Logo

Thừa vitamin A có hại hay không?

Lượt xem: 378 Ngày đăng: 28/10/2020

yduoctuetinh.net – Giống như thiếu vitamin A có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, việc sử dụng quá nhiều cũng có thể nguy hiểm.

  1. Khuyến cáo chung về liều lượng vitamin A

Có 2 loại vitamin A được tìm thấy trong chế độ ăn.

– Vitamin A đã chuyển hoá (preformed vitamin A) có trong các sản phẩm động vật như thịt, cá, gia cầm và các sản phẩm từ sữa. Một loại khác là tiền vitamin A có trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả. Loại tiền vitamin A phổ biến nhất là beta-caroten.

– Vitamin A cũng có bán ở dạng chế phẩm bổ sung, thường ở dạng retinyl acetat hoặc retinyl palmitat (vitamin A đã chuyển hóa), beta-caroten (tiền vitamin A) hoặc sự kết hợp của vitamin A đã chuyển hóa và tiền vitamin A.

Để hỗ trợ sự hấp thụ vitamin A, người sử dụng cần bổ sung một số chất béo trong chế độ ăn uống. Điều quan trọng là không nên nấu quá chín thực phẩm, vì điều này làm giảm hàm lượng vitamin A.

Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ đưa ra các giá trị về lượng tiêu thụ tham khảo (Dietary Reference Intakes – DRIs) cho vitamin A như sau:

* Trẻ sơ sinh (liều lượng đầy đủ, adequate intake – AI):

0 – 6 tháng tuổi: 400 mcg/ngày

7 – 12 tháng tuổi: 500 mcg/ngày

Lượng tiêu thụ khuyến nghị (Recommended Dietary Allowance – RDA) đối với vitamin là hàm lượng của từng loại vitamin mà mọi người cần nhận được mỗi ngày. Lượng tiêu thụ khuyến nghị (RDA) đối với các loại vitamin được xem là mục tiêu cho mỗi người.

 

* Lượng tiêu thụ khuyến nghị (RDA) đối với trẻ em

1 – 3 tuổi: 300 mcg/ngày

4 – 8 tuổi: 400 mcg/ngày

9 – 13 tuổi: 600 mcg/ngày

* Lượng tiêu thụ khuyến nghị (RDA) đối với người lớn:

Nam từ 14 tuổi trở lên: 900 mcg/ngày

Nữ từ 14 tuổi trở lên: 700 mcg/ngày

Mang thai ở tuổi 14-18 tuổi: 750 mcg/ngày

Phụ nữ mang thai từ 19 tuổi trở lên: 770 mcg/ngày

Phụ nữ cho con bú từ 14-18 tuổi: 1.200 mcg/ngày

Phụ nữ cho con bú từ 19 tuổi trở lên: 1.300 mcg/ngày

Như vậy tiêu thụ hàng ngày được đề nghị (RDA) cho vitamin A là 900 mcg và 700 mcg mỗi ngày cho nam và nữ, tương ứng có thể dễ dàng đạt được bằng cách tuân theo chế độ an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, điều quan trọng là không vượt quá giới hạn trên có thể chấp nhận được (UL) là 10.000 IU (3.000 mcg) đối với người lớn để ngăn ngừa độc tính.

  1. Độc tính gặp phải nếu tiêu thụ quá nhiều vitamin A

Mặc dù có thể tiêu thụ quá nhiều vitamin A được tạo thành quá mức thông qua các nguồn gốc từ động vật như gan, nhưng độc tính thường liên quan nhất đến việc bổ sung và điều trị quá mức với một số loại thuốc, chẳng hạn như Isotretinoin.

Vì vitamin A tan trong chất béo, nó được lưu trữ trong cơ thể bạn và có thể tích tụ đến mức không lành mạnh theo thời gian. Uống quá nhiều vitamin A có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong nếu sử dụng với liều cực cao.

Độc tính vitamin A cấp tính xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn khi tiêu thụ một liều vitamin A quá cao, trong khi độc tính mãn tính xảy ra khi dùng liều hơn 10 lần RDA trong một khoảng thời gian dài hơn.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất của độc tính vitamin A mãn tính thường được gọi là hypervitaminosis A, bao gồm:

  • Rối loạn thị lực
  • Đau khớp và xương
  • Ăn kém
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Nhạy cảm ánh sáng mặt trời
  • Rụng tóc
  • Đau đầu
  • Da khô
  • Tổn thương gan
  • Vàng da
  • Tăng trưởng chậm
  • Giảm sự thèm ăn
  • Lú lẫn

BTV-KD

(Theo trang thông tin điện tử Bệnh viện Vinmec)