ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết Ngũ hành là học thuyết Âm Dương liên hệ cụ thể trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên.
Ngũ hành là tên gọi của 5 sự vật : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Các tác giả nước ngoài đã dùng 5 yếu tố vật chất : Kim loại (Kim), Gỗ (Mộc), Nước (Thủy), Lửa (Hỏa) và Đất (Thổ) để giải thích ý nghĩa của Ngũ hành. Cách giải thích này không đủ nói lên toàn bộ ý nghĩa mà người xưa muốn nói về Ngũ hành. Như vậy, có thể hiểu Ngũ hành là 5 tên gọi, 5 khái niệm về triết học thì đúng hơn.
Không rõ tác giả và nguồn gốc của học thuyết Ngũ hành, chỉ biết là Ngũ hành đã có từ thế kỷ XX trước Công nguyên.
QUY LUẬT HOẠT ĐỘNG CỦA NGŨ HÀNH
1. Tương sinh
9; Tương sinh là quan hệ hỗ trợ để sinh trưởng, thúc đẩy nhau cùng phát triển : Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổs, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, cứ như vậy mà tái diễn. Mỗi hành đều có 2 mặt tương quan về hành sinh ra nó và hành nó sinh ra. Thí dụ : Đối với hành Mộc, thì Hỏa là hành nó sinh ra và thủy là hành sinh ra nó
Thủy — Mộc — Hỏa
(Sinh nó) (Nó sinh)
Suy rộng ra thì : Đối với Mộc, Thủy sinh Mộc, vậy Thủy là Mẹ (Mẫu) còn Mộc là con (tử). Mộc sinh Hỏa thì Mộc là mẹ và Hỏa là con. Cần nhớ quy luật này để áp dụng các nguyên tắc chữa trị : “Hư bổ mẫu và thực tả tử”, là 2 nguyên tắc thường được dùng.
2. Tương khắc
Quan hệ hạn chế sự thái quá : Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy.
Mỗi hành cũng có 2 mặt tương quan về hành khắc được nó và hành nó khắc được.
Cụ thể là, gọi Mộc là Ta thì, Kim khắc Mộc, Kim là cái khắc Ta, Mộc khắc Thổ, Thổ là cái Ta khắc.
3. Phản sinh, Phản khắc
Từ trước, khi nói đến Sinh Khắc, hầu như người ta chỉ nói đến sinh khắc 1 chiều : Mộc sinh Hỏa, Kim khắc Mộc. Tuy nhiên đào sâu vào từng hoạt
động của Ngũ hành ta thấy : Mộc vượng ( ) làm không Thổ suy ( )
không sinh được Kim và không khắc được thủy. Vậy Mộc vượng ( ) làm Kim suy ( ) và Thủy vượng ( ). Nói cách khác, Mộc phản khắc Kim (thay vì Kim khắc Mộc) và Mộc phản sinh Thủy (thay vì Thủy sinh Mộc).
4. Tương thừa
Là quan hệ tương khắc không bình thường : Mạnh quá lấn yếu.
– Một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn. Thí dụ : Bình thường, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vì giận dữ, làm Mộc gia tăng nhiều hơn sẽ khắc thổ nhiều hơn bình thường gây bụng đau, bao tử loét… Khi điều chỉnh, phải điều chỉnh ở Can Mộc.
– Ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.
Thí dụ : Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.
5. Tương vũ
Đây cũng là 1 quan hệ tương khắc không bình thường, yếu chống lại mạnh.
– Một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.
Thí dụ : Bình thường thì Thủy khắc Hỏa, trong trường hợp bị trúng nắng, sức nóng (nhiệt) bên ngoài làm cho Hỏa khí bị kéo theo, mạnh hơn, bùng lên, khắc ngược lại Thủy làm cho Thủy suy, gây đổ mồ hôi, sợ lạnh… Khi điều trị, phải điều chỉnh ở Hỏa chứ không phải ở Thủy.
– Ngược lại, nếu nó quá yếu, sẽ bị hành mà nó khắc trở nên khắc ngược lại nó.
Thí dụ : Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại
Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.
Như vậy, Ngũ Hành Sinh Khắc qua lại 2 chiều chứ không phải chỉ có 1 chiều.
SỰ QUAN HỆ GIỮA NGŨ HÀNH
Nhìn vào đồ hình Ngũ Hành sinh khắc ta thấy, Ngũ Hành liên hệ với nhau 1 cách chặt chẽ, biện chứng.
C1. Sự xáo trộn, thay đổi của 1 hành thường đưa đến sự thay đổi, xáo trộn của 4 hành kia, nghĩa là, gây ra 4 hậu quả.
Thí dụ 1 : Mộc vượng đưa tới Hỏa vượng, Thủy vượng Thổ suy và Kim suy.
Thí dụ 2 : Người đang giận dữ (Mộc vượng) thấy mặt bừng nóng, mắt đỏ (Hỏa vượng), người run rẩy (Thủy vượng), nhói đau vùng thượng vị (Thổ suy), thở khó (Kim suy)…
C2. Ngược lại, có thể có 4 nguyên nhân làm cho 1 hành thay đổi:
Thí dụ 1 : Hỏa vượng, có thể do :
– Mộc vượng làm Hỏa vượng (tương sinh).
– Thổ vượng kéo theo Hỏa vượng (Phản sinh).
– Kim suy làm hỏa vượng (Tương thừa).
– Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc).
Tuy nhiên, trên thực tế lâm sàng cho thấy, nhiều khi các mối quan hệ sinh khắc của Ngũ Hành không thuần túy như Mộc sinh Hỏa hoặc Thổ khắc thủy… Mà nhiều khi có những hội chứng trái ngược lại như Hỏa vượng mà Mộc suy (thay vì Mộc vượng làm Hỏa vượng hoặc Hỏa vượng phản sinh Mộc vượng) hoặc Thủy vượng mà hỏa cũng vượng (thay vì Thủy vượng thì Hỏa phải suy vì Thủy khắc Hỏa)…
Trong trường hợp trên, phải phân tích thật kỹ để tìm ra sự khác thường.
Thí dụ 2 : Một hội chứng Hỏa vượng, Thổ vượng, Kim suy, Thủy suy, Mộc suy. Trong trường hợp này, có sự bất thường : Chính ra Mộc và Hỏa phải cùng chiều với nhau (vì Mộc sinh Hỏa), trái lại ở đây, Mộc suy ( ) nhưng Hỏa lại vượng ( ). Thổ và Kim cũng phải cùng thay đổi như nhau (vì Thổ sinh Kim) thì Thổ lại vượng ( ) mà kim Lại suy ( ), Kim và Mộc khắc nhau. Kim suy ( ) thì Mộc phải vượng ( ), ở đây 2 hành này lại cùng suy.
Phân tích hội chứng trên ta thấy : Nguyên nhân gây bệnh ở đây là Thủy suy làm Kim suy và Mộc suy, (Theo nguyên tắc Tương sinh và phản sinh). Thủy suy làm Hỏa vượng (Tương khắc) và Thổ vượng (Tương thừa).
Các hành sinh khắc, chính ra phải biến chuyển theo cùng chiều : cùng vượng hoặc cùng suy nhưng nếu có biến chuyển khác thường hoặc khác chiều thì đó chỉ là hậu quả của 1 nguyên nhân sinh khắc với nó. Nói khác đi, sự xáo trộn đó phải được tìm nơi hành khác.
Để dễ nhớ, có thể theo cách thức sau : 3 hành liên tiếp biến chuyển cùng chiều, hành ở giữa chính là nguyên nhân.
Thí dụ : Kim suy, Thủy suy, Mộc suy thì Thủy suy là nguyên nhân.
Mộc vượng, Hỏa vượng, Thổ vượng thì nguyên nhân do Hỏa vượng.
NGŨ HÀNH VÀ Y HỌC
1. Ngũ hành và Tạng phủ
– Nếu đem đồ hình Thái cực, áp dụng vào khuôn mặt, nhìn từ sau ra trước, ta thấy :
– Trán thuộc Tâm.
– Cằm thuộc Thận.
– Má bên trái thuộc Can.
– Má bên phải thuộc Phế.
– Mũi thuộc Tỳ (trung ương).
Việc phân chia này giúp ích rất nhiều trong việc chẩn bệnh.
Thí dụ : Nhìn thấy dấu hiệu báo bệnh ở vùng cằm có thể nghĩ đến bệnh lý ở thận, hoặc vùng trán có dấu hiệu báo bệnh có thể nghĩ đến rối loạn ở tâm…
– Nếu xếp đồ hình dọc theo cơ thể con người ta thấy :
– Từ ngực trở lên thuộc Tâm.
– Từ thắt lưng xuống thuộc Thận.
– Nửa bên trái thuộc Can.
– Nửa bên phải thuộc Phế.
– Bụng thuộc Tỳ.
Sự phân chia này giúp rất nhiều, trong việc chẩn bệnh : Thí dụ :
– Có nhiều người chỉ cảm thấy lạnh nửa bên người hoặc nửa phần cơ thể như : bên phải lạnh, bên trái nóng hoặc trên nóng dưới lạnh…
– Những người liệt nửa bên trái, thường kèm theo đau nửa đầu, chảy nước mắt sống… (những biểu hiện của Can)… Liệt nửa phải thường kèm theo nói khó khăn, khó đi cầu (những biểu hiện của Phế, Đại trường)…
2. Về sinh lý :
a) Quan niệm cổ truyền :
Ứng dụng Ngũ hành vào mặt sinh lý con người là đem ngũ tạng sánh với Ngũ hành, dựa vào đặc tính sinh lý của Ngũ tạng để tìm ra sự liên hệ với Ngũ hành.
+ Can và Hành mộc : Tính của cây gỗ thì cứng cỏi giống như chức năng của Can là 1 vị tướng, vì thế, dùng hành Mộc ví với can.
+ Tâm và Hành hỏa : Lửa cháy thì bốc lên, giống như Tâm bốc lên mặt và lưỡi, vì thế, dùng hành Hỏa ví với Tâm.
+ Tỳ và Hành thổ : Đất là mẹ đẻ của muôn vật giống là con người sinh tồn được là nhờ vào các chất dinh dưỡng do Tỳ vị cung cấp, vì thế, dùng Hành thổ ví với Tỳ.
+ Phế và Hành kim : Kim loại thường phát ra âm thanh giống như con người phát ra tiếng nói nhờ Phế, vì thế, dùng hành Kim ví với Phế.
+ Thận và Hành thủy : Nước có tác dụng đi xuống, thấm nhuần mọi chỗ giống như nước uống vào, một phần thấm vào cơ thể, phần còn lại theo đường tiểu bài tiết ra ngoài, vì vậy đem hành Thủy ví với Thận.
b) Quan điểm hiện đại :
Dựa theo công năng cơ thể, tìm sự tương ứng với hành nào đó trong Ngũ hành để giải thích sự biến chuyển của Ngũ hành.
– Hành Mộc và sự vận động : Đó là sự vận động của các cơ bắp, các sợi cơ ở khắp cơ thể. (Cơ năng phát động).
– Hành Hỏa và sự phát nhiệt : Đó là sự sản sinh nhiệt năng do sự chuyển hóa của các tế bào. (Cơ phát nhiệt).
– Hành Thổ và sự bài tiết (Cơ năng bài tiết) : Đó là vận động đưa chất ra ngoài cơ thể.
– Hành Kim và sự hấp thụ (Cơ năng hấp thụ) : Đó là vận động thu hút các chất vào.
– Hành Thủy và sự tàng trữ (Cơ năng tàng trữ) : Đó là vận động tàng trữ các chất trong cơ thể để dùng khi cần thiết.
Giữa 2 quan niệm cổ điển và hiện đại, có 1 số điều khác biệt :
– Nếu đứng về quan niệm cổ điển , chỉ có 5 chức năng tương ứng : Can Mộc, Tâm Hỏa, Tỳ Thổ, Phế Kim và Thận Thủy. Khi nói đến Can là phải nói đến Mộc, Tâm phải đi với Hỏa… Nếu nói Tâm Thủy hoặc Can Thủy… sẽ bị cho là sai hoặc không biết gì về Ngũ hành ! Nếu chỉ hiểu Can là Mộc, Tâm là Hỏa… sẽ khó có thể giải thích được các cơ chế sinh bệnh 1 cách toàn diện được.
Thí dụ : Cũng bệnh về Tỳ.
– Hỏa của Tỳ vượng gây nôn ra máu.
– Mộc của Tỳ vượng gây co thắt bao tử.
– Thủy của Tỳ suy gây tiêu chảy.
Nếu chỉ quy Tỳ vào hành Thổ thì khó có thể giải thích được các dấu hiệu
gây bệnh do Mộc và Thủy… của Tỳ đã gây ra.
Như vậy, nếu xét một cách rộng hơn thì : Mỗi tạng phủ đều có Ngũ hành chi phối.
– Can Mộc, Can Hỏa, Can Thổ, Can Kim, Can Thủy.
– Tâm Hỏa, Tâm Thổ, Tâm Kim, Tâm Thủy, Tâm Mộc.
– Tỳ Thổ, Tỳ Kim, Tỳ Thủy, Tỳ Mộc, Tỳ Hỏa.
– Phế Kim, Phế Thủy, Phế Mộc, Phế Hỏa, Phế Thổ.
– Thận Thủy, Thận Mộc, Thận Hỏa, Thận Thổ, Thận Kim.
Người xưa, khi quy Mộc cho Can, Hỏa cho Tâm… là muốn nhấn mạnh rằng Mộc có liên hệ và chi phối Can nhiều hơn các tạng khác. Nhưng không phải vì thế mà cho rằng Mộc không có liên hệ và chi phối các tạng phủ khác.
Hiểu được như vậy, sẽ rất có lợi trong việc điều trị, nhất là trong việc chọn huyệt châm cứu, kể cả dùng thuốc.
Thí dụ : Cũng 1 đường kinh Can, xét riêng về Ngũ du huyệt ta có : huyệt Đại Đôn (Can Mộc Huyệt), Hành gian (Can Hỏa), Thái xung (Can Thổ), Trung Phong (Can kim), Khúc Tuyền (Can thủy).
Các đường kinh khác cũng đều có 5 huyệt tương ứng với Ngũ hành, nhờ đó, giúp cho việc chọn huyệt thêm chính xác và hiệu quả hơn.
Thí dụ : Cũng bệnh về mắt :
– Mắt đau, nóng đỏ, biểu hiện Hỏa của Can vượng, phải tả Hỏa huyệt của Can là huyệt Hành gian.
– Mắt hay bị chảy nước sống là dấu hiệu Thủy của Can suy, cần bổ Thủy huyệt của Can là huyệt Khúc Tuyền.
– Mắt cận thị yếu kém là dấu hiệu Mộc của Can suy, cần bổ Mộc huyệt của Can là huyệt Đại Đôn.
Cũng bệnh về mắt mà ở 3 trường hợp chúng ta đã dùng 3 huyệt khác nhau dù cũng chỉ ở can Kinh. Nếu không hiểu rõ cụ thể sự rối loạn ở hành nào, bệnh gì cũng chỉ dùng có 1 huyệt duy nhất của kinh Can thì sẽ khó điều trị thành công.
Ngoài ra, đào sâu hơn ta thấy, mỗi hành đều có 2 mặt mâu thuẫn và thống nhất là âm dương, do đó, ta có : Âm Mộc, Dương Mộc, Âm Hỏa, Dương Hỏa, Âm Thổ, Dương Thổ, Âm kim, Dương Kim, Âm Thủy, Dương Thủy.
Việc phân biệt này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chọn huyệt để điều trị cho thích hợp.
3. Ngũ hành và chẩn bệnh
Căn cứ vào các triệu chứng xuất hiện qua Ngũ hành như : Ngũ sắc, Ngũ vị, Ngũ quan, Ngũ chí… để tìm ra tạng phủ tương ứng bệnh (Xin xem ở biểu đồ tổng quát của Ngũ hành, trang cuối của Ngũ hành).
Thí dụ : Bệnh ở mắt có liên quan đến Can vì Nội Kinh ghi : “Can khai khiếu ở mắt” hoặc bệnh ở Tai có liên hệ đến Thận vì Nội Kinh ghi :” Thận khai khiếu ở Tai”…
4. Ngũ hành và bệnh lý
Ứng dụng Ngũ hành vào bệnh lý, chủ yếu vận dụng quy luật Sinh Khắc, Tương Thừa, Tương Vũ, Phản sinh khắc, để giải thích các quan hệ bệnh lý khi 1 cơ quan, tạng phủ nào đó có sự xáo trộn gây ra mất thăng bằng : thái quá (hưng phấn) hoặc bất cập (ức chế).
Thí dụ : Giận dữ ảnh hưởng đến Can (Nội Kinh : Can chủ sự giận dữ), Can khí bùng lên, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của Tỳ vị (Can Mộc khắc Tỳ Thổ) sinh ra chứng bao tử đau, bao tử loét, gọi là chứng Can Khí Phạm Vị. Nguyên nhân chủ yếu tại Can vượng lên làm hại Tỳ chứ không phải do Tỳ tự suy yếu.
Ngoài ra, có thể dùng các biểu hiện của Ngũ hành để tìm ra sự xáo trộn ở các Hành, Tạng phủ, cơ quan.
Thí dụ : Đau trong xương, tiểu nhiều, lưng đau… có thể nghĩ đến Thận vì : Thận chủ xương, nước tiểu là dịch của Thận, vùng lưng thuộc Thận…
Tuy nhiên, cần lưu ý là sự thay đổi của 1 Hành, luôn luôn đưa tới sự thay đổi của cả 5 hành, nhất là trong các Hội chứng bệnh. Do đó, mối quan hệ giữa các hành không phải chỉ là giữa 2 – 3 hành mà luôn là mối quan hệ giữa 5 hành…
Mỗi hành khi có sự xáo trộn (Hưng phấn hoặc ức chế), có thể do 5 nguyên nhân :
Thí dụ : Hỏa vượng.
– Có thể do tự nó vượng lên, gọi là Chính Tà.
– Có thể do Mộc vượng làm Hỏa vượng (Mộc sinh Hỏa) tức là do tạng phủ sinh ra nó gây ra (bệnh từ Mẹ truyền sang con), gọi là Hư Tà.
– Có thể do Thổ vượng, phản sinh Hỏa, tức là do tạng phủ nó sinh ra, (bệnh từ con truyền sang mẹ) gọi là Thực tà.
– Có thể do Thủy suy, không khắc được Hỏa, tức là có tạng phủ khắc nó (quy luật Tương Vũ), gọi là Vi Tà.
– Có thể do Kim suy, không phản khắc được Hỏa, nhân cơ hội đó Hỏa bùng lên theo quy luật Tương Thừa, gọi là Tặc tà.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng :
Đối với 1 Hội chứng, gọi là Hỏa vượng, khi thấy có Mộc vượng, Thổ vượng, Kim suy và Thủy suy. Gọi là Thủy suy khi thấy có Mộc suy, Kim suy, Thổ vượng và Hỏa vượng… Các hành khác cũng lý luận tương tự như vậy.
5. Ngũ hành và châm cứu
Các kinh thư cổ đã áp dụng Ngũ hành vào 1 số huyệt vị nhất định là Tỉnh, Vinh (Huỳnh), Du, Kinh, Hợp, gọi là Ngũ du huyệt.
Sự sắp xếp thứ tự của Ngũ du không thay đổi nhưng thứ tự của Ngũ hành lại thay đổi tùy thuộc vào âm dương của đường kinh. Kinh âm khởi đầu bằng Mộc, kinh dương bắt đầu bằng Kim, sau đó cứ theo thứ tự Tương sinh mà sắp xếp huyệt.
Ngũ Du | Tỉnh | Vinh (Huỳnh) | Du | Kinh | Hợp |
Kinh Âm | Mộc | Hỏa | Thổ | Kim | Thủy |
Kinh Dương | Kim | Thủy | Mộc | Hỏa | Thổ |
Nhận xét về cách phân chia của cổ điển ta thấy :
Nếu chỉ phân chia như trên, sẽ không đủ để giải quyết vấn đề mâu thuẫn thống nhất là Âm Dương ngay trong mỗi hành. Ngay trong mỗi hành đều
có Âm dương, do đó, mỗi huyệt của Ngũ du cũng đều có Âm dương. Vì vậy, cùng 1 huyệt, cùng 1 tên, 1 chức năng nhưng lại có 2 công dụng khác nhau : Dương Hỏa (hưng phấn Hỏa) và Âm hỏa (ức chế Hỏa)…
Thí dụ : Huyệt Ngư tế, tuy là Hỏa huyệt của phế kinh, nhưng cũng có thể là Phế âm Hỏa hoặc Phế dương Hỏa, tùy theo vị trí bên phải hoặc bên trái của huyệt.
Việc phân chia cụ thể theo Âm dương sẽ giúp rất nhiều trong việc xác định và chọn huyệt thích hợp trong điều trị.
Thí dụ : Người bệnh ho ra máu, chứng này do Hỏa của Phế vượng lên. Tuy nhiên :
– Trong trường hợp cấp tính, thực chứng, do Dương Hỏa vượng, cách chữa là Tả Dương Hỏa huyệt của Phế tức Tả huyệt Ngư tế bên trái.
– Trong trường hợp mãn tính, hư chứng, do Âm Hỏa suy, không ức chế được Dương Hỏa làm cho dương Hỏa bùng lên, cách chữa là phải bổ Âm hỏa huyệt của Phế là huyệt Ngư tế bên phải.
6. Ngũ hành và Dược liệu
Y học cổ truyền dùng Ngũ hành áp dụng vào việc sử dụng thuốc đối với bệnh tật của tạng phủ trên cơ sở liên quan giữa Vị, Sắc… đối với tạng phủ. Đây là nền tảng của việc Quy Kinh.
Thí dụ : Vị chua, màu xanh vào Can
Vị cay, màu trắng vào phế…
Ngoài ra, trong việc bào chế, có thể vận dụng đặc tính của Ngũ hành để thay đổi hoặc tăng cường hiệu quả của thuốc.
Thí dụ : Tẩm thuốc với dấm (vị chua) để dẫn thuốc vào Can, Tẩm thuốc với Muối (vị mặn) để dẫn thuốc vào Thận…
Việc áp dụng màu sắc của Ngũ hành vào Dược liệu cũng đang được các nước ngoài quan tâm đến.
Theo Canadian Consumer Bộ y tế và phúc lợi xã hội Canada, đề ra chương trình dán nhãn vào các loại thực phẩm bán ở thị trường, căn cứ theo giá trị dinh dưỡng của các loại :
– Nhãn xanh đậm trên các sản phẩm sữa, chỉ rõ rằng các loại thực phẩm
đó tốt cho xương và răng. (Xương và răng là biểu hiện của Thận, màu xanh đen là màu của Thận).
– Màu vàng dán vào bánh mì và các loại ngũ cốc chỉ rõ rằng những loại này là thức ăn cung cấp năng lượng (màu vàng là màu của Tỳ, Tỳ chủ tiêu hóa, sinh cơ nhục…).
– Màu xanh lục dán vào rau quả là bổ mắt (Can khai khiếu ở mắt, màu xanh là màu của Can).
– Màu đỏ dán vào cá và thịt chỉ rõ những loại này bổ máu và cơ (màu đỏ là màu của Tâm hỏa, Tâm chủ huyết – Cân cơ thuộc về Can, ở đây là Hỏa phản sinh Mộc).
7. Ngũ hành và điều trị
Trong việc điều trị, cần nắm vững quy luật Sinh Khắc của Ngũ hành thì việc trị liệu mới đạt được hiệu quả cao.
A.- Tương sinh
Cần nhớ nguyên tắc : “Hư bổ mẫu, Thực tả tử”.
a) Hư bổ mẫu : Trong trường hợp Thổ sinh Kim thì Thổ là mẹ (mẫu) và Kim là con (Tử). Trong trường hợp bệnh mạn tính, hư chứng, Tạng phủ bị bệnh lâu ngày, không đủ sức tự phục hồi được, cần nhờ 1 nguồn cung cấp khác giúp nó phục hồi. Muốn thế, cách hay nhất là nhớ ngay chính cái sinh ra nó, tức bổ cho mẹ nó để mẹ nó giúp cho nó.
Thí dụ : Người bệnh Lao Phổi lâu ngày (Phế hư lao).
Trên nguyên tắc, bệnh ở Phế, Phế suy, sẽ được điều trị ở Phế, tức là bổ Phế, tuy nhiên vì bệnh lâu ngày, Phế kém chức năng, không đủ sức tự phục hồi, do đó, cần áp dụng nguyên tắc : “Hư bổ mẫu”. Tỳ Thổ sinh Phế Kim, do đó phải bổ Tỳ Thổ. Thực tế lâm sàng cho thấy, trong việc điều trị lao phổi, ngoài việc dùng thuốc diệt trùng, ăn uống bồi dưỡng tốt sẽ giúp việc điều trị lao phổi phục hồi nhanh hơn. Đây là ý nghĩa mà người xưa thường đề cập đến : “Dĩ thổ sinh Kim”.
Trong châm cứu có 2 cách áp dụng nguyên tắc Hư bổ mẫu :
– Có thể dùng ngay 1 đường kinh để bổ. Thí dụ, Phế Kim suy, có thể bổ huyệt Thái uyên vì Thái uyên là Thổ huyệt của Phế Kinh.
– Nếu dùng huyệt khác kinh thì Phế kinh suy, bổ ở kinh Tỳ vì Tỳ Thổ sinh Phế Kim.
Theo báo cáo nước ngoài, Dược sĩ Carlos Miyares Cao đại học tổng hợp La Habana (Cuba) từ năm 1971 đã chiết xuất từ Nhau thai nhi 1 chất có khả năng kích thích sự phát triển các tế bào sinh sắc tố của da tên là Melagenia để trị bệnh Bạch biến (vitiligo) còn gọi là Lang ben rất có hiệu quả. (Nhau thai nhi, thuộc thổ, bệnh ở da liên hệ đến Phế Kim, ở đây áp dụng nguyên tắc Thổ sinh Kim).
b) Thực Tả Tử
Theo nguyên tắc này, thay vì tả trực tiếp Tạng phủ hoặc kinh bệnh, thì lại điều trị ở Tạng phủ hoặc Kinh được nó sinh. Mộc sinh hỏa thì thay vì tả Mộc lại tả Hỏa.
Thí dụ : Chứng Cao Huyết Áp do Can Dương vượng.
Theo ngũ hành, Can Mộc sinh Tâm hỏa, khi điều trị, điều chỉnh ở Tâm (an thần).
Trong châm cứu, thay vì Tả Huyệt Đại Đôn (Mộc huyệt của can) lại Tả huyệt Hành gian (Hỏa huyệt của Can).
B.- Tương khắc
Dùng quy luật tương khắc để điều chỉnh rối loạn giữa các hành.
Thí dụ : Người bệnh xuất huyết.
Huyết màu đỏ thuộc Hỏa, có thể dùng những vị thuốc màu đen (hoặc sao cháy thành than) như Cỏ mực, Trắc bá… để chữa, vì màu đen thuộc Thủy, Thủy khắc Hỏa.
BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ BẰNG NGŨ HÀNH
Tạng Phủ | Bổ, Hư Bổ Mẫu | Lý Do | Tả, Thực Tả Tử | Lý Do |
Can Mộc | Thận Thủy | Thủy sinh Mộc | Tâm Hỏa | Mộc sinh Hỏa |
Tâm Hỏa | Can Mộc | Mộc sinh Hỏa | Tỳ Thổ | Hỏa sinh Thổ |
Tỳ Thổ | Tâm Hỏa | Hỏa sinh Thổ | Phế Kim | Thổ sinh Kim |
Phế Kim | Tỳ Thổ | Thổ sinh Kim | Thận Thủy | Kim sinh Thủy |
Thận Thủy | Phế Kim | Kim sinh Thủy | Can Mộc | Thủy sinh Mộc |
7. Ngũ Hành và Phòng Bệnh
– Dựa vào Ngũ hành vận khí để biết được đặc điểm của bệnh tật từng năm để dự phòng. Thí dụ : Năm Hỏa thái quá, bệnh sốt nhiệt nhiều, bệnh viêm nhiễm nhiều… cần tăng cường cách phòng chống nhiệt : ăn nhiều thức ăn mát, ở chỗ thoáng… Bổ các Thủy huyệt…
– Dựa vào màu sắc, khí, vị của thức ăn, mà biết bệnh gì nên ăn hoặc kiêng những gì.
Thí dụ : Thận suy kém, không nên ăn thức ăn quá mặn, vì vị của Thận là vì mặn, mặn quá làm hại Thận. Không uống nước đá vì Nội Kinh ghi : “Thận ố Hàn – Thận ghét lạnh”…
8. Ngũ Hành và Biện Chứng
Dùng Ngũ hành, áp dụng vào từng trường hợp, từng sự việc để tìm ra mối quan hệ gây rối loạn dẫn đến xáo trộn bệnh lý. Công việc này đòi hỏi phải đào sâu vào từng hành, tìm ra những mối quan hệ giữa các rối loạn với các hành như thế nào về phương diện Y học cổ truyền lẫn Y học hiện đại. Nếu nắm được phương pháp lý luận biện chứng, sẽ giúp rất nhiều trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
BIỂU ĐỔ TỒNG KẾT QUY LOẠI NGŨ HÀNH
THIÊN NHIÊN | ||||||||
Ngũ hành Phát triển Phương Thời gian Khí Vị Sắc Tính Quẻ Số sinh Số thành | Mộc Sinh Đông Sáng Phong Chua Xanh Vặn Vẹo Thẳng Tốn 3 8 | Hỏa Trưởng Nam Trưa Nhiệt Đắng Đỏ Bốc lên Ly 2 7 | Thổ Thay đổi Trung ương Giữa trưa Thấp Ngọt Vàng Cấy gặt Khôn 5 10 | Kim Thu Tây Chiều Táo Cay Trắng Thay đổi Đoài 4 9 | Thủy Tàng Bắc Tối Hàn Mặn Đen Thấm xuống Khảm 1 6 | |||
CƠ THỂ | ||||||||
Tạng Phủ Giác quan Dư ra Thể Chí Dịch Biến động Thanh Âm Chức Cơ năng Thích Ghét Ồ mắt Ồ lưỡi | Can Mộc Đởm Mắt Móng tay chân Gân cơ Giận Nước mắt Co quắp Gọi Giốc Tướng quân Vận động Tỉnh Rung động Tròng đen Rìa trái | Tâm Hỏa Tiểu trường Lưỡi Tóc Mạch máu Mừng Mồ hôi Nhăn nhó Nói Trủy Quân chủ Tuần hoàn Mát Nóng nẩy 2 khoé Đầu lưỡi | Tỳ Thổ Vị Miệng Da Thịt Lo Nước miếng Ọc Hát Cung Cai kho Tiêu hóa Khô ráo Ẩm ướt 2 mí Giữa lưỡi | Phế Kim Đại trường Mũi Lông mao Da Buồn Nước mũi Ho Than Thương Quản trị Hô hấp Hoạt nhuận Khô ráo Tròng trắng Rìa lưỡi | Thận thủy B. quang Tai Răng Xương Sợ Nước tiểu Run Rên Vũ Sức mạnh Bài tiết Ôn Lạnh Con ngươi Cuống lưỡi | |||
HỎA KHÍ
A.- ĐẠI CƯƠNG
– Phương nam, mùa hè, buổi trưa là biểu hiện của Thái dương (theo đồ Thái cực). Tính chất rõ rệt nhất của Thái dương là Nhiệt khí. Ở người được gọi là Hỏa khí.
– Theo A. Reinberg, trong “La Nouvelle Presse Médicale” tập 2, số 5, ngày 3-2-1973 thì các cực số liên hệ đến những trường hợp tử vong vì Tim và huyết mạch đều ở trong khoảng tháng tư, năm, sáu (thời điểm của mùa hè) tương ứng của Thái dương, hỏa khí, do đó, mùa hè và Hỏa khí có liên hệ với nhau.
– Tạp chí Y học Liên Xô “Kochmicheskaia Biologia I Meditsima” số 1, năm 1972 ghi : ” Trong ngày đêm, trên máy ghi biểu đồ tiếng Tim, tính động lực của mạch và phương diện chu kỳ biên độ đạt mức tối đa giữa khoảng 11-13g (giờ Ngọ\, giữa trưa, cao điểm của Thái dương, đồng thời là giờ vượng của Tâm kinh), do đó, buổi trưa và Hỏa khí có liên hệ với nhau.
B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA HỎA KHÍ
a) Về cơ thể
1. Lưỡi và vị giác
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Tâm khai khiếu ở lưỡi”.
– Lưỡi thường thường có sắc đỏ, biểu hiện Hỏa khí 1 cách rõ rệt.
– Lưỡi lở, dộp, nứt nẻ, viêm (sưng)… là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng.
– Tùy theo màu sắc của lưỡi, có thể suy ra tình trạng vượng suy ngũ hành của Tâm.
– Lưỡi hồng nhạt là dấu hiệu Hỏa của Tâm suy.
– Lưỡi xanh tối là dấu hiệu Mộc của Tâm suy.
– Lưỡi vàng tối là dấu hiệu Thổ của Tâm suy.
– Lưỡi đen bẩn là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.
– Miệng có vị đắng (lưỡi đắng) là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng.
– Miệng có vị chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng.
2. Mồ hôi
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Mồ hôi là dịch của Tâm”.
– Khi trời nóng, lúc bị sốt, thường thấy có hiện tượng xuất mồ hôi, do đó, Hỏa khí và mồ hôi có liên hệ với nhau. Mồ hôi là Thủy dịch dùng để chế ngự Hỏa khí.
– Sốt mà có mồ hôi là dùng hiệu tốt : Thủy khí còn vững mạnh để chống lại với nhiệt tà.
– Sốt mà không có mồ hôi là dấu hiệu nhiệt tà mạnh hơn chính khí.
– Khi bị cảm, sốt nóng, không ra được mồ hôi, người ta dùng nồi xông cho đổ mồ hôi để ức chế nhiệt tà, người ta sẽ bớt sốt.
– Không nóng sốt mà xuất mồ hôi (Mồ hôi lạnh hay gặp ở những người thần kinh suy nhược) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.
– Tự ra mồ hôi (tự hãn) hoặc ra mồ hôi ban đêm (mồ hôi trộm, đạo hãn) là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.
3. Chủ thần minh
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Tâm tàng thần”.
– Thiên ? Thiên Niên? (LKhu 54) ghi : “Còn Thần thì sống, mất thần thì chết”, tuần hoàn còn thì sống, tuần hoàn ngưng thì chết, do đó Tâm và thần có liên hệ với nhau.
– Với người bệnh : người có thần, biểu hiện bằng nét mặt tươi sáng, ánh mắt nhanh nhẹn, nói cười đứng đắn, ý tưởng phân minh thì bệnh có chiều hướng tốt, dễ điều trị. Ngược lại, gọi là hiện tượng mất (thất) thần, dấu hiệu của bệnh trầm trọng, nguy hiểm.
– Tinh thần căng thẳng, thần trí bị xúc động sinh ra hoạt náo, nóng nẩy, hằn học, lăn lộn, mất ngủ, nằm ngồi không yên, kích động, phá phách mọi người chung quanh (điên cuồng).
– Tâm trí suy nhược, Thần không có chỗ dựa, người bệnh sinh ra ngớ ngẩn, hay quên, lo lắng, hồi hộp, sợ hãi thất thường.
– Vẫn bác sĩ tại Massachusetts, sau khi nghiên cứu 1.000 người cho thấy; sự căng thẳng tinh thần có thể gây đau tim. Khi thí nghiệm, những người này được gặp những tình trạng nhân tạo tương tự các trường hợp gây sự căng thẳng tinh thần trong đời sống hằng ngày của họ. Điều đáng chú ý là những người này trông có vẻ khỏe mạnh và điềm Tỉnh trong suốt thời gian trắc nghiệm. Nhưng sau đó sự căng thẳng tinh thần đã gây ra 1 số tai nạn trong tim và huyết quản của họ. Một số người tim bắt đầu bơm mạnh hơn và với một số người khác thì tim lại bơm máu ít hơn. Ở một số người, huyết quản nở ra, số khác lại co vào làm tăng huyết áp. Trường hợp nặng hơn, áp huyết lên cao và Tim bơm thêm máu vào nhưng huyết quản lại co lại và trở thành nhỏ hẹp hơn giới hạn sự lưu thông của máu làm tim phải làm việc rất mệt để đẩy máu vào động mạch.
4. Phát nhiệt
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Phương Nam sinh nhiệt”.
– Viêm nhiệt là dấu hiệu Hỏa vượng.
– Tùy theo vùng và vị trí phát nhiệt, có thể suy ra dấu hiệu Hỏa vượng.
+ Phát nhiệt ở vùng Tâm là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng.
– Sờ đầu mặt, trán, ngực thấy nóng là dấu hiệu Hỏa ở Biểu của Tâm vượng.
– Nóng trong đầu, cảm thấy nóng trong ngực… như dấu hiệu Hỏa ở lý của Tâm vượng.
+ Phát nhiệt ở vùng Thận (lưng nóng, lòng bàn chân nóng…) là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng.
+ Phát nhiệt ở vùng Can (Mắt sưng đỏ, đau…) là dấu hiệu Hỏa của Can vượng.
+ Phát nhiệt ở vùng Tỳ (Miệng lở, môi nứt…) là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
5. Tâm chủ huyết
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở thể của Tâm là mạch”.
– Xung huyết liên hệ mật thiết với sự phát nhiệt, do đó, huyết mạch và hỏa khí có liên hệ với nhau.
– Xung huyết, xuất huyết là dấu hiệu Hỏa khí vượng.
– Tùy vùng xung huyết hoặc xuất huyết, có thể biết được tình trạng Hỏa khí ở vùng nào gia tăng.
+ Xuất huyết não, đau bưng cả đầu là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng.
+ Xuất huyết đáy mắt là dấu hiệu Hỏa của Can vượng.
+ Xuất huyết bao tử là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Xuất huyết Phổi là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
+ Xuất huyết đường tiểu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng.
6. Sự vui mừng
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở chí của Tâm là vui mừng (Hỷ)”.
– Khi người ta gặp điều gì vui mừng, Hỏa khí bùng lên, da mặt đỏ, hồng, mạch nhảy nhanh hơn, Tim đập mạnh hơn… do đó, sự vui mừng và Hỏa khí có liên hệ với nhau.
– Sự vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm Hỏa khí bùng lên, Tâm khí biến đổi theo 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn đầu : Tâm Hỏa vụt mạnh lên, vì bị huy động (cười hả hê, mặt hồng hào hoặc đỏ bừng, tim đập nhanh).
+ Giai đoạn hai : Tâm Hỏa suy yếu, vì bị kích thích, (mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, lạnh người trụy mạch, tim đập chậm, yếu…
+ Nhiều người bất ngờ trúng số độc đắc, quá vui mừng (Tâm Hỏa bùng lên) có thể ngất hoặc chết (Tâm Hỏa suy).
– Như vậy có 2 hình thức vui mừng :
+ Vui mừng do ngoại giới đưa đến, làm cho Tâm Hỏa chỉ bùng lên một thời gian rồi bị suy yếu, đó là nguyên nhân lớn lao của sự đau khổ.
+ Vui mừng của những người hiền triết, của các nhà cách mạng là sự vui mừng biết làm chủ được mình, không bị ngoại cảnh chi phối, sự vui mừng làm cho tâm hồn thoải mái, đem lại vui tươi, hạnh phúc.
7. Tiếng cười
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Tiếng của Tâm là tiếng cười”.
– Trong các buổi tiệc, hoàn cảnh náo nhiệt, vui mừng, hội hè, say sưa, tiếng cười luôn nổi bật.
– Rượu uống vào, kích thích Hỏa khí làm người ta cười.
– Nơi người điên dạng hưng phấn, Hỏa khí vượng lên, làm người đó cười luôn miệng.
– “Tâm tàng thần”, nếu Tâm suy kém, không tàng được thần ( Trong trường hợp bệnh về não, bệnh tâm thần) người ta không làm chủ được tiếng cười, có khi mất hẳn nụ cười.
– Nếu ta thường xuyên có những nụ cười thoải mái, chân thành, ta sẽ luôn vui mừng cường tráng.
– Theo giáo sư Uphrai, đại học Standford (Mỹ) và các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha, khi cười thoải mái nhất, các cơ ngực khỏe ra, và tim được vận động tốt. Vì thế người ta vẫn thường ví : “Nụ cười là liều thuốc bổ”.
b) Về Ngoại Giới
8. Sắc đỏ
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Sắc của Tâm là sắc đỏ”.
– Sắc của các chứng viêm nhiệt, xung huyết là sắc đỏ.
– Tùy theo vị trí có sắc đỏ, có thể biết được trạng thái viêm nhiệt, xung huyết của các cơ quan tạng phủ tương ứng.
+ Lưỡi đỏ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng.
+ Mắt đỏ là dấu hiệu Hỏa của Can vượng.
– Giáo sư Halôtunônfat, đại học Abôđôn (Canada) cho biết, trong môi trường có nền là ánh sáng đỏ, nhịp tim và huyết áp người tăng thêm 17%.
– Bệnh viện Berlin (CHDC Đức) nghiên cứu qua 3.000 người và nhận thầy là những người bệnh về chức năng Tim đều khó chịu với màu đỏ.
– Mac Luyxiê, nhà tâm lý học Thụy Sĩ cho rằng : người bệnh Tim theo bản năng đã cự tuyệt trước màu đỏ, một màu có tính kích thích, gây nguy hại cho Tim của họ.
– Da đỏ, biểu hiện Hỏa khí vượng, các dân tộc da đỏ thường biểu hiện Hỏa khí của mình bằng sự vui mừng nhẩy múa, hò hét rất cuồng nhiệt.
9. Hỏa khí và Nhiệt khí
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Nhiệt sinh Hỏa”.
– Sách Y Tông Kim Giám ghi : “Trên trời là Nhiệt, dưới đất là Hỏa, ở người là Tâm, ở Thể là mạch”.
– Hỏa khí và Nhiệt khí thông với Tâm, do đó, các bệnh về Hỏa khí và nhiệt khí đều liên hệ với Tâm.
– Hỏa khí ở người là khả năng đề kháng lại với nhiệt khí bên ngoài. Khi gặp Nhiệt khí, Hỏa khí bị kích thích, xung vượng để rồi sau đó bị suy yếu. Nếu Hỏa khí bị xung động thái quá, sẽ suy kiệt 1 cách đột ngột, dễ rơi vào trạng thái mất đề kháng gây ra trúng nắng, say nóng…
– Hỏa khí ứng với Thái dương, Phương Nam, Mùa hè buổi trưa, nên cũng vượng lên trong không gian và thời gian trên.
– Ở người Hỏa vượng, bệnh trở nên trầm trọng vào buổi trưa, mùa hè (là thời điểm Hỏa vượng).
– Với chứng Hỏa suy, bệnh thuyên giảm vào buổi sáng và trưa (thời điểm của Thiếu dương và Thái dương).
KIM KHÍ
A.- ĐẠI CƯƠNG
– Phương Tây, mùa Thu, buổi chiều tối là biểu hiện của Thiếu âm (theo đồ Thái cực).
– Kim khí là nguồn năng lực phát xuất từ Thiếu âm.
B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA KIM KHÍ
a) Về cơ thể
1. Mũi và Khứu giác
Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : “Phế khai khiếu ở mũi, Phế khí thông lên mũi”.
– Mũi là cửa của bộ hô hấp, nên có liên hệ đến Kim khí.
– Lông mũi là Thủy của Phế. Lông mũi dầy, dậm là dấu hiệu Thủy của phế vượng. Lông mũi ít, thưa là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
– Mạch máu ở mũi là biểu hiện Hỏa của Phế, do đó, mũi nóng đỏ, sưng, chảy máu mũi là Hỏa của Phế vượng.
– Gân cơ ở mũi là biểu hiện Mộc của Phế, nơi người viêm, lao phổi… Kim suy khắc được Mộc khiến Phế Mộc vượng lên, làm cánh mũi phập phồng (có thể dựa vào dấu hiệu này để chẩn đoán bệnh về Phế 1 cách chính xác).
– Cơ nhục là dấu hiệu của Thổ, trong mũi mọc thịt dư sau khi viêm là dấu hiệu Thổ của Phế vượng. (Hỏa sinh Thổ).
– Khứu giác có liên hệ đến mũi :
Mũi hoàn hảo, có khả năng phân biệt được mùi vị 1 cách chính xác và hoàn hảo. Một số dân tộc thiểu số có khả năng phân biệt được mùi vị của từng loại vật vừa đi qua.
– Mũi bị rối loạn, (viêm nhiễm, có tật…) ảnh hưởng đến khứu giác, làm
khứu giác giảm, có khi không còn cảm giác, mùi vị gì.
– Các chuyên gia Đại Học Tổng Hợp Pensylvania (Mỹ) điều tra 1955 người từ 5-99 tuổi cho thấy : lứa tuổi từ 20-40 (thời gian vượng của Thiếu âm Kim khí) có khứu giác nhạy hơn cả. Tuổi 65-80 (thời gian Thiếu âm và Thái âm suy) hầu như mất khả năng phân biệt mùi đến 1/4.
2. Nước mũi
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Nước mũi là dịch của Phế”.
– Mũi có liên hệ đến hô hấp, nước là biểu hiện của Thủy dịch, do đó, nước mũi là dấu hiệu Thủy của Phế.
– Sổ mũi, nước mũi nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
– Vào mùa đông, buổi sáng khí lạnh, đi mưa về lạnh làm thủy khí suy người ta hay bị sổ mũi.
3. Họng, Thanh quản, Giọng nói (âm thanh)
– Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : “Phế chủ âm thanh”.
– Họng là 1 phần của bộ hô hấp, nơi đây có thanh quản, tuyến Amidal, Vòm họng… đều chịu sự chi phối các khí của Phế.
– Họng, Amidal sưng, lở loét… là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
– Thanh quản bị viêm, các dây rung phát âm sưng, gây ra khan tiếng là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng (làm Mộc vượng gây co rút thanh quản làm khản tiếng).
– Khi phải la hét, nói nhiều, Mộc khí bị huy động quá, sau đó suy sụp làm khản tiếng, tắc tiếng là dấu hiệu Mộc của Phế suy.
– Người Mộc khí vượng thường nói lớn tiếng, âm thanh mạnh, do đó, qua giọng nói, không những biết được phần nào tình trạng của Phế khí mà còn biết được phần nào nội lực dựa trên đặc tính của âm thanh.
– Tiếng la hét thuộc Can, người có tiếng hét to, vang là người có Mộc khí của Can vượng.
– Tiếng la yếu, khàn là dấu hiệu Mộc của Can suy.
– Tiếng cười thuộc Tâm, cười vanga, to… là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng.
– Tiếng hát thuộc Tỳ, tiếng khóc thuộc Phế, tiếng rên thuộc Thận… có thể dựa vào cường độ to nhỏ, mạnh yếu để chẩn đoán được tình trạng vượng suy của các tạng phủ liên hệ.
4. Tuyến giáp
– Quanh vùng tuyến giáp có những cơ quan liên hệ mật thiết với chức năng hô hấp, gọi là xoang cảnh, rất nhạy cảm với các biến thiên của áp lực không khí và tuyến cảnh phản ứng rất mẫn cảm mỗi khi hóa tính không khí, do đó, giữa tuyến giáp và phế khí có liên hệ với nhau vì “Phế chủ hô hấp”.
– S. Herbute và 2 cộng sự viên thuộc nhóm sinh học Montpeellier ngày 22-1-1972 đã công bố kết quả : Hoạt động tuyến giáp đến độ tối đa giữa 2-3g sáng là giờ của Phế khí vượng (giờ Dần từ 3-5g) do đó, tuyến giáp và Phế có liên hệ với nhau.
– Bướu cổ đơn thuần (tuyến giáp suy) là dấu hiệu Thổ của Phế suy. Bướu cổ lồi mắt (BASEDOW, tuyến giáp cường) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng.
5. Da lông
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Phế chủ da lông (Bì mao)”.
– Da lông là phần trực tiếp tiếp xúc với không khí (Kim khí) do đó, giữa da lông và kim khí có sự liên hệ với nhau.
– Theo Eaton : Da lông và tóc ở người mọc rất nhanh vào các tháng 7, 8 và nhanh nhất vào tháng 9 (tức vào mùa thu, là mùa kim khí vượng), do đó, giữa lông tóc và Kim khí có sự liên hệ với nhau.
– Da khô, viêm, nóng, xuất huyết dưới da là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
– Cơ nhục của da phì đại (bướu, mô mỡ…) là dấu hiệu Thổ của Phế vượng.
– Khi tức giận Mộc khí gia tăng làm cho lông tóc dựng lên là dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
– Lông tóc là biểu hiện Thủy của Phế, vì thế lông măng xanh nhiều là dấu hiệu Thủy của Phế vượng, ngược lại, ít lông, lông khô, rụng là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
+ Da trắng đục, trắng bạch là dấu hiệu kim khí suy. Người có nước da này hay buồn hay lo (thường gặp nơi người lao phổi). Những vần thơ, khúc bi kịch não nề nhất, những chuyện tình sử thảm thương nhất như : Roméo Juliette, chuyện tình Love Story… đều xuất phát từ dân tộc da trắng.
b) Về chức năng
6. Hơi khí
– Nội Kinh : “Bao nhiêu khí đều thuộc về Phế”.
– Tính chất của thiếu âm là bốc hơi, liên hệ đến thể hơi, khí.
– Tùy theo biểu hiện suy vượng của hơi, khí ở vùng nào, có thể suy đoán bệnh ở vùng ấy.
+ Tức hơi trong phổi là dấu hiệu kim của Phế suy.
+ Tức hơi dội lên phía trên là dấu hiệu kim của Tâm suy.
+ Tức hơi vùng bụng là dấu hiệu kim của Tỳ suy.
+ Tức hơi vùng bụng dưới là dấu hiệu kim của Thận suy.
7. Hô hấp
– Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : “Phế chủ hô hấp”.
– Cơ năng hô hấp liên hệ đến không khí, do đó chịu sự chi phối đặc biệt của kim khí.
– Cơ năng hô hấp có nhiệm vụ trao đổi khí : hít thanh khí vào và thải trọc khí (khí dơ, xấu ra).
+ Thở vào : Đưa không khí từ ngoài vào (tức từ Biểu vào Lý) là dấu hiệu Mộc của Phế ở Biểu (tức là liên hệ đến Mộc của đại trường) chính nhờ Mộc của Phế ở Biểu làm cho bắp thịt, lồng ngực nâng lên, gia tăng thể tích lồng ngực, làm không khí vào phổi. Phổi thở vào khó khăn, hơi không đầy phổi là dấu hiệu Mộc của Đại trường suy.
+ Thở ra : Đẩy không khí từ trong ra ngoài tức là từ Lý ra Biểu là biểu hiện Mộc đó Phế ở Lý. Mộc khí này liên hệ với cơ năng của cơ hoành và các cơ bụng, làm thể tích lồng ngực thu hẹp, đẩy không khí ra, làm thở ra. Người bệnh thở ra dồn dập (như trong bệnh suyễn, Tâm phế mãn…
là dấu hiệu Kim của Phế suy làm Mộc vượng lên, gây ra suyễn, khó thở.
+ Thở dốc : Người bị xuất huyết nhiều, khí huyết hao hụt, Phế kim suy kiệt làm Mộc của Phế vượng lên gây nên thở nhanh và gấp trong giai đoạn đầu (biểu hiện qua cánh mũi phập phồng) và khí Mộc của Phế bị huy động quá trở nên suy thì người bệnh lại thở yếu, thở dốc trong giai đoạn sau.
– Theo “FAMILY SAFETY” của Canada, tại Hiệp hội về môn học bệnh phổi ở Mỹ các nhà nghiên cứu thông báo : uống 1 ly rượu hoặc nước giải khát có pha rượu trước khi đi ngủ có thể có những hậu quả đáng tiếc với việc hô hấp trong lúc ngủ. Số người uống rượu, 1 số bị 110 lần ngưng thở, ít nhất mỗi lần trong 10 giây, còn không uống rượu khi đi ngủ thì chỉ bị có 20 lần ngưng thở (uống rượu vào làm Hỏa vượng, ban đêm thuộc Thái âm, Thủy suy, Thủy suy làm Hỏa bùng lên mạnh hơn, Hỏa khắc kim, gây ra ngưng hô hấp).
– Nữ tiến sĩ tâm lý học S. Harx, Trường đại học Newyork cho rằng hô hấp và tính cách có liên hệ với nhau.
+ Người hô hấp sâu và chậm (kim khí sung mãn, đầy đủ) thì tính tình thường kiên định, kiên quyết, thích mạo hiểm, suy nghĩ và hành động nhanh nhẹn biết cách sắp xếp cuộc sống riêng mình (dấu hiệu Thủy khí sung mãn, do kim sinh Thủy).
+ Người hô hấp nhanh và nông (dấu hiệu kim suy) thì tính tình thường hay ngượng nghịu, hiền lành, nhút nhát, rụt rè, sống quen dựa vào người khác (dấu hiệu Thủy suy, kim suy làm Thủy suy).
9. Ho
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở sự biến động của Phế là ho”.
– Ho là 1 tác động ly tâm(từ trong ra ngoài tức từ lý ra biểu) nhằm mục đích đưa hơi thở, đàm nhớt… từ trong ra ngoài, có liên hệ đến Mộc của Phế.
Trên lâm sàng thường gặp 2 loại Ho :
+ Ho khan (khái) : Ho không có mục đích loại đờm nhớt là dấu hiệu Mộc của phế vượng.
+ Ho đàm (khái thấu) : Tiếng ho có kèm theo sự thải trừ đàm nhớt ra
ngoài cũng là dấu hiệu Mộc của phế.
– Theo Colome vào lúc sáng sớm (cuối giấc ngủ) lúc đó máu tụ lại trong phổi làm gây nên các cơn ho buổi sáng sớm nơi người bị viêm phổi (Hỏa vượng làm Mộc vượng – buổi sáng là thời điểm Mộc khí vượng).
9. Hen suyễn
– Theo Reinberg, cơn hen suyễn thường gặp cao điểm nhất từ 24-4g tức là lúc phế khí thịnh (giờ Dần 3-5g) như vậy giữa suyễn và phế khí có liên hệ mật thiết.
– Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) cũng ghi : Khí nghịch lên gây ra chứng suyễn, cũng theo Nội Kinh : ‘ Phế chủ khí, Thận nạp khí?, do đó suyễn cũng liên hệ với Thận.
– Theo Frank, thời gian cơn hen suyễn trùng hợp với thời gian bài tiết Cocticoit ra nước tiểu xuống tới mức thấp nhất, do đó giữa suyễn và Thận có mối liên hệ với nhau.
– Phân tích 1 cơn suyễn ta thấy : Suyễn một hợp chứng gồm 5 triệu chứng :
+ Tức trướng trong phổi, khó thở là dấu hiệu kim của Phế suy.
+ Đờm tiết ra nhiều là dấu hiệu Thổ của Phế suy.
+ Nhớt ra nhiều, nghe tiếng phổi thấy ran ẩm là dấu hiệu thủy của Phế suy.
+ Khí quản co thắt, thở dồn dập, nghe phổi thấy tiếng rít là dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
+ Khí quản viêm là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng. Hội chứng này là do Kim suy làm Thủy suy (Tương sinh), Thổ suy (Phản sinh), Mộc vượng (Tương vũ), Hỏa vượng (Tương thừa).
– Theo các nhà khoa học màng nhày của khí quản và cuống Phổi dễ nhạy cảm bởi không khí ô nhiễm vì đủ loại… Sự nhạy cảm đó gây ra co rút (Mộc vượng) làm ho hoặc suyễn. (Kim suy) : Tạp chí Nature ngày 23-3-1983 công bố 1 kết quả cho thấy chất Capsaicin chất cay của ớt (cay thuộc Kim) có tính làm cho màng nhày bớt nhạy cảm (Kim khắc Mộc), co thể dùng để trị chứng phù của màng nhày (Kim sinh Thủy) của những người có khí quản nhạy cảm (Mộc vượng) và người bị suyễn (Kim suy).
10. Đàm
– Đàm là chất bài tiết rà bộ hô hấp, do đó có liên hệ đến Phế.
– Tùy theo tính chất và màu sắc của đàm, có thể đoán biết sự rối loạn bệnh lý từ đâu.
+ Đàm có lẫn máu, đàm khô quánh là dấu hiệu Hỏa của Phế vượng.
+ Đàm có màu xanh (hay gặp nơi người ho nhiều do cảm nhiễm), dấu hiệu Mộc của Phế vượng.
+ Đàm màu vàng đặc, (hay gặp trong trường hợp hội nhiễm tụ cầu), dấu hiệu Thổ của Phế vượng (tăng cường Thổ khí chống lại môi trường ẩm thấp, là môi trường tạo nên các tụ cầu khuẩn).
+ Đàm trong, loãng và nhiều dấu hiệu thủy của Phế suy.
11. Buồn sầu – Lo âu
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Chí của Phế là ưu (lo âu)”.
– Nơi Đồ Thái cực, Thiếu âm Kim khí là trung gian của sự vui mừng quá độ (Thái dương) đã chấm dứt và sự sợ hãi chết chóc (Thái âm) sắp bắt đầu. Giữa 2 trạng thái này, con người đâm ra lo âu, buồn sầu, buồn cho cái vui đã qua và lo cho cái tàn tạ sắp đến.
– Mùa thu, cây cối thay lá, lúa mùa chín tới chờ gặt… làm cho lòng người cũng vì thế mà buồn.
– “Ưu thương Phế” (sự lo âu hại Phế) : Những nguyên nhân bên ngoài gây sự lo buồn làm Kim khí suy và ngược lại người Kim khí suy thì hay buồn.
– Để biểu hiện sự buồn rầu về cái chết trong tang chế. Người Á Đông thường dùng tang phục, khăn tang, vải liệm… màu trắng (Sắc trắng là sắc của Kim).
c) Về ngoại giới
12. Kim khí và Táo khí
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Táo sinh Kim”.
– Y Tông Kim Giám : “Trên trời là Táo, dưới đất là Kim, ở người là Phế, ở thể là Bì”. Kim khí thông với Phế khí, do đó, các bệnh do Táo khí gây ra đều thuộc về Phế Kim.
– Triệu chứng của Táo là khô cổ, khát nước, bón, tiểu ít, da khô, tróc vẩy, Tân dịch hao hụt…
– Thiếu âm ứng với phương Tây, buổi chiều tối, mùa thu là thời điểm Táo khí vượng lên, Kim khí ở người cũng theo đó vượng lên.
– Người Kim khí suy, sẽ dễ chịu vào buổi chiều tối, mùa Thu (là thời điểm Kim khí vượng) và nặng hơn (khó chịu hơn) vào buổi trưa, mùa hè là thời điểm của Hỏa khí vượng (Hỏa khắc Kim).
MỘC KHÍ
1.- ĐẠI CƯƠNG
– Phương Đông, Mùa Xuân, Buổi sáng là biểu hiện của Thiếu dương khí (theo đồ hình thái cực).
– Tính chất của Thiếu dương là khởi sinh, khởi động. Thiếu dương khí ở người chính là Mộc khí.
– Mở đầu truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du viết : “Ngày Xuân con én đưa thoi”, mùa Xuân báo hiệu Mộc khí phát động, biểu hiện bằng hình ảnh nhộn nhịp của chim én.
– Theo tổ chức Y Tế thề giới (OMS) sự phát triển sinh lý của trẻ em, có thể phát triển nhanh vào mùa Xuân hoặc vào mấy giờ đồng hồ sau khi thức giấc (buổi sáng), như vậy, mùa Xuân và buổi sáng có liên hệ với Mộc khí.
– J. G Henrotte và các cộng tác viên, trong “Revue de la société Francaise d?hydrologie” 2è Trimettre, 1972, nhận xét rằng hàm lượng Cholesterol trong máu rất cao vào những tháng đầu năm (Cholesterol là 1 dấu hiệu quan trọng trong việc đánh giá chức năng của gan). Như vậy, mùa Xuân có liên hệ với Mộc khí.
2.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA MỘC KHÍ
– Về Cơ Thể
a) Mắt và thị giác
– Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận’ (TVấn 5) ghi : “Can khai khiếu ở mắt”.
– Tại Sietle (Mỹ) các nhà nghiên cứu nhận thấy : nhiều người bị sưng Gan sau khi trích lấy máu ở dái tai (Các nhà nghiên cứu cho là vì nhiễm trùng, tuy nhiên, nếu trích máu cũng ở tai nhưng vào vùng Thuyền tai hoặc Luân tai… thì không thấy Gan sưng, nếu có nhiễm trùng thì chỉ vùng đó viêm, sưng thôi, không ảnh hưởng gì đến Gan. Ngành Nhĩ châm (châm ở loa tai) cho thấy : dái tai là vùng phản chiếu của Mắt, Mắt tổn thương, gây ảnh hưởng đến Gan vì Can khai khiếu ở mắt. Như vậy giữa Gan và mắt có sự liên hệ với nhau.
– Sự khởi động của Thiếu dương là mở mắt (mở mắt chào đời, bừng mắt thức dậy…), do đó, Mộc khí liên hệ với mắt và thị giác.
– Năm khí (ngũ hành) của Can đều ảnh hưởng đến mắt.
+ Mắt đỏ, viêm, xung huyết đáy mắt… là dấu hiệu Hỏa của Can vượng.
+ Chảy nước mắt nhiều, nước mắt sống… là dấu hiệu Thủy của Can suy.
+ Mắt mỏi, cơ mắt suy yếu cận thị là dấu hiệu Mộc của Can suy.
+ Mắt giật, mắt lồi, mắt nở lớn là dấu hiệu Mộc của Can vượng (Trương Phi, tướng nhà Thục trong Tam quốc chí, là người rất nóng tính (biểu hiện Mộc của Can vượng) mắt của ông lúc ngủ cũng mở lớn như người đang thức).
+ Mắt có mộng, có hột là dấu hiệu Thổ của Can vượng.
2. Nước mắt
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Nước mắt là dịch của Can”.
– Nước, thuộc Thủy, Mắt thuộc Can, vì vậy, nước mắt là Thủy dịch của Can. – Nước, thuộc Thủy, Mắt thuộc Can, nên nước mắt là Thủy dịch của Can.
– Thủy dịch ở mắt đầy đủ khiến mắt trong sáng là dấu hiệu Thủy của Can sung mãn.
– Hay chảy nước mắt (nước mắt sống) là dấu hiệu Thủy của Can suy.
– Khi khóc xong mắt thường thấy đỏ là biểu hiện Thủy của Can suy, Hỏa của Can vượng. Khóc làm cho nước mắt chảy ra (Thủy suy), Thủy suy làm Hỏa vượng gây nên mắt đỏ. Nếu khóc nhiều quá, Thủy của can quá suy kiệt, làm Hỏa bùng mạnh lên, không những làm đỏ mắt mà còn gây nhức đầu.
– Khi căng thẳng thần kinh (Hỏa và Mộc vượng) làm nhức đầu, mắt đỏ… Nước mắt sẽ làm dịu bớt các tình trạng trên (Thủy khắc Hỏa). Bác sĩ Eniangopski (Viện hàn lâm y học Liên Xô), khi nghiên cứu về Nước mắt của những người được thí nghiệm ở trong tình trạng thần kinh căng thẳng nhận thấy : Khoảng 75% đàn ông và 95% đàn bà được thí nghiệm cho biết, họ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi khóc, cũng theo ông, những người rất ít khóc thường hay bị những chứng bệnh liên hệ đến cảm xúc bị bức bách như : Loét bao tử… (Bao tử loét là 1 hình thức của chứng Can khí phạm vị, Can Mộc vượng lên khắc Tỳ Thổ).
3. Gân cơ
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Can chủ gân cơ”.
– Trong cơ thể, các sợi gân cơ liên kết với nhau thành hệ vận động. Khởi động là đặc tính của Thiếu dương, do đó Mộc khí và sự vận động có liên hệ với nhau.
– Can huyết đầy đủ, gân cơ được nuôi dưỡng tốt, vận động tốt. Can huyết kém sẽ gây các chứng tê bại, co quắp, run rẩy…
– Trong cơn động kinh, co giật, các gân cơ co quắp… là dấu hiệu Mộc khí vượng.
– Tùy biểu hiện tương ứng, có thể tìm ra dấu hiệu vượng suy của Mộc khí ở các cơ quan Tạng phủ.
Thí dụ : + Bao tử co thắt là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng.
+ Lưỡi khó cử động là dấu hiệu Mộc của Tâm suy.
4. Móng tay, móng chân
– Thiên Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận ghi : “Hoa của Can là Trảo”. (Vẻ đẹp của Can là móng) và “Ở mức đầy của Can là móng, vấu”.
– Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : “Can vinh ra ở trảo”.
– Móng tay, móng chân (cũng như ngón tay, ngón chân), giống như những đọt lá cây, những chỗ khởi sinh, tương ứng với Thiếu dương, do đó, Mộc khí liên hệ với các móng tay, móng chân. Trong châm cứu, các Tỉnh huyệt luôn khởi ở đầu các ngón tay, ngón chân.
– Móng tay, móng chân mềm, là dấu hiệu Mộc khí suy (hay gặp nơi người ít lao động).
– Móng tay, móng chân dầy, cứng là dấu hiệu Mộc khí vượng (hay gặp nơi những người lao động chân tay).
– Nơi người bệnh phổi, kim khí suy, không khắc được Mộc, Mộc vượng lên làm cho móng tay dầy lên có hình dạng khum như móng chim.
– Móng chân, tay đỏ thắm, dấu hiệu của Hỏa của Can vượng.
– Móng chân tay nhợt nhạt, dấu hiệu Hỏa của can suy.
– Móng tay xanh tím, dấu hiệu Thủy của Can suy.
b) Về chức năng
5. Tàng huyết
Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) ghi : “Can tàng huyết”.
– Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành? (TVấn 10) ghi : “Người ta khi nằm thì huyết dồn về Can”.
– Mộc sinh Hỏa, do đó, Mộc khí sung mãn làm cho tuần hoàn (Tâm Hỏa) được lưu thông tốt, máu huyết đầy đủ.
– Can huyết không đầy đủ, huyết không lên trên được, gây hoa mắt, chóng mặt, gân cơ không được huyết nuôi dưỡng gây bại xụi, mềm yếu, huyết không đủ gây kinh nguyệt ít, bế kinh…
– Can khí bị kích động (cảm xúc, giận dữ…), không giữ được huyết, huyết đi lạc đường gây ra hiện tượng xuất huyết.
– Mộc khí quá vượng, mạch máu sẽ bị co thắt quá độ làm áp huyết gia tăng, có thể gây vỡ mạch, xuất huyết… thường gặp trong các chứng tai biến Não do cao huyết áp.
– Theo nhà Tâm lý học J.Lynch : Nói nhiều (biểu hiện của Mộc vượng) làm cho huyết áp tăng từ 10, 20 đến 50%. Khi trẻ em khóc hoặc thét, huyết áp của chúng cũng tăng.
6. Sự tức giận, phẫn nộ
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở chí của Can là Nộ”.
– Người thường hay nổi cơn giận dữ, phẫn nộ dù nhiều khi chẳng có lý do hoặc lý do rất tầm thường, là dấu hiệu của Mộc khí vượng.
– Khi tức giận, hệ vận động bị kích thích dữ dội khiến người ta nắm tay lại, vung lên, la hét, mắt trợn, phát hung quang… đôi khi đi đến hành động tàn bạo… là dấu hiệu Mộc khi vượng.
– Nếu Mộc khí quá vượng mà không phát tiết ra ngoài được qua hành động (la hét, phẫn nộ…) làm cho Hỏa và Mộc vượng lên, gây xuất huyết Não, nôn ra máu, xuất huyết tử cung… thường gặp ở phụ nữ hậu sản vì ghen tuôn.
– Theo các nhà nghiên cứu Palestine, vào mùa Xuân, số người tự sát gia tăng cao nhất. Theo họ, không phải mùa xuân gây ra thời tiết xấu, nhưng những người bị bệnh tâm thần (biểu hiện của Tâm Hỏa) cảm thấy khó chịu hơn (mùa xuân thuộc Mộc, Mộc sinh Hỏa).
– Quá uất giận, Mộc khí bị huy động quá độ có thể gây co cứng gân cơ lại, dân gian quen gọi là “chết sững”. Trong “Đoạn trường tân thanh”, Từ Hải bị Hà Tôn Hiến lừa, tức quá mà chết đứng (gân cơ co rút).
– Nội Kinh : “Nộ thương Can”. Sự giận dữ hại Can).
– Khi phẫn nộ, Mộc khí bị kích thích mạnh, nhưng sau khi sự kích thích chấm dứt. Mộc khí bị mất đi phần lớn, đưa đến tình trạng mệt mỏi rã rời (Mộc khí suy).
– Khi điều trị bệnh các bà, nhất là phụ nữ sau khi sinh, có máu ghen, dễ uất (Mộc khí vượng) người ta thường dùng thuốc Bình Can, giải uất.
– Dương sinh dương, sự phẫn nộ giận dữ sẽ sinh ra vô số sự giận dữ và phẫn nộ khác, Âm khắc Dương, do đó muốn tiêu diệt sự giận dữ, phẫn nộ, phải Âm hóa chúng bằng cách hướng tinh thần về cực âm là sự bất phân tranh, sự dịu ngọt, sự hiền lành, hoặc dẫn đến những chỗ yên Tỉnh, thoáng mát, thoải mái…
5. Hay nói
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Can sinh ra chứng hay nói”.
– Người Mộc khí vượng, trong lúc tức giận thường hay nói. Nói nhiều là 1 tác động làm tiêu hao Mộc khí, do đó, nếu nói được nhiều thì họ sẽ nguôi được cơn giận. Nếu không nói được, Mộc khí xung vượng làm Hỏa khí vượng theo, có thể gây xuất huyết, hôn mê thậm chí có thể chết vì tức. Trong truyện Tam quốc chí có kể : Vương Lăng, quân sư nước Ngụy bị Khổng Minh là quân sư nước Thục thuyết phục đến nỗi tức giận không nói lại được, thổ huyết ra mà chết.
– Lúc sốt cao, người ta thường hay nói “sảng” là dấu hiệu của Hỏa và Mộc vượng (Hỏa vượng làm Mộc vượng).
– Kim khắc Mộc, Kim suy không khắc được Mộc làm Mộc vượng lên : Một xã hội đầy những sự buồn phiền (dấu hiệu Kim suy). Mộc khí nhân đó vượng lên, sinh ra chứng nói nhiều, sinh ra nhiều cuồng sĩ uất ức chửi bới.
– Uống rượu vào mạch máu nở ra, tuần hoàn máu gia tăng ( Hỏa vượng) làm cho Mộc khí vượng theo gây ra nói nhiều, đập phá… (tửu nhập ngôn xuất).
– Bác sĩ Duan Kromhout và đồng nghiệp ở đại học Leiden (thành phố Zutphen) chế tạo ra 1 máy “Giải uất”. Máy này có dạng hình ống loa ở miệng những người thần kinh căng thẳng, kê miệng vào đó tha hồ mà nói, máy có bộ phận hãm thanh, không để âm thanh lọt ra ngoài, do đó cứ yên tâm mà nói. Sau 1 thời gian áp dụng, các nhà nghiên cứu nhận thấy, số người dùng máy này, cảm thấy thần kinh bớt căng thẳng ngay sau khi nói vào máy xong.
6. Tiếng la hét
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Tiếng của Can là tiếng hét”.
– Tiếng khóc của trẻ lúc mới sinh ra, tiếng người rộn rã gọi nhau lúc sáng sớm, tiếng hót kêu của các loại chim… là dấu hiệu Mộc khí phát động.
– Để bắt đầu làm 1 công việc gì, thường người ta hô lên : Nào một, hai, ba…
– Lúc quá giận dữ, người ta thường hét to lên, biểu hiện của Mộc khí phát động cùng độ, gân cơ bị kích thích đến độ khẩn trương khiến người ta làm được nhiều việc phi thường, kể cả những việc tàn bạo.
– Người bệnh hay bực dọc, kêu la, bất bình là dấu hiệu của Mộc khí vượng.
– “Vật cùng tắc phản, âm quá hóa dương, dương quá hóa âm, sau sự kích thích tối đa, Mộc khí trở nên hao hụt dẫn đến tình trạng mỏi mệt rã rời.
7. Sự nắm tay
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở sự biến động của Can là nắm, níu”.
– Can chủ vận động, Mộc khí bị kích thích, người bệnh thường nắm tay lại (hay gặp nơi người bị sốt cao, bị kích thích mạnh, giận dữ…).
– Khi giận dữ quá độ (Mộc khí bị huy động quá) tình cảm biến thành hành động, khiến người ta nắm tay lại hoặc bóp cổ địch thủ.
– Để biểu lộ quyết tâm hành động, người ta thường nắm tay lại và vung lên. Thề hứa làm việc gì, người ta cũng nắm tay lại và vung lên.
– Người Mộc khí sung mãn thường có 1 cách bắt tay mạnh mẽ, nồng nàn, thân thiết. Ngược lại, người Mộc khí suy kém thường bắt tay 1 cách rụt rè, ơ hờ.
c) Về Ngoại Giới
8. Sắc Xanh
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Sắc của Can là sắc xanh”.
– Mô tả mùa xuân, Nguyễn Du trong “Đoạn Trường Tân Thanh” ghi : “Cỏ non xanh tận chân trời”.
– Sắc xanh của người chính là sắc xanh của Tĩnh mạch dưới da, do đó, Tĩnh mạch có liên hệ với Mộc khí.
– Tĩnh mạch trương nở, máu huyết lưu thông trì trệ là dấu hiệu Mộc khí suy yếu.
– Mửa ra chất xanh là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng.
– Ho ra đờm xanh là dấu hiệu Mộc của phế vượng.
– Màu xanh bóng, sáng là dấu hiệu Mộc khí sung mãn, trái lại màu xanh tối đục là dấu hiệu Mộc khí suy kém.
– Ở bệnh viện Axiaphânphao (Cộng Hòa Dân Chủ Đức), người ta thấy rằng người đang khỏi bệnh bao tử loét, dần dần trở nên xa lánh màu xanh lục (màu xanh thuộc Can Mộc, Can Mộc khắc Tỳ Thổ gây nên chứng bao tử loét, do đó, khi Thổ khỏe mạnh lên, sợ sắc của Mộc).
– Theo tạp chí Quid, năm 1984, những người có mụn nhọt đã đóng vẩy thì vảy sẽ bay nhanh nếu tiếp xúc luôn với màu xanh.
– Tại Mỹ, tính đến tháng giêng năm 1986, đã có gần 30.000 trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da (do thừa nhiễm sắc tố mật – dấu hiệu của Thổ vượng) đã được chữa khỏi bằng cách tắm ánh đèn màu xanh da trời (màu xanh là màu của Can, Can Mộc khắc Tỳ Thổ).
9. Vị chua
Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Vị của Can là vị chua”
– Thiếu dương, mùa xuân là mùa cây trái mới trổ, chưa chín, còn chua.
– Nôn ra nước chua là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng.
– Lưỡi cảm thấy chua là dấu hiệu Mộc của Tâm vượng.
– Muốn cho thuốc đi vào (quy kinh) Can, người ta thường tẩm thuốc với dấm (vị chua).
9. Phong khí
– Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Bệnh của mùa xuân là bệnh của Phong”.
– Theo sách ?Y Tông Kim Giám? : trên trời là phong, dưới đất là Mộc, ở người là Can, ở thể là cân.
– Phong khí có thể kết hợp với các tà khí khác gây ra Phong hàn (cảm lạnh), Phong nhiệt (cảm sốt)…
– Phong khí thông với Can khí vì thế nên phong khí gây bệnh đều ảnh hưởng đến Can Mộc.
– Nội Kinh : “Can ố Phong” và “Phong thương Can” (Can không thích gió và gió làm tổn hại Can).
– Tiến sĩ Felix Sulman, khoa sinh khí hậu học (Bioclimatologie) đại học Hadassah (Giêrusalem) nhận thấy :
+ Một số người cho rằng, họ thấy khó chịu và căng thẳng, rất dễ giận dữ khi có gió to (Phong khí làm Mộc khí phát động).
+ Gió có thể làm cho 1 số người đang bệnh, ban đêm không ngủ được. (Can tàng huyết, ban đêm huyết trở về Can, nay Mộc khí phát động, Can khí vượng lên, không tàng được huyết, gây khó ngủ).
+ Ở những vùng thường có gió mạnh thường xảy ra nhiều tai nạn xe hơi khi gió đó thổi tới. Trong thời kỳ có gió ấy, cũng thường xảy ra nhiều vụ tội phạm hơn, thậm chí có 1 số đi đến tự sát. (Mộc khí sinh Hỏa, Mộc khí gia tăng sự hoạt động).
– Mộc khí là nguồn năng lực của cơ thể để kháng lại với gió (Phong khí) gặp gió nhiều, Mộc khí sẽ bị suy yếu (mất sự đề kháng) sẽ gây bệnh.
– Người sợ gió là người có Mộc khí suy yếu.
– Can khí bất thường, Mộc khí gia tăng làm phong khí khởi phát sinh ra chứng Can phong nội động gây lác mắt, miệng méo, chân tay run giật …
– Nơi người Mộc khí suy, sẽ thấy dễ chịu vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm của Mộc khí vượng) và khó chịu vào buổi chiều, mùa thu (thời điểm của Mộc khí suy).
– Nơi người Mộc khí vượng sẽ thấy khó chịu vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm Mộc khí vượng) và dễ chịu vào buổi chiều, mùa thu (thời điểm Mộc khí suy).
THỒ KHÍ
A.- ĐẠI CƯƠNG
– Nơi đồ Thái cực, Thổ nằm ở giữa (trung ương), là nơi kết tụ tinh hoa của thức ăn rồi phân phối cho toàn cơ thể.
– Trong thiên nhiên, đất đai được ví như Thổ khí, là nguồn nuôi sống tất cả sinh vật, là Mẹ của muôn vật.
B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỒ KHÍ
a) Về cơ thể
1. Miệng môi
– Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : “Tỳ khai khiếu ở miệng”.
Thiên Ngũ Tạng Sinh thành? (TVấn 10) ghi : “Tỳ Vinh nhuận ra ở môi”.
– Trong hình Thái cực, miệng ở vùng giữa, thuộc Tỳ Thổ.
– Tùy theo dấu hiệu màu sắc, có thể biết được trạng thái bệnh của các cơ quan tạng phủ liên hệ.
+ Môi dầy, tốt, đầy đặn là dấu hiệu Thổ của Tỳ vượng.
+ Môi khô, nứt nẻ, lở, dộp là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Môi đen, thâm là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy.
+ Trong miệng lở dộp, viêm nhiễm là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Nướu chân răng sưng là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
+ Hàm cứng, co giật là dấu hiệu Mộc của Tỳ vượng.
+ Liệt mặt, miệng méo là dấu hiệu Mộc của Tỳ suy.
+ Râu ria rậm rạp, bóng láng là dấu hiệu Thủy của Tỳ sung mãn.
2. Nước miếng
Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Nước miếng là dịch của Tỳ”.
– Nước là biểu hiện của Thủy dịch, từ miệng chảy ra. Miệng ở giữa, thuộc Tỳ, do đó nước miếng có liên hệ với Tỳ.
– Nước miếng tự trào ra, ra nhiều là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy (hay gặp nơi người có giun hoặc người mất trí nhớ do di chứng não).
– Nước miếng khô, ít nước miếng, nước miếng đục là dấu hiệu Hỏa của Tỳ vượng.
– Bác sĩ Nakamura và cộng tác viên tại đại học Nagasaki (Nhật), sau khi thí nghiệm trên súc vật cho thấy, nước miếng có khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. (Các vết thương ở da, liên hệ với Phế Kim, vì theo Nội Kinh, da lông thuộc Phế dùng nước miếng, biểu hiện của Tỳ Thổ để điều chỉnh cho Phế Kim (da lông) chính là áp dụng nguyên tắc Dĩ thổ sinh Kim (Hư bổ mẫu vì Tỳ thổ sinh Phế Kim).
3. Cơ nhục
– Thiên ?Ngũ Tạng Sinh Thành (TVấn 10) ghi : “Tỳ sinh cơ nhục”.
– Thổ khí là nguồn năng lực chuyển hóa thực phẩm ]điều3 đi khắp nơi trong cơ thể để nuôi dưỡng và sinh ra cơ nhục (thịt).
– Người ăn nhiều chất bổ dưỡng mà vẫn gầy yếu là dấu hiệu Thổ khí suy, ngược lại, với thực phẩm đơn giản nhưng lại to béo là dấu hiệu Thổ khí sung mãn, như vậy, Thổ khí càng sung mãn thì khả năng chuyển hóa thực phẩm càng mạnh, ngược lại Thổ khí suy yếu thì dù thực phẩm đầy đủ chất bổ dưỡng cũng không được chuyển hóa thành tinh chất đem đi nuôi toàn cơ thể.
– Thổ khí suy kém làm cho thịt mềm, trương lực cơ giảm gây ra tứ chi mỏi mệt, bao tử sa, trực tràng sa, tử cung sa…
– Tùy theo vị trí vùng, cục bộ bị teo nhão, có thể biết được cơ quan tạng phủ liên hệ bị suy kém.
+ Chân hoặc tay trái bị teo nhão, mềm, liệt… là dấu hiệu Thổ của Tỳ và Can suy.
+ Chân, tay phải teo nhão, liệt yếu là dấu hiệu Thổ của Tỳ và Thận suy.
– Nếu có sự đột biến, phì đại cơ nhục ở 1 cục bộ… là dấu hiệu Thổ khí của vùng cục bộ đó vượng. Thí dụ : Bướu cổ lồi mắt (cường tuyến giáp trạng), Tuyến giáp có liên hệ đến Phế, vậy trường hợp này là do Thổ của Phế vượng.
b) Về chức năng
4. Tiêu hóa
– Thiên ?Linh Lan Bí Điển? (TVấn 8) ghi : “Tỳ là chỗ cơ bản của hậu thiên – Tỳ chủ tiêu hóa”.
– Cơ năng tiêu hóa gồm : Tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đi nuôi toàn cơ thể.
– Mọi triệu chứng về tiêu hóa đều có liên hệ đến Tỳ khí : Tỳ tiêu hóa tốt thức ăn được tinh lọc thành tinh chất nuôi cơ thể, Tỳ vận chuyển tốt, thức ăn được đưa đến mọi chỗ trong cơ thể, Tỳ hấp thu tốt thì các dưỡng chất biến thành sức sống nuôi cơ nhục. Ngược lại nếu Tỳ suy kém sẽ gây nên các chứng biếng ăn, mệt mỏi, tiêu chảy…
– Đưa thực phẩm vào (hướng tâm – từ Biểu vào Lý) là động tác của Tỳ Biểu tức là vị khí.
– Chuyển hóa thực phẩm thành tinh chất nuôi cơ thể là chức năng của Tỳ Lý tức Tỳ Khí.
– “Tỳ ố thấp” (Tỳ không ưa sự ẩm ướt), Tỳ khí yếu không vận hóa được Thủy thấp, thủy thấp đọng lại ở ruột gây ra ỉa lỏng, tiêu chảy, khó tiểu, Thủy thấp đọng lại ở phần da thịt gây ra phù.
5. Thống huyết
– Sách Nội Kinh : “Tỳ thống huyết, Huyết đi lên xuống chỉ nhờ ở Tỳ, Tỳ tưới khắp bốn bên”.
– “Máu được tạo nên do tinh chất được chuyển hóa từ thức ăn, máu lại vận chuyển khắp nơi để nuôi dưỡng cơ thể, do đó, Thổ khí có liên hệ đến sự vận hành khí huyết.
– Tỳ khí hư, không quản lý được huyết, huyết ra ngoài gây ra xuất huyết : Rong kinh, đại tiện ra huyết lâu ngày…
– Thổ khí suy yếu, sự lưu thông huyết bị trì trệ sẽ gây ra chứng tê, mỏi.
6. Suy tư
Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) ghi : “Ở chí của Tỳ là sự suy tư”.
– Tư là nhớ đến, nghĩ đến.
– “Tư thương Tỳ” (sự ưu tư làm hại Tỳ).
– Khi ăn uống mà phải nghĩ ngợi đến công việc gì, việc ăn uống kém phần ngon.
– Người hay suy nghĩ, tưởng nhớ đến 1 đối tượng nào quá nhiều,
thường bị hao gầy 1 cách nhanh chóng (hay gặp ở những người tương tư…).
– Hao gầy cơ nhục là dùng hiệu Thổ khí suy, hay gặp nơi người lao phổi. Hoặc những người bệnh lâu ngày, không ăn uống được.
– Những người được gọi là “vô tư” (không ưu tư) thường mập mạp, tròn trĩnh và ngược lại, người mập, tròn thường hay vô tư (vô lo).
7. Tư tưởng
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí ?(TVấn 23) ghi : “Tỳ tàng ý”. (Tỳ chứa ý nghĩ, tư tưởng).
– Theo Science News, số 37/1983, các nhà nghiên cứu đại học tổng hợp Nên Mexico theo dõi 260 người ở lứa tuổi 64-94 (40% trong số họ đã tốt nghiệp cao đẳng và tất cả có sức khỏe bình thường). Mục đích thí nghiệm là để kiểm tra giả thuyết cho rằng những người lớn tuổi có trình độ văn hóa cao, điều kiện vật chất dồi dào và được ăn uống bình thường, lại bị bệnh vì thiếu 1 số chất dinh dưỡng, do đó, người ta phát hiện thấy ở họ có sự rối loạn trí nhớ, 5-10% người thử nghiệm có tình trạng dinh dưỡng thấp đã thực hiện Test tồi hơn so với 90% người còn lại. Sau khi thí nghiệm, các nhà nghiên cứu thống nhất nhận định là dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng trí nhớ và tư duy.
– Người Thổ khí sung mãn thường có khả năng tập trung tư tưởng rất cao, suy nghĩ vững chắc và minh bạch.
– Người Thổ khí suy yếu, khó tập trung ý tưởng vào công việc, mau chán.
– Khi nghe nhạc, khi ăn uống đầy đủ, người ta thường cảm thấy làm việc được nhiều hơn, mang hiệu quả hơn. Trái lại, khi bụng đói, rất khó mà làm việc đạt hiệu quả.
8. Tiếng hát
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Tiếng của Tỳ là tiếng hát”.
– Các nhà nghiên cứu nhận thấy, cho súc vật nghe nhạc chúng ăn nhiều và đẻ nhiều hơn. Cây cối, khi nghe những loại nhạc êm dịu, mức độ tăng trưởng và ra hoa nhiều hơn nhưng khi nghe những loại nhạc mạnh, kích động, chúng tàn lụi và héo đi nhanh chóng, do đó, giữa Thổ khí và ca nhạc có liên hệ với nhau.
– Ca nhạc làm cho Thổ khí vượng lên, ngược lại khi Thổ khí vượng, người ta thường hát.
– Lúc đói, Thổ khí bị kích động người ta hát hay hơn, khi ăn no Thổ khí bị suy sụp (vì phải huy động để làm chức nằng tiêu hóa), khi đó, người ta cảm thấy nặng nề, tiếng hát èo uột, không có hồn.
– Bệnh viện Luân Đôn của Anh, tháng 10 năm 1984, trong 1 buổi báo cáo cho biết, họ đã dùng âm nhạc thay thuốc tê khi tiến hành mổ các sản phụ. Phương pháp mổ như sau : cho các sản phụ khó sinh vừa nghe bản giao hưởng số Năm của Bethoven vừa tiến hành phẫu thuật. Các sản phụ không thấy đau và ca mổ thành công. Các bác sĩ kết luận rằng phương pháp này chỉ thích hợp với phụ nữ dịu dàng. Có thể hiểu như sau : Khi nghe nhạc (Thổ vượng lên) làm kim vượng (Thở đều), Hỏa vượng (tuần hoàn tốt), Mộc suy ( các cơ bớt co thắt), Thủy suy (không trướng nước).
9. Mùi thơm
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Mùi của Tỳ là mùi thơm”.
– Thổ khí sung mãn thì hơi thở và da thịt tỏa mùi thơm, ngược lại Thổ khí suy yếu, da thịt, hơi thở tỏa ra mùi hôi thối (hay gặp nơi những người bệnh lâu ngày, ăn uống suy kém).
– Để cho thuốc vào Tỳ vị, người ta thường sao vị thuốc cho thơm.
– Khi gặp những mùi vị đắng, hôi thối (ngược với mùi vị của Tỳ), người ta thường có cảm giác buồn nôn hoặc muốn ói ra.
10. Vị ngọt
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Cam (ngọt) sinh Tỳ, và Vị của Tỳ là vị ngọt”.
– Miệng có cảm giác ngọt ngào là dấu hiệu Thổ của Tâm sung mãn.
– Miệng có cảm giác nhạt nhẽo là dấu hiệu Thổ của Tâm suy.
c) Về ngoại giới
11. Sắc vàng
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Sắc của Tỳ là sắc vàng”.
– Màu vàng bóng, sáng là dấu hiệu Thổ vượng.
– Màu vàng đục tối là dấu hiệu Thổ suy.
– Da vàng là dấu hiệu Thổ khí vượng, Tỳ tàng ý, Tỳ chủ sự suy tư, do đó, các dân tộc da vàng thường thiên về suy tư, vì thế, hầu hết các tư tưởng vĩ đại, những truyền thuyết cao siêu của nhân loại đều phát nguồn từ giống da vàng. Các bộ sách lớn : Nội Kinh, Kinh Dịch, Đạo Đức Kinh… là những bộ sách được cả thế giới công nhận.
– Muốn cho thuốc thấm nhanh vào Tỳ, người ta thường “sao vàng hạ thổ”.
12. Thổ khí và Thấp khí
– Sách Y Tông Kim Giám : Trên Trời là Thấp, dưới đất là Thổ, ở người là Tỳ, ở Thổ là Nhục.
– Thấp khí là khí ẩm thấp, có nhiều hơi nước.
– Thổ khí ở người là khả năng đề kháng lại với Thấp khí, thấp khí nhiều sẽ làm Thổ suy.
– Nội Kinh : “Tỳ ố thấp và Thấp thương Tỳ”.
– Nếu thấp khí nhiều quá, Thổ khí không đủ sức chống lại, thổ khí sẽ bị suy kém làm cho máu huyết không lưu thông được gây nên Tê mỏi, vì Tỳ có chức năng thống huyết.
– Huyết bị ứ đọng lại sẽ gây nên đau nhức vì “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”, (lưu thông thì không đau, đau là không thông).
– Tỳ có chức năng vận hóa Thủy thấp nếu thổ khí suy yếu, thấp khí đọng lại ở cơ nhục sẽ gây nên chứng Thủy thũng với cảm giác tê mỏi, nặng nề.
– Chứng Cổ trướng (bụng sưng to) là dấu hiệu Thổ khí suy trầm trọng.
– Thổ khí ứng với Trung ương, buổi chiều, nên vượng lên trong thời gian đó. Người thổ khí suy sẽ thấy thuyên giảm vào buổi chiều, nhưng sẽ trầm trọng vào buổi sáng, mùa xuân (thời điểm của Mộc khí vượng, Mộc khắc Thổ).
THỦY KHÍ
A.- ĐẠI CƯƠNG
– Nhìn vào đồ Thái cực, Phương Bắc, Mùa Đông, buổi tối khuya là dấu hiệu của Thái âm, âm khí ngự trị hoàn toàn, trời đất u tối, lạnh lẽo, cảnh vật điêu tàn, thê lương, tất cả đang đi vào cõi chết, trong khi đó, mọi sinh vật đều lo ẩn núp, trốn tránh cái lạnh lẽo giá buốt của âm khí để cố duy trì và bảo tồn dương khí còn lại, tránh khỏi bị tiêu diệt, để chờ đợi mùa xuân (khởi đầu Thiếu Dương) để phát triển Dương khí đem lại sức sống. Dương khí ở nơi người chính là Thủy khí.
– Thủy khí là nguồn năng lực tàng trữ trong con người, nhằm duy trì sự sống trong tình trạng Thái âm hủy diệt.
– Thủy khí tương ứng với Thái âm, là do nguồn năng lực phát xuất từ Thận, do đó Thận có liên hệ nhiều đối với Thủy khí.
B.- NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA THỦY KHÍ
a) Về cơ thể
1. Tóc
– Thiên ?Thượng Cổ Thiên Chân Luận? (TVấn 1) ghi : “Thận suy, tóc rụng”.
– Về già, Thủy khí suy, tóc người trở nên bạc, rụng, mất vẻ bóng láng, do đó, giữa tóc và Thủy khí có liên hệ với nhau.
– Huyết do tinh sinh ra, tinh tràng trữ ở Thận, tóc là sản phẩm “thừa ra” của huyết, được huyết nuôi dưỡng, Thận suy không sinh được huyết, tóc sẽ rụng… do đó Thận là căn nguyên của tóc.
– Tóc xanh, óng, dầy, đen huyền, tóc mây… là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.
– Tóc khô, rụng, bạc là dấu hiệu Thủy khí suy kém.
– Theo H.Roenigk (Mỹ), hiện nay, số người bệnh rụng tóc trên thế giới rất đông, chỉ riêng ở Mỹ đã tới 20 triệu người, nguyên nhân chủ yếu là do họ hay sợ hãi (sợ mất công ăn việc làm, sợ bị hủy diệt bởi vũ khí hạt nhân…). Theo Nội Kinh, sự sợ hãi làm hại Thận (Khủng thương Thận), Thận suy làm tóc bạc, rụng. Tục ngữ cũng có câu : “Lo bạc râu, Sầu bạc tóc”.
– Có nhiều trường hợp đặc biệt, 1 số người trải qua những biến động kinh hãi, thủy khí suy sụp nhanh chóng, tóc và lông mày của họ trở nên bạc trắng trong 1 thời gian ngắn. Trong cuốn “Chúng tôi sẽ chết như sống” do NXB Cầu Vồng, Maxcơva, xuất bản năm 1985, tác giả Anatoli Gôlubếp có kể rằng : bạn ông, ông Tơsurin bị bạc trắng tóc trong 1 đêm, khi vượt qua trận tuyến Satarưigugiơ. A. Caren, trong cuốn : “L? homme cet inconnu” (Con người, 1 đối tượng chưa hiểu được) kể : Trong trận thế chiến 1914 – 1918, 1 người đàn bà người Buổi, bị quân Đức kết án tử hình, đêm hôm trước ngày bị xử bắn, tội nhân bỗng trắng xóa mái tóc. Trong “Đông châu liệt quốc” cũng kể : Ngũ Tử Tư, 1 đêm lo nghĩ cách trốn thoát qua cửa ải nước Sở, đã bạc cả mái tóc đến nỗi lính canh ải không nhận ra.
2. Tai và thính giác
– Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : “Thận khai khiếu ở Tai”.
– Thủy khí sung mãn thì thính giác tinh, có thể nghe được những âm thanh nhỏ và xa.
– Thủy khí suy yếu thì thính giác sút giảm : nghe không rõ, ù tai, lãng tai, điếc, tai kêu như ve, lùng bùng trong tai…
– Uống thuốc lợi tiểu, đi tiểu nhiều thấy mệt, tai lùng bùng. (Thủy suy).
– Những người già, người bệnh nặng, sốt rét… Thủy suy thường thấy ù tai.
3. Xương và răng
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Thận chủ cốt”, và “Phần thừa của xương là răng”.
– Về già, vào mùa lạnh, người ta thường thấy đau nhức trong xương, ê ẩm trong răng, răng long, rụng… Do đó, giữa xương răng và Thận có liên hệ với nhau.
– Thận ố hàn (Thận ghét lạnh), người đang đau nhức răng và xương, uống nước đá vào thấy đau và nhức hơn.
– Nhức, lạnh trong xương, lạnh cột sống trong chứng sốt rét, cảm giác như kiến bò, giòi bọ rúc trong xương… của những người ghiền xì ke ma túy, là dấu hiệu của những người Thủy khí suy.
– Nóng trong xương, viêm xương là Hỏa của Thận vượng.
– Những người gẫy xương, trong thời gian chờ xương lành lại, nếu giao hợp nhiều, mất tinh dịch làm Thận thủy suy sụp. Thận suy, không sinh được xương rất lâu lành.
– Thận chủ sự phát dục, Thủy khí suy làm sự phát dục của cơ thể giảm sút gây ra hiện tượng chậm mọc răng, chậm lớn, xương mềm yếu, tóc thưa…
– Răng chắc, to, bóng láng là dấu hiệu Thủy khí sung mãn.
– Răng long, đen đục, ê nhức … là dấu hiệu Thủy khí suy.
– Những người tiếp xúc nhiều với hàn khí (nước đá, nước lạnh…) làm cho Thủy khí suy (Thận ố hàn) dễ sinh ra hư, gẫy, rụng răng…
– Các nhà nghiên cứu trường đào tạo bác sĩ nha khoa ở Philađenphia (Mỹ) cho rằng : “Stress” (khủng hoảng, sợ hãi, cảm xúc…) mãn tính có khả năng gây hỏng răng. Khủng thương Thận, do đó, sợ hãi… có thể làm hỏng răng được.
Bác sĩ Stanley Cobb chuyên gia về thần kinh, cho rằng, sự lo âu, sợ hãi, liên quan mật thiết với các triệu chứng gây ra bệnh thấp khớp.
– Theo Tạp chí Prirôda (Ý), sau khi nghiên cứu 340 người từ 40-80 tuổi thấy rằng, người hút thuốc lá loãng xương mạnh hơn (hút thuốc làm kim suy, Kim suy không sinh được Thủy).
4. Nước tiểu
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Nước tiểu là dịch của Thận”.
– Nơi người già Thủy khí suy yếu, vào mùa đông, buổi tối, những ngày mưa các cụ thường đi tiểu nhiều, do đó, nước tiểu và thủy khí có liên hệ với nhau.
– Đi tiểu nhiều lần, nhất là tiểu đêm, nước tiểu nhiều và trong là dấu hiệu Thủy của Thận suy.
– Ít tiểu, nước tiểu đỏ, tiểu ít nước, tiểu ra máu là dấu hiệu Hỏa của Thận vượng.
– Bí tiểu vì bọng đái không co thắt là dấu hiệu Mộc của Thận suy.
– Đái gắt, (Tiểu nhiều lần, mỗi lần ra ít nước tiểu) do sự quá co thắt của Bàng quang là dấu hiệu Mộc của Thận vượng.
– Người Thận Thủy bình thường, uống nước vừa đủ khi khát, không đi tiểu quá 4 lần 1 ngày.
– Bác sĩ Bedrich Nejedly, khoa hóa sinh tỉnh Klando (Tiệp Khắc) cho biết : có sự liên hệ giữa việc uống ít nước và bệnh thận. Uống quá ít nước, độ đậm đặc của nước tiểu trong Thận tăng lên và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây viêm nhiễm đường tiểu. Đây là dấu hiệu hỏa của Thận vượng do Thủy khí của Thận không đầy đủ do thiếu nước cung cấp.
– Tại Thượng Hải, các nhà nghiên cứu đã chiết từ nước tiểu ra 1 loại men có tên là Urokinaza (chống đông máu) để trị bệnh huyết khối, tắc mạch máu Phổi. Nhồi máu cơ tim. Nó còn có tác dụng hòa tan những cục máu nghẽn là vật cản trong hệ thống tuần hoàn. Dùng nước tiểu (biểu hiện của Thận Thủy để điều trị bệnh ở Tâm hỏa là áp dụng luật tương khắc, Thủy khắc Hỏa).
5. Tinh dịch
– Thiên ?Bản Thần? (LKhu 8) ghi : “Thận tàng tinh”.
– Tinh khí thật ra do tinh hoa 5 khí của Ngũ hành kết lại chứ không phải chỉ do 1 mình Thận, dù Thận giữ vai trò chủ yếu, do đó, nếu tổng trạng suy nhược, tinh dịch không thể sinh ra nhiều được.
– Ngược lại, đa dục (ham mê tửu sắc quá độ) làm mất tinh dịch quá nhiều, sẽ có thể làm cho cơ thể suy nhược.
– Làm mất nhiều tinh dịch hoặc tinh dịch không đủ, có thể gây nên các chứng bệnh bất lực, hiếm muộn con cái.
– Theo các nhà nghiên cứu : Tắm ngồi lâu trong bồn nước nóng, âm nang nóng liên tiếp, lượng tinh trùng sẽ giảm xuống gây ra tình trạng vô sinh (đây là hiện tượng của Hỏa (nước nóng) làm hại Thủy (tinh dịch). Muốn sản sinh tinh trùng, dịch hoàn phải có nhiệt độ 3505 – 360 nghĩa là thấp hơn thân nhiệt bình thường 1 – 105. Y học phát hiện rằng, khi âm nang nóng lên sẽ gây trở ngại cho việc tạo ra tinh trùng.
– Theo các nhà nghiên cứu, người nghiện thuốc lá nặng cũng giảm số lượng tinh trùng. Mỗi ngày hút khoảng 30 điếu thuốc lá thì 51/100 lượng tinh trùng bị tiêu diệt. Đây là nguyên tắc tương sinh của Ngũ hành : Hút thuốc nhiều làm Kim suy, Kim suy không sinh được Thủy.
– Mộng tinh : Xuất tinh trong lúc ngủ mộng. chứng này tuy do Thận Thủy suy (tinh tiết ra) nhưng thường chủ yếu do Tâm hỏa vượng. Cơn mộng trong giấc ngủ là dấu hiệu Hỏa của Tâm vượng (vì Tâm tàng thần) Tâm hỏa vượng phản khắc Thận Thủy gây ra. Nếu mộng tinh quá nhiều lần, tinh dịch sẽ hao mòn, đưa đến toàn thể các tạng suy yếu, nhất là Thận Thủy, sinh ra chứng Di tinh hoặc Tiết tinh (Tảo tinh).
– Di tinh : Tinh dịch chảy ra tự nhiên, đây là dấu hiệu Thủy của Thận suy trầm trọng. Ở những người bệnh nặng, nếu tinh tự xuất ra là dấu hiệu người bệnh sắp chết vì Thủy của Thận suy kiệt hoàn toàn, không giữ tinh được.
– Tảo tinh : Tinh tiết quá sớm khi giao hợp. Thường do Thủy của Thận suy, nhưng cũng có khi do Hỏa của Tâm vượng phản khắc lại Thận thủy khiến xuất tinh sớm.
– Liệt âm, liệt dương : Triệu chứng suy nhược hoặc bất lực của bộ phận sinh dục nam nữ, đó là dấu hiệu Thủy của Thận suy, chủ yếu là Mộc của Thận suy, đồng thời còn là dấu hiệu của sự suy nhược toàn bộ.
– Người Thận thủy vững vàng, không bị tình dục chi phối và khi giao hợp thì lại hoàn tất 1 cách tốt đẹp. Trái lại người Thận thủy suy, Tâm hỏa vượng thì luôn luôn bị tình dục ám ảnh và thường thất bại khi giao hợp như liệt dương, liệt âm, tảo tinh, lạnh cảm… để rồi sinh ra nhiều tật xấu như thủ dâm, thị dâm, loạn dâm, bạo dâm… làm mất cả phẩm cách.
b) Về chức năng
6. Trí nhớ
– Khi còn trẻ, trí nhớ mạnh mẽ, đầy đủ, ngược lại, đến tuổi già, thủy khí suy yếu, trí nhớ cũng từ đó trở nên tồi tệ, vậy giữa thủy khí và trí nhớ có sự liên hệ với nhau.
– Các nhà nghiên cứu cho là trí nhớ con người giảm từ từ và đều đặn từ 50 – 60 tuổi, bác sĩ Albert, bệnh viện tâm thần Massachusetts nhận thấy : người ở 60 tuổi trở đi, thường gặp 2 khó khăn :
+ Khó khăn về ngôn ngữ : khó gọi đúng tên người muốn gọi.
+ Khó khăn về trí nhớ : khó nhớ 1 lúc 2 việc cần làm trở lên.
– Các nhà khoa học ở đại học thành phố Berkeley cho rằng ở tư thế nằm dễ nhớ hơn, lý do là do máu dồn lên não.
– Theo tuần báo Liên Xô, tại Nhật, theo các số liệu thống kê của cục đường sắt cho thấy : Trong những tháng oi bức, người ta hay bị quên hơn cả. Từ đầu tháng 5 hành khách bắt đầu dễ quên, vào tháng 8, thời tiết nóng bức đến độ mức đồ vật bỏ quên nhiều gấp 2 lần tháng giêng (nóng bức là biểu hiện của Hỏa vượng, Hỏa phản khắc lại Thủy làm Thủy suy, ảnh hưởng đến trí nhớ).
– “Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), theo New Scientist số 3-1983, các nhà nghiên cứu đại học Washington (Mỹ) phát hiện thấy Shốc tâm lý (đặc biệt là sự sợ hãi) là nguyên nhân gây ra mất trí nhớ.
– Tại Liên Xô, 1 số trường học đã dùng bóng đèn màu tím, vì ánh sáng màu tím được coi là có lợi cho sự phát triển trí tuệ của học sinh.
7. Ý chí
– Thiên ?Tuyên Minh Ngũ Khí? (TVấn 23) ghi : “Thận chủ ý chí”.
– Trong châm cứu huyệt vị, ngang với huyệt Thận du là huyệt Chí thất (chí là ý chí, Thất là chỗ chứa nhỏ), vậy giữa Thận và ý chí có liên hệ mật thiết.
– Người điềm Tỉnh, hành động vững vàng trước những biến động hiểm nghèo là người có Thủy khí sung mãn.
– Người Thủy khí suy yếu, thiếu hẳn ý chí : không thể quyết định dứt khoát, không có lập trường.
8. Sự sợ hãi :
– Nội Kinh : “Ở chí của Thận là sự sợ hãi”.
– Người Thận thủy suy thường hay sợ hãi.
– Khủng thương thận (sự sợ hãi làm hại Thận), những biến động hăm dọa tính mạng đời sống con người, làm thủy khí suy.
– Alexis Carel, trong “Con người, 1 đối tượng chưa hiểu hết”, có kể lại 1 trường hợp phụ nữ, vì quá hãi sợ và từ lúc đó, bà không thấy lại kinh nguyệt hàng tháng của mình nữa. (Kinh nguyệt có liên hệ với Thận, thận suy, ảnh hưởng đến kinh nguyệt).
9. Lạnh
– Thiên ‘Ngũ Duyệt Ngũ Xứ’ (LKhu 37) ghi : “Thận ố hàn” (thận ghét lạnh).
– Về mùa đông, đêm khuya (thời điểm của Thái âm), người ta cảm thấy lạnh. Vậy giữa lạnh và thủy khí có liên hệ với nhau.
– Sờ ngoài da thấy lạnh là Thủy của Thận ở phần Biểu suy (Biểu là phần bên ngoài).
– Người bệnh cảm thấy lạnh nhất là 2 bàn chân, lạnh trong cột sống, lạnh từ trong lạnh ra, dù sờ ngoài da không thấy lạnh là dấu hiệu Thủy của Thận suy ở lý (phần bên trong thuộc Lý).
– Tùy theo cảm giác lạnh ở vùng nào có thể suy ra cơ quan, cục bộ có rối loạn.
+ Thấy lạnh vùng lưng, chân… là dấu hiệu Thủy của Thận suy.
+ Thấy lạnh vùng trán… là dấu hiệu thủy của Tâm suy…
Thận ố hàn do đó, để bảo vệ thận, thường xuyên tránh tiếp xúc của Hàn khí (thời tiết lạnh, nước đá lạnh…). Mặc ấm chống lạnh để bảo vệ Thủy khí của cơ thể.
10. Sự run rẩy
-Thiên ?Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận? (TVấn 5) ghi : “Ở sự biến động của Thận là run rẩy”.
– Khi lạnh quá hoặc khi sợ hãi quá người ta thường run rẩy, vậy run rẩy có liên hệ với thủy khí.
– Người hay run rẩy tung biến động là người có thủy khí suy.
11. Tiếng rên rỉ, hắt hơi
– Thiên ?Ngũ Duyệt Ngũ Sứ? (LKhu 32) ghi : “Rên rỉ, hắt hơi là tiếng của Thận”.
– Những người bị rét hoặc đang lên cơn kinh hãi thường hay run rẩy và rên rỉ.
– Người ta thường hay hắt hơi vào những ngày mưa, thời tiết lạnh, gió lạnh vào sáng sớm… là dấu hiệu Thủy của Phế suy (vì chứng này thường gây ra kéo dài, mãn tính, do đó, thường là do kim suy kéo theo Thủy suy và Mộc vượng).
12. Sắc đen
– Thiên ‘Âm Dương Ứng Tượng Đại Luận; ghi : “Sắc của Thận là sắc đen”.
– Sắc của Thái âm, buổi tối, mùa đông là sắc đen.
– Sắc đen sáng, bóng là dấu hiệu thủy khí sung mãn. Thực tế cho thấy những người da đen, da bánh mật là những người thủy khí sung mãn, khả năng tình dục của họ rất caop.
– Sắc đen u ám là dấu hiệu của thủy khí suy, thường gặp nơi những người bệnh lâu ngày, sốt rét, ghiền xì khe, ma túy…
– Quan sát khuôn mặt nơi đồ hình Thái cực ta thấy :
+ Cằm có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Thận suy.
+ Trán có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tâm suy.
+ Mũi có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Tỳ suy.
+ Má trái có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Can suy.
+ Má phải có sắc đen tối là dấu hiệu Thủy của Phế suy.
– Bệnh viện Axiaphânphao (CHDC Đức) thấy rằng những người hay bị đau đầu và co thắt mạch (dấu hiệu của Hỏa vượng) bao giờ cũng thích lựa chọn màu xanh đen và 60% người bị bệnh Cường tuyến giáp (bệnh bướu cổ lồi mắt – Badơđô (Basedow) đặc biệt ưa thích màu tím.
– Da đen bóng, phản ảnh Thủy khí sung mãn, người có sắc da đen bóng là người thủy khí sung mãn. Thận thủy có liên hệ đến sinh dục, vì thế dân tộc da đen thường mạnh về tình dục.
13. Hàn khí và thủy khí
– Sách Y Tông Kim Giám : Trên trời là Hàn dưới đất là Thủy, ở người là Thận, ở thể là cốt, Hàn khí thông với thận, do đó, những bệnh do Hàn khí gây ra đều liên hệ với Thận.
– Hàn khí là khí lạnh, hay gặp vào mùa đông, phương Bắc, tối khuya và trong kỹ nghệ lạnh.
– Hàn khí là nguồn năng lực cần thiết để chống lại Hỏa và Nhiệt khí làm cho mát dịu. Tuy nhiên, nếu hàn khí quá mạnh thì sự mát mẻ dễ chịu sẽ nhường chỗ cho sự lạnh lẽo, khó chịu.
– Thủy khí là nguồn năng lực của cơ thể chống lại Hàn khí, nếu thủy khí suy, không chống lại được Hàn khí sinh ra lạnh lẽo.
– Nước là biểu hiện của thủy khí, có tính Hàn, dùng để chống lại Hỏa khí và Nhiệt khí, tuy nhiên, vì tính hàn của nó nên cũng có thể làm cho Thủy khí suy (Thận ố hàn), nhất là nước đá lạnh. Uống nhiều nước, gây đi tiểu nhiều vì Thận phải làm việc nhiều dẫn đến tình trạng Thủy khí suy. Do đó, chỉ nên uống nước khi cần thiết và khát thôi.