Logo

Chấn thương răng

Lượt xem: 354 Ngày đăng: 07/05/2020

Hướng dẫn xử lí các trường hợp chấn thương răng

Chấn thương là một điều không ai mong muốn, nhưng theo thống kê cho thấy có tới 25% trẻ em từ 14 tuổi có các vấn đề về chấn thương răng vĩnh viễn (bộ răng sữa được thay thế hoàn toàn vào giai đoạn 12 tuổi). Do đó bài viết này hy vọng cung cấp các kiến thức xử trí căn bản cho các trường hợp chấn thương răng.

Chấn thương của răng còn được phân ra làm các loại như sau:

Gãy men(enamel fracture): chỉ ảnh hưởng đến men răng, răng sẽ không có chịu chứng đau hay khó chịu. Khi quan sát vết gãy các bạn chỉ thấy tàn màu trắng (nếu có xuất hiện các đường chuyển màu vàng hay đỏ là vết gãy đã ảnh hưởng đến ngà hay tủy). Tuy nhiên răng bị gãy men thường có các cạnh bén nhọn chổ gãy nên dễ cắt vào môi – má, do vậy nên cần phải phục hồi (trám, bọc mão…)

Gãy men

Gãy men-ngà nhưng chưa ảnh hưởng tủy (crown fracture without pulp exposure): trầm trọng hơn gãy men đơn thuần, nhưng vẫn chưa có triệu chứng của tủy (không đau). Điều trị tương tự như gãy men. Có thể sử dụng thuốc tê tại chổ hay cắn nhẹ một viên gòn ở chổ gãy.

Gãy men-ngà nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy

Gãy men-ngà và ảnh hưởng tủy (crown fracture with pulp exposure):  vấn đề trở nên phức tạp hơn với các triệu chứng ảnh hưởng mô tủy (đau, khó chịu, nhạy cảm với nóng, lạnh…), chấn thương tủy dễ dàng nhận biết khi bạn thấy chảy máu ở trung tâm của răng. Do đó, bạn cần phải đến nha sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.

 Gãy men-ngà và ảnh hưởng tới tủy

Gãy thân và chân răng (crown and root fracture):  không giống như các kiểu gãy trên, thường xảy ra ở răng trước.  Gãy thân-chân răng thường xảy ra ở các răng sau (răng cối nhỏ và răng cối lớn) và thường ảnh hưởng đến tủy.  những kiểu gãy này thường khó phát hiện bằng mắt thường nên cần đến nha sĩ và có những chẩn đoán đặc hiệu.  Đây là những chấn thương đi kèm theo tai nạn, xe cộ (nhất là xe gắn máy ở Việt Nam).  Do đó, cần đến nha sĩ để kiểm tra khi có dấu hiệu: trầy xước, chấn thương vùng cằm khi xảy ra tai nạn.

Gãy chân răng (root fracture):  rất khó phát hiện, cần chẩn đoán và chụp phim Xray

.

                                                Gãy thân và chân răng                            Gãy chân răng

Chấn thương có di lệch do trật khớp (luxation injuries)  đây là chấn thương các phần nâng đỡ của răng và thường ảnh hưởng đến thần kinh – mạch máu,  răng sẽ có sự thay đổi vị trí (nghiêng sang bên, ngoài-trong, trồi hay lún răng) hoặc không có sự thay đổi nào nhưng vẫn có chấn thương phần nâng đỡ.

Răng rơi khỏi ổ (avulsion) cũng cùng dạng chấn thương như trên nhưng răng bị rơi ra khỏi ổ răng.  Các bước xử trí khi răng rơi khỏi xương ổ:

Răng rơi ra khỏi ổ

Rửa nhẹ nhàng với nước lạnh à răng được bảo quản trong dung dịch sữa (hay các dung dịch trong bảng dưới) khi vận chuyển đến phòng khám à  mang răng đến phòng khám ngay.

Lưu ý, không được chà rửa răng.

Sử dụng thuốc tê tại chổ (nếu có) để ngăn cơn đau, cắn nhẹ một viên gòn ở chổ gãy

Đối với răng sữa không nên cắm lại vì sẽ ảnh hưởng mầm răng vĩnh viễn sau này. Phụ huynh nên mang theo răng để chắc rằng chân răng không còn sót hay lún trong ổ răng. 

Chú ý vệ sinh răng miệng kĩ sau khi ăn. Súc miệng bằng chlorhexidine 2 lần/ngày trong 1 tuần để tránh mảng bám. 

Các dung dịch bảo quản răng rơi khỏi ổ răng dễ tìm thấy

Bảo quản Thuận lợi Bất lợi
Nước muối sinh lý Tương hợp với tế bào quanh chân răng gãy Bảo quản chứ không nuôi dưỡng tế bào
Sữa tươi Tương hợp tốt Phải sạch và lạnh

Chỉ có tác dụng trong 2-3h

Phải giữ lạnh trong lúc bảo  quản và vận chuyển

Nước sạch Dễ tìm Dể gây phân hủy tế bào
Dung dịch rửa kính sát tròng Dễ tìm Gây phân hủy tế bào
Nước bọt Tiện lợi Có chứa vi khuẩn trong nước bọt

Gây phân hủy tế bào