Logo

Quy trình đo tốc độ máu lắng bằng máy tự động

Lượt xem: 340 Ngày đăng: 13/05/2020

1. NGUYÊN LÝ

Tốc độ máu lắng dựa trên nguyên lý máu được pha loãng với dung dịch chống đông Natricitrat 3,8 % với tỷ lệ 4/5 và được hút vào một mao quản có đường kính nhất định, để ở một tư thế nhất định. Sau một thời gian hồng cầu lắng xuống dưới, kết quả là thể tích của cột huyết tương đã lắng hết hồng cầu.

II. CHỈ ĐỊNH

Bệnh nhân đau khớp, sốt, thấp tim

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

– Bác sĩ khoa Huyết học – Truyền máu

– Kỹ thuật viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Bệnh phẩm:

– Lấy 2ml máu tĩnh mạch có chống đông bằng EDTA. Lấy máu người bệnh lúc đói.

3.Vật dụng,  trang thiết bị.

– Máy máu lắng Mixrate.

– Ống nghiệm máu lắng.

– Giá đựng ống typ.

– Ống máu có chất chống đông.

– Pipet 1000ml, đầu côn

4. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Vận hành máy:

– Bật công tắc máy

– Quan sát hiển thị trên màn hình: CHECK OK , tiến hành xét nghiệm

2. Nội kiểm:

Không áp dụng

3. Tiến hành kỹ thuật

-Bước 1.Nhận bệnh phẩm: Kiểm tra ống bệnh phẩm, đối chiếu thông tin trên ống bệnh phẩm và giấy xét nghiệm.

– Bước 2: Ghi tên người bệnh hoặc mã số vào ống máu lắng phù hợp với phiếu xét nghiệm.

– Bước 3: Dùng Pipette hút máu vào ống máu lắng đến vạch quy định.

– Bước 4: Lắc đều, đưa ống máu lắng vào chạy máy.

– Bước 5: Đọc kết quả sau 15 phút.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

Tốc độ lắng máu là một yếu tố có ý nghĩa nhất định trong việc chẩn đoán, theo dõi quá trình tiến triển và tiên lượng nhiều bệnh lý khác nhau.

Trị số bình thường:

– Nam giới: 1 giờ: ≤ 5mm; 2 giờ: ≤ 15mm.

– Nữ giới:  1giờ ≤  10  mm ;  2 giờ ≤ 20 mm

VII. GHI CHÚ

– Máu không được làm ngay sau khi lấy;

– Máu có quá nhiều chất chống đông, máu bị đông, bệnh nhân quá thiếu máu, lấy máu ở vị trí đang truyền dịch…

– Máu lắc không đều.

– Nhầm bệnh phẩm, nhầm phiếu xét nghiệm