Logo

6 bệnh tiêu hóa ở trẻ em phổ biến và cách phòng tránh

Lượt xem: 115 Ngày đăng: 24/02/2021

Bệnh lý về tiêu hóa là một trong các bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, là nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm sức khỏe của các bé. Bệnh tiêu hóa ở trẻ em rất đa dạng xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau, triệu chứng cũng không giống nhau. Mỗi loại bệnh sẽ có sự tác động đến sức khỏe và quá trình của bé một cách riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân và các bệnh tiêu hóa phổ biến ở trẻ nhỏ qua bài viết dưới đây.

  1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu hóa ở trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là do chức năng tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh. Từ đó tạo điều kiện xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra còn có thêm các nguyên nhân khác như: do bệnh lý của trẻ, chế độ ăn bị thay đổi, dùng thuốc không khoa học… Đặc biệt, ở lứa tuổi mà trẻ bắt đầu ăn dặm (ngoài 6 tháng), trẻ bắt đầu tiếp xúc với các loại thực phẩm mới, lạ dễ xuất hiện rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng điển hình như: nôn, trớ, trướng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy… Vậy nên các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ những nguyên nhân và triệu chứng của những bệnh tiêu hóa ở trẻ em.

  1. Các bệnh tiêu hóa ở trẻ em phổ biến

2.1. Tăng bạch cầu ái toan (EGID) dẫn đến bệnh tiêu hóa ở trẻ em

Tăng bạch cầu ái toan (EGIDs) là hiện tượng rối loạn từ việc các tế bào bạch cầu dư trong đường tiêu hóa. Việc này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng viêm và sưng, đau và khó chịu dạ dày. Việc ăn uống của trẻ cũng sẽ gặp khó khăn hơn nhiều.

Hiện nay y học chưa có cách chữa căn bệnh này. Tuy nhiên bạn có thể cho trẻ uống những loại thuốc có thể làm giảm số lượng tế bào bạch cầu ở đường tiêu hóa như steroid và thuốc làm giảm các triệu chứng kèm theo. Phụ huynh nên hạn chế một số loại thực phẩm có thể gây ra dị ứng cho trẻ thiết lập một chế độ ăn khoa học và hợp lý. Với trường hợp bệnh nặng bạn có thể đưa bé đến bệnh viện theo dõi và điều trị.

2.2. Bệnh Celiac

Với bệnh celiac khi mắc thì sẽ không thể tiêu hóa gluten – là một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch… Nó có khả năng phá hủy ruột non đồng thời làm cho sự hấp thụ dinh dưỡng bị yếu đi. Cơ thể không nhận được các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, kém phát triển. Với trường hợp trẻ mắc bệnh Celiac thì không nên sử dụng thực phẩm có gluten trong chế độ ăn. Vì nó có thể giúp ngăn ngừa và phục hồi tồn thường của ruột non. Hiệu quả có thể hiện rõ trong vài ngày thực hiện.

2.3. Viêm đại tràng – Bệnh tiêu hóa ở trẻ em thường gặp

Viêm đại tràng là bệnh ” quốc dân” ở lứa tuổi trẻ lớn hoặc thiếu niên. Hai chứng rối loạn tiêu hóa chính của căn bệnh này là:

– Viêm loét đại tràng dẫn tới hiện tượng sưng ở đại tràng;

– Biến chứng bệnh Crohn có khả năng tác động đến bất kỳ bộ phận nào của đường tiêu hóa.

Triệu chứng thường gặp là đi ngoài ra máu, phân lỏng và đau bụng. Ngoài ra viêm đại tràng cũng có khả năng làm trì hoãn sự phát triển của tuổi dậy thì ở trẻ. Triệu chứng phụ có thể gặp như đau khớp, sỏi thận, ngứa mắt, bệnh gan và xương yếu, dễ vỡ.

Khi phát hiện khác triệu chứng của bệnh nên đến phòng khám, bệnh viện gần nhất để kiểm tra và điều trị. Tùy điều kiện cơ thể bệnh nhân bác sĩ có thể thay đổi chế độ ăn kiêng, đơn thuốc phù hợp.

2.4. Bệnh lồng ruột

Lồng ruột là bệnh xảy ra khi một phần ruột gấp đè trên một phần khác. Căn bệnh này thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh này trẻ thường sẽ có cảm giác đau, sưng và mệt mỏi ở phần ruột. Bệnh này xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trong đường tiêu hóa. Phụ huynh có thể cho trẻ uống chất lỏng như nước hoặc hít khi để không bi lồng ruột. Nếu không hiệu quả thì bạn cần đưa trẻ đến đơn vị khám gần nhất để gỡ hoặc cắt.

2.5. Chứng xoắn ruột

Chứng xoắn ruột là hiện tượng ruột của trẻ tự xoắn, ngăn cản việc thải chất thải ra ngoài. Cũng có trường hoặc xoắn ruột dẫn đến đường dẫn máu bị đứt. Khi trẻ bị bệnh thì cần phải phẫu thuật ngay.

2.6. Hội chứng ruột ngắn

Khi ruột ngắn thì hệ tiêu hóa không có đủ ruột để hấp thu các chất dinh dưỡng. Nguyên nhân chính là do bẩm sinh với phần ruột bị ngắn. Biện pháp giải quyết hội chứng này là thực hiện phẫu thuật để loại bỏ một phần ruột. Một số nguyên nhân khác dẫn đến hội chứng ruột ngắn là:

– Trẻ bị bệnh Crohn. Đặc biệt là hồi tràng và đại tràng là hai bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất.

– Trẻ bị bệnh lồng ruột, làm giảm lưu lượng máu đến ruột

– Bị tổn thương vùng ruột

– Ung thư

– Tiêu chảy diễn ra thường xuyên

Hậu quả của bệnh này điển hình như suy dinh dưỡng, mất nước, sỏi thận…

  1. Vì sao cần phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ em?

Trong những năm tháng đầu các cơ quan đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ đều có đề kháng rất yếu. Đó là điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây ra một số bệnh ở trẻ.

Khác với người lớn, cơ thể trẻ em có đề kháng yếu nên việc điều trị bệnh cũng rất khó khăn. Ngoài ra, khi bị bệnh thì hiện trạng sức khỏe sẽ rất nhanh bị suy giảm. Ảnh hưởng đặc biệt là cân nặng, tác động trực tiếp  đến sự phát triển về cơ thể và trí tuệ của trẻ.

Đối với bệnh về hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ, khi mắc phải điều đầu tiên chúng ta nên làm là đưa trẻ đi khám. Hạn chế tự cho trẻ uống thuốc vì việc phải dùng đến thuốc rất hại đến cơ thể trẻ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ tránh trường hợp dùng thuốc nên làm trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài. Khi đó việc hồi phục sức khỏe cho trẻ sẽ rất khó khăn.

Vậy các bậc phụ huynh nên chủ động phòng bệnh cho con để bảo vệ sức khỏe bé tốt nhất có thể. Đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, vì nó là bệnh rất dễ mắc và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Chỉ cần một sự sơ ý hay chủ quan của phụ huynh khi thay đổi rất nhỏ trong chế độ dinh dưỡng, hoặc thực phẩm không hợp vệ sinh cũng có thể làm trẻ bị bệnh. Câu hỏi đặt ra phải làm sao để phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ?

  1. Biện pháp phòng bệnh đường tiêu hóa ở trẻ?

Trước khi phòng ngừa bệnh thì cần tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến bệnh là gì? Các nguyên nhân chủ yếu thường gây bệnh đường tiêu hóa điển hình như thực phẩm bị nhiễm bẩn, bị bệnh do kháng sinh, chế độ ăn uống không khoa học và điều độ,…

Để phòng bệnh tiêu hóa ở trẻ em một cách tốt nhất thì phụ huynh cần cho trẻ ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý. Nên lưu ý đến việc chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, lịch ăn uống đúng giờ và hợp vệ sinh.

Một nguyên nhân khác như bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Lúc đó số lợi khuẩn bị hao hụt, tỉ lệ ít hơn vi khuẩn gây hại. Lúc này nên bổ sung thêm cho trẻ lợi khuẩn nhiều hơn.

Các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ là tình trạng không thể chủ quan, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, quá trình phát triển cơ thể và trí não của trẻ. Khi hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề, điều đầu tiên các bậc phụ huynh nên làm là hãy đưa trẻ đến bệnh viện đảm bảo để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

Nguồn: Trang thông tin điện tử Hệ thống Y tế Thu Cúc