Ích mẫu hay còn được gọi với nhiều tên khác như thấu cốt thảo, dã thiên ma hay phản hồn đơn…Đây là một loại thảo dược trị bệnh được các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh đắc biệt hữu ích.
Thông tin cần biết về cây Ích Mẫu
Ích mẫu là một loại cây thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae), cây có tên khoa học là Herba leonuri Heterophylli. Leonurus Heterophyllus Sweet. Ở nước ta, Ích mẫu thường mọc nhiều ở các bãi cát, mọc hoang. Đây loại cây này tập trung nhiều ở một số tính của Trung Quốc, ngoài ra còn có ở một số nước như Thái Lan, Triều Tiên,…hay hu vực Nam Mỹ, Bắc Mỹ và châu Phi.
Đây là cây thân thảo có chu kỳ sống kéo dài từ 1 -2 năm có chiều cao từ 0.6m -1m. Toàn thân hình vuông, ít phân nhánh, có phủ lông nhỏ, ngắn. Phần lá mọc đối và có sự khác nhau ở từng phần: phần lá gốc có cuống dài lá ở thân có cuống ngắn hơn, còn lá trên cùng hầu như không có cuống. Phần hoa thường mọc ở kẽ lá, quả thì nhỏ 2 cạnh có màu xám nâu. Mùa hoa thường rơi vào từ tháng 3 – tháng 5 và kết quả vào khoảng tháng 6 – tháng 7.
Theo chia sẻ của Dược sĩ, Giảng viên chuyên khoa tại Trường Cao đẳng Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cho biết, trong ích mẫu có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như hoạt chất như saponin, ancaloit, flavonozit, tanin…
Ích Mẫu và một số bài thuộc hay
1. Chữa huyết áp cao: Sử dụng ích mẫu, hy thiêm thảo, ngô đồng, hạ khô thảo. Sau đó đem tất cả nguyên liệu lên sắc lấy nước để uống. Sử dụng liên tục sẽ thấy chỉ số huyết áp hạ.
2. Chữa mụn nhọt, mưng mủ: Lấy khoảng 20 g ích mẫu cho vào nồi sành rồi đổ nước ngập phần nguyên liệu. Nấu cho cạn cho đến khi nước chỉ còn phân nửa. Sử dụng để vệ sinh vùng da bị tổn thương từ 3 -4 lần mỗi ngày.
Ích mẫu là một loại cây thường mọc hoang
3. Chữa hậu sản, máu không ra được: Sử dụng 1 nắm ích mẫu giã lấy nước cốt và dùng mỗi ngày 1 chén,
4. Chữa tắc tia sữa: Sử dụng ích mẫu phơi khô, tán bột rồi hòa với nước để bôi lên vú.
5. Chữa viêm tai: Sử dụng phần ngọn và lá non của ích mẫu giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Lấy nước cốt nhỏ vào tai mỗi ngày 1 lần.
6. Chữa đinh nhọt: Lấy một nắm lá tía tô giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Phần bã lá đắp lên da còn phần nước cốt thì dùng để uống.
7. Chữa kiết lỵ cho trẻ: Lấy phần lá non và búp của ích mẫu nấu chung với cháo và cho trẻ dùng hàng ngày.
9. Chữa bệnh trĩ: Sử dụng ích mẫu giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
10. Chữa mụn nhọt, rôm sảy: Lấy một nắm ích mẫu rửa sạch. Mang đi giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng hàng ngày cho đến khi lành bệnh.
11. Chữa cổ họng sưng đau: Sử dụng ích mẫu rửa sạch giã nát. Đem hòa với chén nước rồi bắt lấy nước cốt. Uống cho hết chén nước thu được.
12. Chữa kinh nguyệt không đều: Sử dụng 10g ích mẫu, 10 g xích thược, 10 g đương quy, 5 g mộc hương. Mang tất cả nguyên liệu phơi thật khô, tán bột và uống.
Ích mẫu được áp dụng trong nhiều bài thuốc trị
13. Bồi bổ khí huyết, điều kinh: Sử dụng 80g ích mẫu, 40 g ngải cứu, 60g nga truật, 40 g củ gấu, 30 g hương nhu. Sau đó mang tất cả nguyên liệu đi sao vàng, tán bột rồi nhào thành từng viên nhỏ như hạt đậu. Sử dụng mỗi lần 20 viên, mỗi ngày 3 lần.
14. Chữa kinh nguyệt không đều: Sử dụng 800 g ích mẫu, 200 g ngải cứu, 250 g hương phụ, siro và cồn vừa đủ 1 lít. Sau đó mang nấu các nguyên liệu trong khoảng 20 phút. Sử dụng mỗi ngày từ 10ml -20 ml để điều hòa kinh nguyệt.
Những điểm cần lưu ý khi sử dụng Ích Mẫu
Có thể thấy cây Ích mẫu mang lại công dụng điều trị nhiều bệnh, tuy nhiên các giảng viên tại Trường Cao đẳng Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội cũng khuyến cáo các bạn đọc không nên sử dụng thảo dược này trong các trường hợp sau:
- Người bị máu khó đông vì sẽ làm tăng thêm nguy cơ chảy máu, gây ra nhiều bất lợi cho sức khỏe.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Sử dụng với lượng vừa phải, dùng lá Ích mẫu nhiều có thể gây mệt mỏi, tăng tiết mồ hôi, khó thở, cơ thể suy nhược.
Bài viết chia sẻ với mục đích tham khảo về cây Ích mẫu. Nếu có nhu cầu sử dụng trị bệnh đảm bảo an toàn, các bạn đọc cần tham khảo kĩ thông tin, hay hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng thảo dược Ích Mẫu.