Logo

Lý do người bệnh ung thư bị rụng tóc trong quá trình hóa trị

Lượt xem: 165 Ngày đăng: 14/01/2021

Rụng tóc là mối lo ngại, quan tâm của phần lớn người bệnh ung thư, đặc biệt là người bệnh nữ. Hình ảnh người bệnh ung thư đội tóc giả; quấn khăn vì chứng rụng tóc đã trở nên quen thuộc tại Bệnh viện K. Vậy lý do nào dẫn đến tác dụng phụ này, người bệnh cần chuẩn bị tâm lý ra sao hay lưu ý gì để hạn chế việc rụng tóc?

Tại sao hóa trị ung thư gây rụng tóc

Theo các bác sĩ Bệnh viện K, hóa trị là phương pháp quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Các thuốc hóa trị được chỉ định điều trị cho người bệnh nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển.

Cũng giống khối u, nang lông là một cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và phát triển tóc. Các loại thuốc hóa trị không thể phân biệt tế bào lành hay tế bào ung thư nên nó sẽ tác động đến tất cả các tế bào đang phân chia nhanh chóng, chính vì vậy tóc cũng bị rụng cùng với việc các tế bào ung thư bị tiêu diệt.

Thời điểm nào sẽ gặp phải vấn đề rụng tóc

Người bệnh ung thư sau khi hóa trị thường sẽ bị rụng tóc sau khoảng hai tuần, vấn đề này thường gặp ở phần lớn người bệnh đang hóa trị, ngoài tế bào tóc, các tế bào da, niêm mạc cũng có thể bị ảnh hưởng.

Mức độ rụng tóc thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người. Có người bệnh sẽ ít bị rụng tóc hơn người khác. Rụng tóc thường xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc từng mảng. Ngoài tóc bị rụng, thuốc còn gây tình trạng dễ bị gãy hơn.

Khoảng thời gian nào tóc sẽ mọc lại

Việc rụng tóc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Tóc có một chức năng quan trọng trong đời sống và giao tiếp, mang lại sự tự tin, vấn đề thẩm mỹ của nhiều người, do đó rụng tóc luôn là vấn đề các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, chia sẻ, động viên với người bệnh về các tác dụng phụ có thể gặp phải trước khi hóa trị.

Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá lo lắng bởi thông thường tóc sẽ mọc lại trong khoảng 1 đến 3 tháng sau khi việc trị liệu kết thúc. Lúc này tóc có thể thay đổi về màu tóc hoặc cấu trúc tóc như trở nên xoăn hơn; hay mỏng đi… tuy nhiên, những thay đổi này chủ yếu là tạm thời và sau khoảng 6 tháng – 1 năm tóc sẽ trở lại bình thường.

Lời khuyên giúp người bệnh khi gặp phải vấn đề rụng tóc

Nhiều người bệnh đã chủ động cắt tóc ngắn hoặc sử dụng tóc giả, thậm chí lấy tóc của mình làm tóc giả để khi gặp phải vấn đề rụng tóc thì tóc cũ sẽ mang lại cảm giác tự nhiên và gần gũi hơn với người bệnh.

Nếu rụng tóc nhiều, người bệnh nên sử dụng thêm khăn trùm đầu để tránh tóc vương vãi và cũng tránh tác động về tâm lý khi luôn luôn thấy tóc rụng trong suốt thời gian dài.

Nên dùng các loại dầu gội thảo dược thiên nhiên; dầu gội cho trẻ em để tránh kích ứng, tạo cảm giác êm dịu cho da đầu.

Không nên sử dụng hóa chất nhuộm, tẩy tóc, hạn chế việc sấy tóc; massage da đầu quá mức có thể làm tổn thương da đầu đang nhạy cảm.

Khi rụng tóc, hãy hạn chế để da đầu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nếu trời lạnh hãy sử dụng một chiếc mũ hoặc khăn quàng để che kín da đầu và giữ ấm; trời nóng thì nên dùng mũ rộng vành để che chắn cho da đầu.

Khi tóc bắt đầu mọc trở lại thường dễ gãy, bạn nên ưu tiên lựa chọn tóc ngắn kiểu đơn giản; không nên sử dụng sản phẩm kích thích mọc tóc vào da đầu ở thời điểm này.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, uống nhiều nước, bổ sung các loại vitamin có trong rau củ quả tươi…

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và chia sẻ với bác sĩ điều trị khi bạn cần giải đáp mọi vấn đề.

Nguồn: VTV NEWS

Bài viết liên quan

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng

Hướng dẫn dự phòng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước tác động của ô nhiễm không khí 1. Đối với người dân: – Thường xuyên theo dõi tình hình chất lượng không khí trên các phương tiện thông tin truyền thông chính thống của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố. – Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt). – Vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. – Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. – Với người hút thuốc lá: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút thuốc lá. Với người không hút thuốc lá nên tránh xa khói thuốc lá. – Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm. – Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. – Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. – Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí. 2. Đối với người có bệnh mạn tính Đối với người có bệnh hô hấp, bệnh tâm phế mạn tính, bệnh tim mạch, suy dinh dưỡng, già yếu cần lưu ý: – Thực hiện các biện pháp dự phòng trên nghiêm ngặt hơn. – Hạn chế tối đa đi ra ngoài đặc biệt là vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng. – Cần tuân thủ và duy trì điều trị theo đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu có dấu hiệu khó chịu, tăng nặng nên khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. – Trong thời điểm này nếu mắc các bệnh cấp tính như sốt, viêm mũi họng, phổi phế quản, tim mạch… cần đến khám tại các cơ sở y tế và điều trị kịp thời. – Tăng cường dinh dưỡng nâng cao thể trạng và sức đề kháng. Nguồn: Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp với Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam xây dựng