Logo

Các thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất (cập nhật 2020)

Lượt xem: 540 Ngày đăng: 12/08/2020

Tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày xảy ra khá phổ biến, có rất nhiều phương pháp để chữa viêm loét dạ dày, trong đó việc sử dụng thuốc sẽ giúp thuyên giảm tình trạng đau quằn quại kéo dài. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị viêm loét dạ dày cực hữu hiệu mà bạn đọc có thể cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Các thuốc Tây y trị viêm loét dạ dày tốt nhất (cập nhật 2020)

Viêm loét dạ dày là lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét khiến cho người bệnh cảm thấy đau đớn sau mỗi bữa ăn hoặc những khi cảm thấy đói. Dạ dày bị viêm loét là do sản sinh ra lượng axit gây bào mòn vùng dạ dày – tá tràng hoặc nguy hiểm hơn là thủng dạ dày.

Viêm loét dạ dày sẽ không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu như người bệnh nhận thức được nguy cơ tàn phá và không điều trị kịp thời. Nếu bệnh đang khởi phát ở mức độ nhẹ thì cần nhanh chóng đi khám lâm sàng để chữa trị dứt điểm.

Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất đảm bảo an toàn sức khỏe và cam kết chất lượng được các bác sĩ kiểm nghiệm và khuyên sử dụng như:

1. Thuốc diệt khuẩn HP

Khi xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với vi khuẩn HP, thì các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc triệt tiêu loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, loại thuốc diệt vi khuẩn HP không thể sử dụng một cách đơn lẻ mà phải kết hợp lại với nhau. Những nhóm thuốc kết hợp bao gồm:

  • Nhóm thuốc lactamine: Penicilline, Amoxicilline, Ampicilline.
  • Nhóm thuốc cycline: Tetracycline, Doxycycline.
  • Nhóm Bisthmus: Peptobismol, Trymo, Denol.
  • Nhóm quinolone, imidazoles: Secnidazole, Tinidazole, Métronidazole,…
  • Nhóm macrolides: Clarithromycine, Azithromycine, Roxithromycine, Erythromycine,…
Thuốc trị đau dạ dày
Loại trừ vi khuẩn HP, hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid trong dạ dày

Tác dụng:

  • Loại trừ vi khuẩn HP.
  • Giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của dạ dày.
  • Hỗ trợ trung hòa, giảm tiết acid trong dạ dày, giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng, ợ hơi.
  • Hỗ trợ triệu chứng đau thượng vị, đau bụng âm ỉ.

2. Thuốc kháng H2

Đây là loại thuốc có tác dụng gây ức chế axit tiết chế trong vùng dạ dày. Sử dụng thuốc kháng H2 sẽ giúp cho dạ dày giảm viêm sau một thời gian sử dụng. Thuốc kháng H2 được chia thành 3 nhóm:

  • Thuốc thế hệ 2: Ranitidine (Azantac, Raniplex, Histac, Zantac, Lydin, Aciloc).
  • Thuốc thế hệ 3: Famotidine (Servipep, Quamatel, Pepcid, Pepdine, Pepcidine).
  • Thuốc kháng H2 và thuốc thế hệ 4: Nizacid (Nizatidine).

Công dụng:

  • Làm liền vết loét dạ dày – thực quản.
  • Điều trị bệnh trào ngược thực quản.
  • Hỗ trợ chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ chua, đầy bụng.

3. Thuốc dạ dày Phosphalugel

Thuốc dạ dày Phosphalugel hay còn gọi là thuốc dạ dày chữ P, có thành phần chính là Aluminum phosphate với hàm lượng là 20g. Được điều trị đau dạ dày do tiết quá nhiều axit gây cả giác nóng trong lớp dạ dày.

Tác dụng của thuốc:

  • Trong Aluminum phosphate có chứa kiềm giúp tiết chế lại axit gây bào mòn.
  • Làm giảm các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, bỏng rát.
  • Hỗ trợ chức năng điều trị người bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột.

Liều dùng:

  • Đối với người bị đau dạ dày – tá tràng: uống trước bữa ăn từ 1 – 2 tiếng, có thể uống 1 gói khi xuất hiện các cơn đau.
  • Đối với người bị thoát khe thực quản, viêm thực quản: uống sau mỗi bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
  • Người từ 12 tuổi trở lên: uống từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 1 – 2 gói. Sử dụng tối đa 6 gói/ ngày.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi:sau mỗi lần ăn cho bé uống khoảng 1 muỗng cà phê hoặc ¼ gói (thông thường là 6 cử/ 1 lần ăn).
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Phosphalugel hỗ trợ chức năng điều trị người bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng đường ruột.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc: 

  • Những đối tượng sau đây không nên sử dụng vì có nguy cơ gây tác dụng phụ như: phụ nữ mang thai, bệnh thận nặng, người dị ứng với thành phần của thuốc.
  • Trong thuốc có chứa Sorbitol dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, đặc biệt đối với người lớn tuổi.
  • Trong quá trình sử dụng sẽ có những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, sốt. Nếu xuất hiện những triệu chứng này cần ngưng thuốc và nhanh chóng tới gặp bác sĩ..
  • Nên dùng thuốc đúng liều lượng, việc lạm dụng thuốc sẽ có khả năng gây táo bón hoặc thậm chí là tắc ruột.

4. Thuốc trị đau dạ dày Yumangel

Thuốc đau dạ dày Yumangel được điều chế từ hoạt chất Almagate ở dạng hỗn hợp dịch uống, thuộc nhóm kháng acid, chống trào ngược và chống loét.

Tác dụng:

  • Điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính, trào ngược thực quản.
  • Điều tri triệu chứng nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu.
  • Điều trị đau thượng vị dạ dày, đau dạ dày âm ỉ.

Cách sử dụng:

  • Đối với người lớn: uống hỗn dịch 4 lần/ ngày, mỗi lần 1 gói, nên uống sau khi ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi ngủ.
  • Đối với trẻ em từ 6 – 12 tuổi: cho uống nửa liều dành cho người lớn.
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Yumangel giúp điều trị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính

Lưu ý trước khi sử dụng:

  • Sử dụng đúng liều quy định, tránh lạm dụng sẽ dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn.
  • Trẻ em sử dụng thuốc phải có sự giám sát từ người lớn.
  • Sau 2 tuần nếu bệnh tình không cải thiện nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Người bệnh đang sử dụng thuốc có chứa hóa dược Tetracyclin thì không được phép sử dụng thuốc Yumangel.

5. Thuốc trị đau dạ dày Nhất Nhất

Thuốc chữa đau dạ dày Nhất Nhất được điều chế từ dạng viên với các thành phần tự nhiên từ thảo dược như: bán hạ, cam thảo, chè dây, mộc hương, trần bì,…

Tác dụng:

  • Điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng cấp và mãn tính.
  • Hỗ trợ điều trị chứng ợ chua, ợ hơi, đầy bụng.
  • Hỗ trợ giảm đau rát ở vùng thượng vị.
  • Điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ăn không ngon.

Cách sử dụng:

  • Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên.
  • Nên uống vào lúc đói.
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Dạ dày Nhất Nhất điều trị rối loạn tiêu hóa, chậm tiêu, ăn không ngon

Lưu ý trước khi sử dụng:

  • Chống chỉ định với trẻ em dưới 30 tháng tuổi, trẻ em có tiền sử động kinh.
  • Không sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

6. TPCN Cumargold

Thuốc trị đau dạ dày Cumargold được bào chế từ thảo dược có trong tự nhiên đó là tinh chất nghệ tươi. Trong hoạt chất của nghệ có chứa thành phần Curcumin có tác dụng giúp nhanh lành vết loét.

Tác dụng:

  • Chữa lành vết loét nhanh chóng giúp bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
  • Gây ức chế 65 chuẩn vi khuẩn HP.
  • Giúp giảm các cơn nóng rát, quặn bụng.
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, hạn chế tác nhân đau dạ dày, tá tràng, ợ hơi, ợ chua, giúp phục hồi nhanh liền sẹo.

Cách sử dụng:

Phòng ngừa bệnh và bồi bổ sức khỏe, giúp làm đẹp da.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: sử dụng 1 ngày 1 viên.

Hỗ trợ điều trị hoặc trong quá trình điều trị, phục hồi bệnh.

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 viên.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: 2 lần mỗi ngày, mỗi ngày 1 viên.
  • Nên uống trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn khoảng 1 giờ.
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Cumargold hỗ trợ gây ức chế 65 chuẩn vi khuẩn HP

Lưu ý trước khi sử dụng:

  • Sản phẩm là thực phẩm chức năng không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Để điều trị dứt điểm thì người bệnh cần sử dụng kết hợp Cumargold với thuốc kê đơn của bác sĩ.
  • Thuốc không dành cho trẻ em dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai. Nếu sử dụng phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

7. TPCN Herbal StomaxCare

Herbal StomaxCare được điều chế thành dạng viên từ các loại thảo dược tự nhiên lành tính và tốt cho sức khỏe.

Tác dụng:

  • Hỗ trợ trung hòa axit dịch vị, giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn.
  • Hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương.
  • Giúp tăng khả năng phục hồi và tái tạo dạ dày.
  • Đào thải các độc tố, tăng sức đề kháng, giúp ăn ngon và phòng ngừa đau dạ dày tái phát.

Cách sử dụng: 

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: cần có sự chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
Thuốc trị viêm loét dạ dày
Herbal Stomax Care hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy, bảo vệ lớp niêm mạc bị tổn thương

Lưu ý khi sử dụng:

  • Sản phẩm là thực phẩm chức năng không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
  • Người mẫn cảm với thành phần thuốc không được phép sử dụng.

(Theo iHS Vietnam)