Cây thuốc – Cây cảnh phong thủy của mọi nhà “Ngũ gia bì chân chim”
Lượt xem: 477 Ngày đăng: 26/05/2020
* Tên cây. Ngũ gia bì chân chim, cây chân vịt, cây sâm nam…
* Họ khoa học. Họ Ngũ gia bì = Họ Nhân sâm
* Đặc điểm thực vật. Cây được trồng nhiều để làm thuốc và làm cảnh, có chiều cao trung bình 2-8 m.Lá kép chân vịt, khoảng 6-8 lá chét hình trứng, mọc so le nhau, hoa mọc thành chùm màu trắng và nhỏ, quả mọng hình cầu khi chín có màu tím đen, đường kính 3-4mm bên trong có khoảng 6-8 hạt.
* Phân bố. Ngũ gia bì được trồng ở miền nam Trung Quốc, tập trung ở các tỉnh như Chiết Giang, Quảng Tây, Phúc Kiến, Tây Tạng, Hồ Nam. Còn được trồng ở Hồng Công, Malaysia, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và được di thực về Việt Nam từ lâu được trồng làm thuốc và cây cảnh phong thủy.
* Bộ phận dùng làm thuốc. Vỏ thân cây, vỏ rễ.
* Thu hái – sơ chế. Chỉ thu hái những cây trên 10 năm tuổi, tiến hành bóc vỏ và đem thái mỏng, phơi khô. ( có thể sao qua )
* Bảo quản. Để nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
* Thành phần hoá học. Vỏ thân có chứa 0,9 -1% tinh dầu, vỏ rễ có chứa saponin.
* Tính vị. Vị cay, đắng, tính ôn.
* Quy kinh. Quy vào 3 kinh. Phế – can – thận.
* Công năng. Minh mục, ích tinh, tăng trí nhớ, mạnh gân xương, bổ trung tiêu. Dưỡng thận, bổ ngũ lao, trừ phong thấp, hoá đàm.
* Chỉ trị. Chữa đau nhức xương khớp, tăng sức bền cơ thể (được coi như 1 vị sâm nam), dùng cho người đau nhức xương khớp, người bị co quắp chân tay, bại liệt, người suy nhược cơ thể, người yếu sinh lý thận hư yếu, người hay quên, ngoài ra còn làm sáng mắt.
* Liều dùng. Liều dùng từ 10-20 gam, dạng sắc uống hoặc dùng ngâm rượu ( có thể kết hợp với một số vị thuốc khác )
Dược sỹ Mai Lê