi sinh vật gây bệnh kể cả viêm gan B, HIV và vi khuẩn lao.

Khử khuẩn bằng máy: được áp dụng với các dụng cụ như bô, chén, các ống máy thở, kính đeo mắt trong phòng thí nghiệm, đồ vải.

Khử khuẩn bằng hoá học: có 3 mức độ khử khuẩn, khử khuẩn ở mức độ cao, mức độ thấp và mức độ trung bình. Quá trình khử khuẩn bậc cao thường được áp dụng cho các loại dụng cụ không chịu nhiệt, đắt tiền như dụng cụ nội soi, dây máy thở… Những dụng cụ có bề mặt quá lớn như bàn tắm, bàn mổ,bàn tiểu phẫu không thế ngâm ngập trong hoá chất. Các sản phẩm được sử dụng rộng rãi cho khử khuẩn bậc cao là glutaraldehyde 2% (Cidex), cidezym, presept. Khử khuân bằng hoá học cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Đảm bảo thời gian ngâm và nồng độ dung dịch           khử khuẩn sử dụng.

Dụng cụ phải được ngâm ngập trong dung dịch khử khuẩn.

Nước cất vô khuẩn phải được kiểm tra chất lượng.

Dung dịch khử khuẩn ban đầu chỉ dùng trong vòng 24 giờ và phải thay khi bẩn.

Phương tiện dùng để khử khuẩn phải được cọ rửa, để khô hằng ngày.

Dụng cụ phải được bảo quản khô, chống mốc.

Khử khuẩn mức độ cao: là quá trình khử khuẩn diệt được các vi khuẩn lao, các virus đường ruột và một số vi khuẩn, nấm và vius khác. Dụng cụ sau khi khứ khuẩn ở mức độ cao phải được tráng rửa bằng nước tiệt khuẩn hoặc nước chín, sau đó phải được làm khô và đóng gói hoặc bảo quàn trong môi trường khô. sạch để khỏi tái nhiễm.

Quy trình kỹ thuật khử khuẩn

Quy trình kỹ thuật khử khuẩn dụng cụ không chịu nhiệt

Chuẩn bị phương tiện:

Xà phòng, bàn chải và các phương tiện cọ rửa phù hợp với từng dụng cụ.

Dung dịch khử khuẩn ban đầu.

Khay/xô có nắp đậy.

Nước cất vô khuẩn.

Khăn lau vô khuẩn hoặc phương tiện làm khô.

Hộp kín vô khuẩn.

Găng tay.

Pha dung dịch khử khuẩn ban đầu và dung dịch khử khuẩn mức độ cao:

Pha dung dịch khử khuẩn vào hai xô theo nồng độ hướng dẫn của từng loại dung dịch.

Ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn:

Cho dụng cụ vào thùng/xô đựng dung dịch khử khuẩn trong 5-10 phút.

Tráng dụng cụ bằng nước sạch:

Vớt dụng cụ ra khỏi dung dịch khử khuẩn và tráng dụng cụ dưới vòi nước chảy.

Cọ rửa dụng cụ:

Dùng bàn chải đánh kỹ các ngóc ngách, khe kẽ của từng dụng cụ một.

Đối với vật sắc nhọn cần đánh theo một chiều.

Khử khuẩn dụng cụ:

Ngâm ngập dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn mức độ cao

Tráng dụng cụ:

Vớt dụng cụ ra và tráng dụng cụ bằng nước cất vô khuẩn.

Làm khô dụng cụ:

Lau khô dụng cụ bằng khăn vô khuẩn hoặc treo khô hoặc bằng khí nén.

Bảo quản dụng cụ:

Cho dụng cụ vào hộp vô khuẩn kín hoặc túi ni lon hàn kín. Ghi ngày sử lý dụng cụ.

Quy trình kỹ thuật khử khuẩn dụng cụ chịu nhiệt

Chuẩn bị phương tiện:

Xà phòng, bàn chải và các phương tiện cọ rửa phù hợp với từng dụng cụ.

Dung dịch khử khuẩn ban đẩu.

Khăn lau, găng tay sạch.

Pha dung dịch khử khuẩn ban đầu:

Pha dung dịch khử khuẩn ban đầu vào xỏ theo nống độ hướng dẫn của từng loại dung dịch.

Ngâm dụng cụ vào dung dịch khử khuẩn:

Cho dụng cụ vào thùng/ xô đựng dung dịch khử khuẩn trong 5-10 phút.

Tráng dụng cụ bằng nước sạch:

Vớt dụng cụ ra khỏi dung dịch khử khuẩn và tráng dụng cụ dưới vòi nước chảy.

Cọ rửa dụng cụ:

Dùng bàn chải đánh kỹ các ngóc ngách, khe kẽ của từng dụng cụ một.

Đối với vật sắc nhọn cần đánh theo một chiều.

Làm khô dụng cụ:

Lau khô dụng cụ bằng khăn sạch và lau dầu vào các khớp nối.

Đóng gói dụng cụ:

Cho dụng cụ vào hộp hoặc vào khăn gói dụng cụ. Dán băng chỉ thị màu. Dán nhãn ghi ngày xử lý, hạn dùng và tên người xử lý.

Tiệt khuẩn dụng cụ:

Cho dụng cụ vào máy tiệt khuẩn phù hợp.

Bảo quản dụng cụ:

Dụng cụ có thể sử dụng ngay hoặc được đặt trong tủ lưu giữ.