Thuốc Đông y giúp nâng cao sức khỏe, phòng ngừa dịch bệnh
Lượt xem: 124 Ngày đăng: 28/07/2021
Khi sức đề kháng suy giảm, sẽ dễ mắc một số bệnh lý do virus, vi khuẩn… và thường xuyên tái phát. Nâng cao sức đề kháng chính là cách đơn giản để bạn chống lại bệnh tật. Cách đơn giản nhất là sử dụng các loại thảo dược giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào bên trong. Các tác nhân gây bệnh có thể là vi sinh vật, vi trùng, vi nấm và nhiều yếu tố khác từ môi trường bên ngoài. Khi sức đề kháng mạnh, hệ miễn dịch hoạt động tốt thì cơ thể có khả năng đối phó với nhiều yếu tố gây bệnh. Cùng với các biện pháp khác, việc tăng đề kháng, tạo miễn dịch từ y học tự nhiên – thảo dược là rất cần thiết để phòng ngừa bệnh tật.
1. Trà hoa cúc
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Cúc hoa trắng còn gọi là Bạch cúc, Cúc hoa vàng còn gọi là Hoàng cúc, Cam cúc.
Trà hoa cúc chứa nhiều thuộc tính kháng khuẩn có thể tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nó kích thích sản sinh các tế bào chống lại bệnh tật, giúp các cơ quan bên trong cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, hoa cúc có tác dụng diệt trên 200 loại virus gây cảm cúm. Vì vậy, áp dụng các bài thuốc từ hoa cúc rất hữu hiệu để điều trị ho và cảm cúm, nhất là khi hoa cúc đã được trồng trong chính ngôi nhà của bạn.
2. Quả tầm xuân
Dịch chiết quả tầm xuân rất giàu vitamin và khoáng chất tự nhiên từ thực vật như vitamin C (chất có tính oxy hóa), vitamin E, B6, sắt, calci … Trong đó, chất chống oxy hóa sẽ giúp khống chế các phân tử gốc tự do (yếu tố có thể làm tổn thương mô hoặc gây bệnh). Vitamin E giúp tăng chuyển hóa năng lượng. Vitamin B6 có tác dụng giảm mệt mỏi, tăng cảm giác ngon miệng.
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Ngoài ra, trà tầm xuân còn có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng. Do là hàm lượng vitamin C vô cùng lớn trong quả tầm xuân. Trà tầm xuân rất giàu các hợp chất chống viêm, đặc biệt là polyphenol và galactolipid.
3. Hoàng kỳ
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Hoàng kỳ đã được sử dụng trên 2000 năm trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, được xem là một dược liệu có tác dụng bổ dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch. Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ khí cố biểu, là một trong những dược liệu có tác dụng dược lý rất phong phú như tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện quá trình chuyển hoá tế bào, điều tiết đường huyết, cường tim, nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tạo huyết, bảo hộ tế bào gan và thận, chống lão hóa, chống mệt mỏi, chống phóng xạ, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, tăng cường khả năng ghi nhớ, trấn tĩnh, giảm đau và ức chế các tế bào ung thư.
4. Tỏi, hành và hẹ, chanh, sả
Tỏi có tên dược là Đại toán, tỏi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nó còn là kháng sinh tự nhiên – vũ khí hữu hiệu chống lại rất nhiều bệnh như cảm cúm và viêm đường hô hấp; chữa tăng huyết áp, mỡ máu, giảm đường huyết, phòng chống ung thư… nước ép tỏi (tỏi tươi) liều lượng 6-12 g, xay hoặc nghiền tỏi tươi lọc lấy nước, hòa cùng nước ấm theo tỉ lệ 1:10, chia uống nhiều lần trong ngày.
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Hành có tên Dược là Thông bạch, hành và hẹ đã được chứng minh là làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm bằng cách tăng hoạt động của các tế bào miễn dịch tự nhiên của cơ thể người. Tương tự, hành tây có đặc tính làm tăng số lượng bạch cầu, rất cần thiết trong việc chống lại mầm bệnh.
Chanh chứa rất nhiều vitamin B1, riboflavin, kali và magiê. Nước chanh cũng có tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng khả năng kháng khuẩn, làm tăng khả năng bài tiết mồ hôi giúp chữa cảm sốt và ớn lạnh khá hiệu quả, đồng thời giúp kiềm hóa cơ thể hạn chế sự phát triển của virus hoặc vi khuẩn.
Sả là một loại gia vị tuyệt vời trong bữa ăn hằng ngày và là vị thuốc tốt cho sức khỏe, có tác dụng ngăn ngừa ung thư, giải cảm, giải độc và giảm cân. Nhờ tác dụng tiêu đờm, thông khí và sát trùng nên cây sả được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị ho, giải cảm, giúp xông ra mồ hôi chữa cảm sốt, phong hàn…
5. Nghệ vàng. Bộ phận dùng là thân rễ (thường gọi là củ)
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Nghệ vàng củ to có tên dược là Khương hoàng, củ nhỏ là Uất kim. Nghệ vàng là loại thực phẩm được ông cha ta sử dụng như một vị thuốc trong y học cổ truyền nhiều đời qua. Chứa hàm lượng “hợp chất quý” curcumin cao, nghệ được biết rộng rãi nhờ công dụng hỗ trợ trong việc làm đẹp da, bảo vệ gan, dạ dày và được đánh giá rất có tiềm năng trong hỗ trợ đẩy lùi các bệnh về tim mạch, ung thư,… Đây được xem là 1 trong những món ăn giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể cực tốt.
6. Trà xanh
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Trà xanh còn hay gọi là Chè, là một thức uống gần gũi, quen thuộc với bất kỳ người Việt, trong lá trà xanh có chứa chất flavonoid – một chất có tác dụng chống oxy hóa tuyệt vời. Ngoài ra, trà xanh giàu epigallocatechin gallate, EGCG và cũng là một nguồn axit amin L-theanine tốt, có thể hỗ trợ sản xuất các hợp chất chống vi trùng trong các lympho T hiệu quả.
7. Gừng
Gừng là một loại thực vật hay được dùng làm gia vị và thuốc. Gừng tươi được gọi là Sinh khương, Gừng khô là Can khương. Các thành phần có trong tinh dầu gừng giúp kháng viêm, tăng cường miễn dịch, giàu chất chống ô xy hóa, có tác dụng tiêu đờm, giải cảm, chữa ho, kích thích tiêu hóa.
Ảnh minh họa – nguồn: internet
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể và nghỉ ngơi đầy đủ tránh thức khuya để tăng cường đề kháng chống lại dịch bệnh.
Nguồn: Tổng hợp