Logo

Quy trình Laser châm, xông ngâm thuốc, tác động cột sống

Lượt xem: 658 Ngày đăng: 14/05/2020

 

LASER CHÂM

LASER CHÂM

1.ĐẠI CƯƠNG

Một trong hai đóng góp to lớn cho khoa học kỹ thuật của ngành vật lý trong thế kỷ 20 là laser. Năm 1960, chiếc máy laser đầu tiên ra đời do nhà bác học Maiman (Mỹ) chế tạo, và từ đó thành tựu này được ứng dụng rộng rãi trong các chuyên ngành khác nhau trong đó có y học.  Hiện nay laser được ứng dụng rộng rãi trong các chuyên ngành khác nhau của y học  bởi nó có các tính chất rất đặc biệt, đó là: tính đơn sắc, độ định hướng và độ chói phổ rất cao. Việc sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (<=250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại thăng bằng âm – dương nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh được gọi là laser châm.

 2. CHỈ ĐỊNH

Laser châm được chỉ định tương đối rộng rãi để điều trị các chứng bệnh. Tuy nhiên, trên lâm sàng laser châm được chỉ định chủ yếu để điều trị các chứng đau và các chứng liệt. Laser châm có thể dùng đơn độc, có thể kết hợp laser châm với điện châm, laser châm với xoa bóp bấm huyệt. – Laser châm điều trị các chứng đau: đau vai gáy, đau quanh khớp vai, đau lưng, đau thần kinh toạ, hội chứng đường hầm cổ tay…

– Laser châm điều trị các chứng liệt: liệt nửa người do các nguyên nhân khác nhau, liệt dây thần kinh VII ngoại biên…

3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

–                Không sử dụng laser châm trong các trường hợp sau:

–                Những thay đổi bất thường của da không rõ nguyên nhân.

–                Tiền ung thư, u ác tính.

Người bệnh sau khi điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch, corticoid liều cao kéo dài.

–                Người bệnh động kinh.

–                Người bệnh suy tim mất bù, loạn nhịp, suy mạch vành.

–                Người bệnh cường giáp.

–                Không chiếu laser vào vùng thóp, đầu các xương dài của trẻ vị thành niên, cạnh các tuyến nội tiết (tuyến giáp, tinh hoàn…)

4.CHUẨN BỊ

4.1.Người thực hiện

Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

4.2.Phương tiện

–                Máy phát laser công suất thấp: thường sử dụng laser He – Ne, laserdiode hồng ngoại .

–                Kính bảo hộ cho Người thực hiện và Người bệnh.

–                Quy trình điều trị laser công suất thấp.

4.3. Người bệnh

–                Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.

–                Tư thế người bệnh nằm ngửa, nằm sấp hoặc ngồi.

5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

5.1.Phác đồ huyệt 

Các huyệt được sử dụng trong điều trị bằng laser châm cũng tương tự như các huyệt trong phác đồ của châm cứu truyền thống. Tuy nhiên, số huyệt được chọn trong laser châm ít hơn, thường từ 4 đến 10 huyệt.

5.2.Thủ thuật 

Xác định chính xác vùng huyệt, dùng kỹ thuật chiếu điểm (chiếu tia thẳng góc với huyệt), đầu phát tia cách mặt da 0,5cm. Giữ đầu phát tại chỗ cho đến khi hết thời gian điều trị, khi đó máy sẽ phát ra tín hiệu âm thanh và đầu chiếu tự động ngừng phát tia.

Chiếu lần lượt từng huyệt cho đến khi hết các huyệt theo phác đồ.

5.3.Liều điều trị

Liều điều trị phụ thuộc vào từng loại huyệt và tình trạng của bệnh (bệnh cấp tính dùng liều thấp, bệnh mạn tính dùng liều cao). Liều điều trị được tính bằng J/cm2.

Loại huyệt Liều
A thị huyệt 1 – 2 J / cm2
Huyệt giáp tích 2 – 4 J / cm2
Huyệt châm cứu ở người lớn 1 – 3 J / cm2
Huyệt châm cứu ở trẻ em 0,5 – 1,5 J / cm2

Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào liều điều trị và số huyệt được lựa chọn.

Thông thưòng thời gian điều trị bằng laser châm từ 5 – 10 phút/lần.

5.4.Liệu trình điều trị

–                Bệnh cấp tính: mỗi ngày điều trị 1 – 2 lần, mỗi liệu trình 5 – 10 ngày.

–                Bệnh bán cấp và mạn tính: mỗi ngày điều trị 1 lần, mỗi liệt trình điều trị từ 2 – 4 tuần. Bệnh mạn tính có thể điều trị cách ngày.

6.1. Theo dõi: Toàn trạng Người bệnh.

6.2.  Xử trí tai biến

Người bệnh xuất hiện các nốt đỏ ở da, mẩn ngứa (do cơ địa quá mẫn cảm với ánh sáng),  tắt máy laser, tạm dừng điều trị 1 – 3 ngày cho đến khi hết các nốt đỏ.

6.3. Chú ý khi điều trị bằng laser châm

– Không được chiếu thẳng góc tia laser vào mắt vì có thể làm tổn thương võng mạc.

– Da trên các vùng huyệt không được bôi dầu, mỡ hay các loại kem, gell vì sẽ làm tia laser bị phản xạ một phần và ảnh hưởng đến mức độ đâm xuyên của tia.

ĐIỀU TRỊ BẰNG NGÂM THUỐC VÀ XÔNG HƠI

I. ĐẠI CƯƠNG:

Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc,…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.

Từ xa xưa nhiều sử sách đông y việt nam đã ghi nhận việc sử dụng nước để giữ gìn, nâng cao sức khoẻ và chữa bệnh như: Ngâm mình trong suối nước khoáng ấm để giảm đau khớp, nhức mỏi cơ thể, chữa mất ngủ, điều trị các bệnh ngoài da. Đun nóng hòn đá rồi cho vào nồi nước có sẵn một số cây lá thuốc để tạo hơi thuốc xông chữa cảm, cúm, đau nhức xương khớp. Nhiều bài thuốc, cây thuốc đã được nhân dân ta sử dụng để đắp, rửa bôi, tắm ngâm, xông, hun, …chữa các bệnh ngoài da, trĩ, cơ xương khớp, thần kinh,…có tác dụng tốt như: Nhị diệu tán, Khô trĩ tán, Khởi trĩ thang, Thanh đại tán, Hoả độc tán, Khổ sâm thang,…
Theo Dược điển Việt nam III nhiều vị thuốc dùng ngoài đã được ghi nhận như: Mã tiền, Huyết giác, Ô đầu, Long não, Đại hồi, Địa liền, Đinh hương, Quế, Gừng hay Riềng ấm, Thiên niên kiện, Huyết giác, Thương truật,..
Y học phương tây từ nhiều thế kỷ đã áp dụng tính chất cơ học và nhiệt học của nước tác động lên mặt ngoài cơ thể để trị liệu, đó là phương pháp Thuỷ trị liệu (Hydrotherapy) bao gồm nhiều kỹ thuật đa dạng tác động toàn thân hay cục bộ như: đắp, ngâm, xông hơi, tia nước trị liệu, khí dung,…
Theo y học hiện đại khi cơ thể được ngâm, xông nước nóng thì xảy ra các tác dụng sau:
+ Mồ hôi tiết ra nhiều, tăng cường sự bài tiết nước tiểu do giãn mạch ngoại vi.
+ Nhịp tim tăng lên thông qua sự kích thích các cơ quan thụ cảm ở da làm tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
+ Huyết áp giảm, nhịp thở tăng lên.
+ Giảm hưng phấn của hệ thần kinh.
Ngâm thuốc và xông hơi có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt ngâm thuốc giải phóng cho cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp.
II CHỈ ĐỊNH:
1/ Chỉ định chung trong ngâm thuốc:

1.1. Ngâm thuốc toàn thân:
– Viêm khớp và viêm đa khớp dạng thấp mãn.
– Đau và viêm dây thần kinh mãn.
– Đau lưng, đau dây thần kinh toạ cấp, mãn.
– Đau do co thắt cơ quan tiêu hoá và tiết niệu, sinh dục.
– Sẹo co kéo, mỏm cụt đau.
– Chống stress, an thần, điều trị mất ngủ.
– Giảm béo, giải độc.
1.2. Ngâm thuốc cục bộ:
– Bong gân, cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động.
– Chấn thương chi giai đoạn cấp, mãn, sẹo co cứng.
– Đau dây thần kinh.
– Viêm khớp: Viêm đa khớp dạng thấp, bệnh Goutte,..
– Một số bệnh rối loạn vận mạch.
– Tăng huyết áp, mất ngủ…
– Bệnh ngoài da: viêm da dị ứng, tổ đỉa, nấm, chàm,…
2/ Chỉ định trong tắm hơi:

2.1. Xông hơi toàn thân:
– Cảm mạo, đau nhức mỏi toàn thân.
– Viêm da dị ứng, trứng cá, chàm,..
– Thấp khớp, đau cứng khớp.
– Đau các dây thần kinh ngoại biên.
2.2. Xông hơi cục bộ:
– Đau cứng khớp mãn tính, đau lưng, đau cổ gáy do co cứng cơ,…
– Đau dây thần kinh, tê bì, giảm dinh dưỡng vùng chi,…
– Chấn thương lâu ngày gây co cứng gây co cứng gân cơ, sẹo co kéo,…
– Một số bệnh ngoài da: Chàm, viêm da dị ứng, nấm, trứng cá,…
– Chăm sóc da, chống lão hoá,…
Mỗi một chỉ định cụ thể có được phải tuỳ theo từng phương pháp, nhiệt độ, tính chất của dược liệu được áp dụng để có các chỉ định thật cụ thể.

III CHỐNG CHỈ ĐỊNH:

1/ Chống chỉ định tuyệt đối:
– Viêm cấp và các chấn thương cấp tính.
– Vết thương nhiễm khuẩn, vết thương hở.
– Tắc động mạch hay tĩnh mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.
– Các khối u ác tính, lao tiến triển.
– Bệnh nhân say rượu, tâm thần.
2/ Chống chỉ định tương đối:
– Các trường hợp giảm cảm giác nóng lạnh.
– Trẻ em, bệnh nhân tâm thần.
– Các bệnh tim mạch, hô hấp, thận (không điều trị toàn thân).

IV CHUẨN BỊ:
1/ Người thực hiện: Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về thủy châm .
– Phương tiện: chậu ngâm thuốc, xông thuốc; giường xông thuốc
2/ Người bệnh:
– Bệnh nhân phải được khám và chẩn đoán đúng bệnh có chỉ định điều trị bằng tắm xông thuốc.
– Bệnh nhân trước 1 đợt điều trị phải được kiểm tra mạch, huyết áp, cân nặng. Được hướng dẫn hiểu cách điều trị.
– Trước khi điều trị bệnh nhân phải được tắm rửa sạch sẽ, tuân thủ tuyệt đối thời gian và cách thức điều trị.
3/ Phương tiện:
– Hệ thống nồi hơi với đường dẫn hơi đạt tiêu chuẩn an toàn y tế.
– Phòng xông hơi toàn thân đảm bảo kín, có cửa bằng kính mờ, ốp gỗ hoặc đá.Trang bị nội thất có ghế dài để bệnh nhân có thể ngồi, nằm. Có hệ thống còi đèn báo động, đồng hồ và đo nhiệt độ phòng.
– Hệ thống xông hơi cục bộ đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế.
– Bồn ngâm thuốc toàn thân từ 150 đến 300 lít, cục bộ từ 1 đến 50 lít theo tiêu chuẩn quy định của Bộ y tế, có hệ thống dây đai giữ, đồng hồ báo giờ và chuông báo động.
– Hệ thống giường nghỉ, khăn, áo tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân cho mỗi lần điều trị.
4/ Hồ sơ bệnh án: Benh nhan duoc kham va lam ho so benh an theo quy dinh.
V CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
– Chuẩn bị phòng, bồn ngâm (trước khi bệnh nhân vào):
+ Nhiệt độ phòng xông hơi từ 40 đến 650C tuỳ bệnh nhân. Thuốc dùng để xông phải thích hợp cho từng loại bệnh.
+ Nhiệt độ bồn ngâm từ 25- 390C tuỳ từng thể trạng bệnh nhân và chỉ định điều trị. Thuốc phải được sắc trước và hoà tan đều với nước trước khi tiếp xúc với bệnh nhân.
– Chuẩn bị cho bệnh nhân: Bệnh nhân phải được tắm rửa sạch sẽ và bộc lộ phần cần được điều trị bằng ngâm thuốc, xông thuốc.
– Kỹ thuật viên hướng dẫn, giải thích, giúp đỡ bệnh nhân bắt đầu quy trình điều trị với nhiệt độ, thuốc, thời gian điều trị thích hợp.
– Sau ngâm, xông toàn thân bệnh nhân phải được nghỉ ngơi, thư giãn và chuẩn bị cho quá trình điều trị tiếp theo.
VI TAI BIẾN VÀ CÁC CÁCH XỬ TRÍ:
– Bỏng do nước quá nóng
– Cần phải đo nhiệt độ trước khi điều trị cho bệnh nhân.
– Kiệt sức do ngâm nước quá lâu,có thể bị truỵ tim mạch do giãn mạch quá mức và tăng tiết mồ hôi. Khi ngâm tắm xông xong bệnh nhân phải được nằm nghỉ trong vòng 15 đến 20 phút trước khi ra về.
– Dị ứng với thuốc ngâm
– Bệnh nhân phải được khám kỹ và kiểm tra trước thuốc sẽ dùng cho cả đợt điều trị.

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG

I.ĐẠI CƯƠNG

II.CHỈ ĐỊNH

-Bệnh lý  mạn tính cơ xương khớp :  thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống….

III.CHỐNG CHỈ ĐỊNH

-Bệnh lý cấp cứu , bệnh lý tổn thương thực thể cơ quan, ung thư, da liễu,truyền nhiễm

-Phụ nữ mang thai, bệnh nhân say rượu, suy kiệt

-Bệnh lý ngoại khoa

IV. CHUẨN BỊ

1.Người thực hiện Bác sĩ, y sĩ, lương y được đào tạo về tác động cột sống.

2.Phương tiện

– Bột tale,cồn 70 độ

– Khăn sạch

– Giường,ghế chắc chắn

3.Người bệnh

–      Người bệnh được khám và làm hồ sơ bệnh án theo qui định.

-Tư thế nằm sấp hoặc nằm nghiêng, chống đau cho người bệnh

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. KỸ THUẬT

-Bệnh nhân (ngồi,nằm) ở tư thế thích hợp,bộc lộ vị trí tác động cột sống

-Thầy thuốc giải thích cho bệnh nhân về quy trình tác động cột sống.

-Thầy thuốc  dùng cồn sát trùng tay. Tiếp theo xoa bột tacle lên vị trí tác động

-Xác định vị trí cần tác động cột sống,thực hiện các động tác áp ,vuốt ,ấn ,vê tìm vị trí đau của lớp cơ và cột sống đồng thời theo dõi phản ứng bênh nhân, giải thích những cảm giác của bênh nhân khi được thực hiện thủ thuật.

-Thực hiện các thủ thuật đẩy,xoay,bật ,rung, lách,bỉ giải tỏa các điểm đau trên lớp cơ và cột sống

2.LIỆU TRÌNH ĐIỀU TRỊ

-Thời gian 1 liệu trình:15 phút/lần

-Một liệu trình từ 15-30 ngày tùy diễn biến bệnh. Có thể điều trị nhiều liệu  trình

VI. THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

1. Theo dõi

Toàn trạng, các triệu chứng kèm theo nếu có.

2. Xử trí tai biến

– Choáng

Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt; chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.

Xử trí: Dừng tác động cột sống, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ. Theo dõi mạch, huyết áp.