Logo

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Lượt xem: 295 Ngày đăng: 09/05/2020

Tai biến mạch máu não thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thống kê cho thấy khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Do đó tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là phương pháp giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất, hạn chế tối đa di chứng và biến chứng.

Tác hại của tai biến mạch máu não

Tai biến mạch máu não thường gặp ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên nam giới từ 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả. Những tổn thương khi xảy ra tai biến làm giảm đột ngột hoặc ngưng hoàn toàn việc cung cấp máu lên não. Chính vì vậy các tế bào thần kinh bị tổn thương và chức năng hoạt động của cơ quan này có thể sẽ bị ngưng trệ trong một thời gian dài dẫn đến các di chứng liệt, nói ngọng, méo miệng, hay co rút các cơ, thần kinh…

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Sau khi xảy ra các cơn tai biến, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn. Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não

Các bài tập giai đoạn đầu:

Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này chủ yếu là giữ cho quần áo, ga trải giường luôn sạch sẽ và khô ráo, thực hiện lăn trở bệnh nhân từ 2 đến 3 giờ một lần, không để bệnh nhân nằm lâu ở một tư thế, Cùng với tập lăn trở là các kỹ thuật vị thể, nghĩa là để bệnh nhân nằm ở các vị thế khác nhau theo mẫu phục hồi để phòng ngừa co cứng, kết hợp với các bài tập vận động thụ động nửa người bên liệt do kỷ thuật viên vật lý trị liệu tập.

– Bệnh nhân hôn mê: Tập thụ động tất cả các chi phòng ngừa teo cơ cứng khớp.

– Bệnh nhân tỉnh:

– Tập lăn nghiêng phải trái tại giường.

– Tập vận động khớp vai: với sự trợ giúp của tay lành.

– Tập vận động khớp khuỷu: gấp duỗi khuỷu với sự trợ giúp của tay lành.

–  Bài tập vận động với khớp cổ- bàn- ngón tay: vận động các khớp cổ, bàn, ngón tay với sự trợ giúp của tay lành.

–  Tập dồn trọng lượng lên chân liệt.

–  Tập kỹ thuật bắt cầu: bệnh nhân nằm ngữa, hai gối gập, sau đó nâng mình lên khỏi mặt giường.

–  Tập vận động khớp gối và khớp háng: Tập gấp, duỗi gối và khớp háng ở chân liệt.

–  Tập vận động khớp cổ chân: Gấp khớp cổ chân bênh liệt về phía mu.

Các bài tập giai đoạn sau

Ở giai đoạn sau khi bệnh nhân đã có thể tự tập chủ động, các bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bệnh nhân tập đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút, có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp, tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau,… Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.

Tập động tác cầm, nắm phục hồi chức năng sau tai biến

Tập cử động tay sau tai biến mạch máu não

Tập đi sau tai biến mạch máu não

Thông thường bệnh phục hồi khá tốt trong ba tháng đầu, phục hồi chậm hơn ba tháng tiếp theo, ngoài sáu tháng ra thì phục hồi rất chậm. Do đó, Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của trung tâm phục hồi chức năng. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.

Tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau các cơn tai biến mạch máu não. Trung tâm vật lý trị liệu Phục hồi chức năng An Đông với đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng trong lĩnh vực vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ giúp quý bệnh nhân sớm hồi phục chức năng vận động, đưa người bệnh tái hoà nhập với cộng đồng, xã hội và đem lại cho họ cuộc sống tốt đẹp hơn.