Logo

Đề phòng ngộ độc thực phẩm do ăn CÁ HỒNG và cá biển nói chung

Lượt xem: 284 Ngày đăng: 24/11/2020

Ngộ độc hải sản nói chung và cá biển nói riêng thường xuyên xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là những vùng ven biển.

Cá Hồng gây ngộ độc tại Xuyên Mộc

Ngày 20/7/2020 tại huyện Xuyên Mộc có 02 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá Hồng được đánh bắt tại vùng biển Lagi Bình Thuận, làm 23 người nhập viện với các triệu chứng: Mệt, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.

Theo báo cáo số 57/BC-ATTP ngày 11/8/2020 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc báo cáo kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Xuyên Mộc do ăn cá Hồng.

Đoàn điều tra đã tiến hành lấy mẫu, bao gồm 02 lát còn lại của gia đình (khoảng 200gram) và 01 con cá Hồng còn nguyên, trọng lượng 2500 gram, tất cả cá đang trong tình trạng đông đá được bảo quản trong tủ lạnh. Tất cả mẫu được gửi về Viện Hải Dương học Nha Trang, nhằm định danh loài cá và định lượng độc tố Ciguatera trên mẫu thử.

Kết quả phân tích ngày 3/8/2020 của Viện Hải Dương học Nha Trang cho thấy: Phương pháp phân tích Thử nghiệm trên chuột thì:

– Mẫu cá hồng cắt lát có Độc tính: 6.25MU/100g

– Mẫu cá hồng nguyên con có  Độc tính: 3,25MU/100g

Do đó, Mẫu cá hồng nguyên con và cá hồng cắt lát chứa chất ciguatera, vượt ngưỡng an toàn sử dụng theo phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột.

 Cá Hồng là loại thủy sản ăn tảo, chỉ có những loại cá Hồng ăn phải một số loài tảo có chứa độc tố sinh sống ở các rạn san hô ven bờ biển, các vùng nước ấm, khi cá ăn tảo có độc, cá có thể tích tụ độc tố trong cơ thể và có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng. Ngộ độc ciguatera từ cá là một loại ngộ độc do ăn phải cá biển đã tích tụ độc tố ciguatoxins trong chế độ ăn của chúng.

* Độc tố thường gặp: Ciguatoxins được tích lũy qua chuỗi thức ăn.

– Thành phần độc tố: Tùy thuộc vào nơi sống

  + Cá sống ở vùng biển Thái Bình Dương có dạng độc tố chính là: Pacific – Ciguatoxins (P-CTXs).

  + Cá ở Việt Nam: CTX1-B.

– Hàm lượng độc tố: Có thể thay đổi theo từng cá thể.

– Ciguatoxins là chất bền nhiệt, không bị mất độc tính khi đun nấu.

 Khi ăn cá Hồng có độc chất

– Việc ngộ độc Ciguatera bắt đầu từ 2 giờ đến 30 giờ sau khi ăn phải cá độc. Người bị ngộ độc có các triệu chứng chủ yếu: Tê liệt kèm theo ngứa lưỡi, môi và cổ họng; có cảm giác khó chịu và buồn nôn, đôi khi dẫn đến nôn mửa.

*Các triệu chứng lâm sàn bao gồm:

          + Tiêu hóa: đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy

          + Thần kinh: ngứa da, rối loạn cảm giác (đảo ngược các cảm giác nóng và lạnh, cảm thấy như bị đốt hoặc như sốc điện khi tiếp xúc với nước alnh5 hoặc các vật), tê và ngứa ran ở các chi.

          + Tim mạch: mạch đập loạn, giảm huyết áp, chậm nhịp tim.

– Triệu chứng chung: yếu toàn thân dai dẳng, đau khớp và cơ, nhức đầu, chóng mặt, run và đổ mồ hôi nhiều.

Nguồn: Chi cục ATVSTP Bà rịa Vũng Tàu từ Trang thông tin điện tử Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng